Bước tới nội dung

Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca
嗣德聖製字學解義歌
Trang đầu 嗣德聖製字學解義歌 - Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca.
Biên soạn bởiTự Đức 嗣德
Ngôn ngữtiếng Việt (Được viết bằng chữ Nôm) và chữ Hán
Bản in ấn đầu tiênthế kỷ thứ 19
Thể dạngLục bát 六八

Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca (chữ Hán: 嗣德聖製字學解義歌) là một cuốn sách tiếng Việt dạy chữ Hán thông qua chữ Nôm.[1] Sách được Hoàng đế triều Nguyễn, Tự Đức (1848 — 1883), biên soạn vào khoảng thế kỷ thứ 19. Cuốn sách bao gồm 13 tập, được chia thành 7 thư mục chính.[2][3] Nội dung sách được viết theo thể thơ lục bát.[4][5] Đây được xem là một quyển tự điển quan trọng cho các nhà nghiên cứu chữ Nôm bởi đây là bộ tự điển Hán-Nôm khá hoàn chỉnh mà không có ký tự mơ hồ nào.[6][a]

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ sách 13 quyển bao gồm 4.572 dòng thơ được viết theo thể lục bát 六八. Trong tất cả các dòng thơ này có chứa 32.004 ký tự với 9.028 trong số chúng là chữ Hán.[7] Đây được cho là một quyển tự điển song ngữ Hán-Nôm.[2] Cuốn sách trình bày các ký tự chữ Hán kèm theo ghi chú bằng ký tự chữ Nôm in kích thước nhỏ hơn. Các dẫn chứng có thể là chỉ một ký tự mà thôi cho tới cả cụm ký tự, ví dụ như ở dòng thứ năm, 月 và 日 được ghi chú bằng 𩈘𦝄 và 𩈘𡗶 một cách tương ứng.

  • Kham dư loại 堪輿類: (Quyển 1–2; 上-下)[b] chứa các ký tự về thiên văn và địa lý.[8]
  • Nhân sự loại 人事類: (Quyển 3–5; 上-中-下) chứa các ký tự về mối quan hệ con người và xã hội.[8]
  • Chính hóa loại 政化類: (Quyển 6–7; 上-下) chứa các ký tự về giáo dục.[8]
  • Khí dụng loại 器用類: (Quyển 8–9; 上-下) chứa các ký tự về đồ dùng hằng ngày.[8]
  • Thảo mộc loại 草木類: (Quyển 10–11; 上-下) chứa các ký tự về thực vật và cây cỏ.[8]
  • Cầm thú loại 禽獸類: (Quyển 12) chứa các ký tự về động vật hoang dã.[8]
  • Trùng ngư loại 虫魚類: (Quyển 13) chứa các ký tự về côn trùng, tôm cá.[8]
Trang đầu tiên và thứ hai của 嗣德聖製字學解義歌 - Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca.

Theo Nguyễn Thị Lan thống kê, Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca giữ một lượng sưu tầm lớn nhất các chữ Hán được chú giải bằng chữ Nôm.[9] Hà Đăng Việt ghi nhận rằng, chữ Nôm trong cuốn sách chủ yếu sử dụng ba phương pháp để tạo ra ký tự, giả tá 假借 (mượn âm), hình thanh 形聲 (từ ghép ngữ âm), và hội ý 會意 (từ ghép tượng hình).[10] Nhưng hầu hết các ký tự đều rơi vào trường hợp hình thanh 形聲 như được cho thấy là phương pháp đúng đắn để viết chữ Nôm.[6]

Trang đầu tiên và thứ hai của Thiên tự văn giải âm 千字文解音, so sánh một nghìn ký tự chữ Hán với ký tự chữ Nôm, tương đương với cách làm trong cuốn Tự Đức Thánh chế tự học giải nghĩa ca.
Sách Số lượng chữ Hán
嗣德聖製字學解義歌 Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca 9028
大南國語 Đại Nam quốc ngữ 4779
南方名物備考 Nam phương danh vật bị khảo 4461
指南玉音解義 Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa 3394
三千字解音 Tam thiên tự giải âm 2988
日用常談 Nhật dụng thường đàm 2560
難字解音 Nan tự giải âm 1066
千字文解音 Thiên tự văn giải âm 1000

Cuốn sách đã được Trần Kinh Hoà chuyển tự sang chữ Quốc ngữ La-tinh và được Đại học Trung văn Hồng Kông (香港中文大學) xuất bản lại năm 1971.[11]

Văn bản

[sửa | sửa mã nguồn]
Một số dòng đầu tiên của cuốn sách
Chữ Hán và chữ Nôm Chữ Quốc ngữ
天𡗶地𡐙位𡾵 Thiên trời địa đất vị ngôi
覆𩂏載𬩅流㵢滿𣹓 Phú[c] che tái[d] chở lưu trôi mãn đầy
高高博𢌌厚𠫆 Cao cao bác rộng hậu dầy
晨𣈕暮𣋁轉搓移移[e] Thần mai mộ tối chuyển xây[f] di dời
月𩈘𦝄日𩈘𡗶 Nguyệt mặt trăng nhật măt trời
照𥋸臨細世𠁀年𢆥[g] Chiếu soi lâm tới thế đời niên năm
Phạm húy dưới thời nhà Nguyễn.
  • Những chữ in đậm là những chữ có vần. Sách được viết bằng thể thơ lục bát 六八 như có thể thấy với những dòng này (lục bát xen kẽ lục bát). Các từ được gieo vần mỗi âm tiết thứ sáu và thứ tám.[5]
  1. ^ Một ví dụ là ký tự chú giải 地, thay vì 坦 (một ký tự thường được sử dụng, nhưng cũng đồng thời được thấy trong các văn bản chữ Hán; thản), chữ 𡐙 được sử dụng thay thế.
  2. ^ Chữ 上-下 là nhắc đến quyển 1 và quyển 2 của cuốn sách. 中 để chỉ khúc giữa của tuyển tập. Ví dụ như trong tiêu đề của quyển thứ nhất, 卷之一 堪輿類 上 (in bằng chữ nhỏ hơn).
  3. ^ Có hai âm đọc là "phúc" và "phú". "Phúc" nghĩa là "lật". "Phú" nghĩa là "che".
  4. ^ "Tái" là "chở", "tải" là năm. Nay quen đọc "tải" cả.
  5. ^ Các ký tự đồng thời (移) được đánh dấu bằng dấu nháy âm tiêu 𖿱. Điều này có nghĩa là dời là một âm đọc phi Hán Việt của 移 di.
  6. ^ Nay quen đọc là "xoay".
  7. ^ Ký tự là ⿱召灬 cho 照, nhưng hiện chưa được mã hóa thành dạng Unicode. Nó được sử dụng thay cho 照 bởi vì tục kỵ tên, lý do là có nhiều ký tự thiếu mất phần 日 của chúng như là 照 và 𣈜.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca”. Báo Tuổi Trẻ. 8 tháng 6 năm 2005.
  2. ^ a b Hà, Đăng Việt (2006). “Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca và vấn đề chuẩn hóa chữ Nôm thời Nguyễn” (PDF). Đại học Khoa học Huế: 1.
  3. ^ Nguyễn, Hữu Quỳ (1971). Tự-Đức Thánh-ché̂ tự-học giải-nghĩa-ca. 1. Phủ quó̂c vụ khanh đặc trách văn hóa. tr. 4.
  4. ^ Nguyễn, Đình Hòa. “Vietnamese phonology and Graphemic Borrowings from Chinese: The book of 3,000 characters Revisited” (PDF). The Mon-Khmer Studies Journal.
  5. ^ a b Hoàng, Thị Thu Thủy. Đặc trưng thông tục hóa trong nội dung vấ biên soạn từ thư Hán Nôm Việt Nam. Từ điển Bách khoa. tr. 62.
  6. ^ a b Nguyễn, Quốc Khánh (2007). “Thử tìm hiểu chữ Nôm trong Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca”. Institute of Hán-Nôm Studies.
  7. ^ Hà, Đăng Việt (2006). “Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca và vấn đề chuẩn hóa chữ Nôm thời Nguyễn” (PDF). Đại học Khoa học Huế: 2.
  8. ^ a b c d e f g Hà, Đăng Việt (2006). “Chữ Nôm trong Tự Đức Thánh chế tự học giải nghĩa ca”. Thư viện số tài liệu nội sinh: 12.
  9. ^ Hà, Đăng Việt (2006). “Chữ Nôm trong Tự Đức Thánh chế tự học giải nghĩa ca”. Thư viện số tài liệu nội sinh: 15.
  10. ^ Hà, Đăng Việt (2006). “Chữ Nôm trong Tự Đức Thánh chế tự học giải nghĩa ca”. Thư viện số tài liệu nội sinh: 48.
  11. ^ “Tự Đức Thánh chế tự học giải nghĩa ca”. Hoằng Hóa Xã. 24 tháng 11 năm 2020.