Tác động đến sức khỏe của muối

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tác động đến sức khỏe của muối là các tình trạng có liên quan đến việc tiêu thụ muối quá nhiều hay quá ít. Muối là một khoáng chất có thành phần chủ yếu là natri chloride (NaCl). Trong thực phẩm muối được dùng để bảo quản và làm hương liệu. Các ion natri rất cần thiết cho các sinh vật sống trên trái đất, dù chỉ cần đủ một lượng nhỏ, cũng như các ion chloride. Muối có vai trò điều hòa hàm lượng nước (cân bằng dịch) của cơ thể và bản thân ion natri cũng có đóng góp vào việc truyền tín hiệu điện trong hệ thần kinh.[1]

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) ra lời cảnh báo rằng nếu dư thừa natri có thể làm tăng huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ ở một số người.[2] Do đó, các cơ quan y tế khuyến cáo nên hạn chế chế độ ăn uống nhiều natri.[3][4][5][6] Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến nghị các cá nhân nên tiêu thụ không quá 1500 – 2300 mg natri (3750 – 5750 mg muối) mỗi ngày[2][7] theo chủng tộc, điều kiện y tế và độ tuổi.[8] Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người lớn nên tiêu thụ không quá 5 g muối mỗi ngày.[9]

Là một chất dinh dưỡng thiết yếu, natri có liên quan đến nhiều chức năng của tế bào và cơ quan. Lượng muối quá thấp, dưới 3 g mỗi ngày, cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong sớm.[10][11]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Caldwell, J. H.; Schaller, KL; Lasher, RS; Peles, E; Levinson, SR (2000). “Sodium channel Nav1.6 is localized at nodes of Ranvier, dendrites, and synapses”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 97 (10): 5616–5620. doi:10.1073/pnas.090034797. PMC 25877. PMID 10779552.
  2. ^ a b “Salt”. US Centers for Disease Control, Department of Health and Human Services, Atlanta, GA. ngày 1 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2016.
  3. ^ “American Heart Association 2010 Dietary Guidelines” (PDF). 2010 Dietary Guidelines. American Heart Association. ngày 23 tháng 1 năm 2009. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2010.
  4. ^ “Nutrient Reference Values for Australia and New Zealand – Sodium”. Nutrient Reference Values for Australia and New Zealand. Australian Government National Health and Medical Research Council/ New Zealand Ministry of Health. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2010.
  5. ^ “Sodium Chloride”. Eat Well, Be Well. UK Government Food Standards Agency. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2010.
  6. ^ “Health Canada, Healthy Living, Sodium”. Healthy Living. Health Canada. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2010.
  7. ^ “Dietary Guidelines for Americans 2010” (PDF). US Department of Agriculture and US Department of Health and Human Services. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2015.
  8. ^ Peters, R. M.; Flack, J. M. (2000). “Salt sensitivity and hypertension in African Americans: Implications for cardiovascular nurses”. Progress in Cardiovascular Nursing. 15 (4): 138–44. PMID 11098526.
  9. ^ “Salt reduction: fact sheet”. World Health Organization. tháng 6 năm 2016.
  10. ^ Mente, A; O'Donnell, M; Rangarajan, S; Dagenais, G; Lear, S; McQueen, M; Diaz, R; Avezum, A; Lopez-Jaramillo, P; Lanas, F; Li, W; Lu, Y; Yi, S; Rensheng, L; Iqbal, R; Mony, P; Yusuf, R; Yusoff, K; Szuba, A; Oguz, A; Rosengren, A; Bahonar, A; Yusufali, A; Schutte, A. E.; Chifamba, J; Mann, J. F.; Anand, S. S.; Teo, K; Yusuf, S; Pure, Epidream Ontarget/Transcend Investigators. (2016). “Associations of urinary sodium excretion with cardiovascular events in individuals with and without hypertension: A pooled analysis of data from four studies”. The Lancet. 388 (10043): 465–75. doi:10.1016/S0140-6736(16)30467-6. PMID 27216139.
  11. ^ Graudal, Niels; Jürgens, Gesche; Baslund, Bo; Alderman, Michael H. (ngày 1 tháng 4 năm 2014). “Compared With Usual Sodium Intake, Low- and Excessive-Sodium Diets Are Associated With Increased Mortality: A Meta-Analysis” (PDF). American Journal of Hypertension. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2014.