Teleostomi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Teleostomi
Thời điểm hóa thạch: Cuối kỷ Ordovic - gần đây
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
(không phân hạng)Teleostomi
C. L. Bonaparte, 1836
Các nhánh

Nhóm không phân hạng Teleostomi là một nhánh của động vật có quai hàm (Gnathostomata) bao gồm cá mập gai (Acanthodii) đã tuyệt chủng hoàn toàn, cá xương (Osteichthyes) và động vật bốn chân (Tetrapoda). Các đặc trưng cơ bản của nhóm này bao gồm một nắp mang và một cặp lỗ thở, những đặc điểm đã bị mất đi hay bị biến đổi ở một số đại diện xuất hiện muộn. Các loài Teleostomi bao gồm tất cả các động vật có quai hàm, ngoại trừ cá sụn (Chondrichthyes) và cá da phiến (Placodermi).

Nhánh Teleostomi không nên nhầm lẫn với nhánh hay phân thứ lớp cá xương có danh pháp Teleostei (cá xương thật sự) trong lớp Cá vây tia (Actinopterygii).

Phân loại và phát sinh chủng loài[sửa | sửa mã nguồn]

Teleostomi 

Acanthodii

Euteleostomi 

Actinopterygii

Sarcopterygii 

Onychodontida

Coelacanthinimorpha

Choanata 

Dipnomorpha

Tetrapoda

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Danh pháp này có nguồn gốc từ tiếng La tinh hiện đại Teleostomi, bản thân từ này xuất phát từ cụm từ trong tiếng Hy Lạp teleos nghĩa là "hoàn hảo", "trọn vẹn", "đầy đủ" và stoma nghĩa là "miệng".

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc của nhóm Teleostomi là mù mịt, nhưng các hóa thạch đầu tiên hiện đã biết của chúng là các loài cá mập gai (Acanthodii) có từ cuối kỷ Ordovic. Các loài Teleostomi hiện còn sinh tồn hợp thành nhánh Euteleostomi, bao gồm toàn bộ cá xương và động vật bốn chân. Ngay sau khi Acanthodii tiêu vong vào cuối kỷ Permi thì các họ hàng thuộc nhóm Euteleostomi đã phát triển thịnh vượng cho tới ngày nay, và hiện tại chúng chiếm tới 99% các loài động vật có xương sống còn sinh tồn.

Đặc trưng[sửa | sửa mã nguồn]

Teleostomi có 2 thích ứng chính có liên quan tới hô hấp trong môi trường nước. Thứ nhất, các loài Teleostomi đầu tiên có lẽ có một kiểu nắp mang nào đó, tuy nhiên, nó không phải là bộ phận có cấu tạo gồm một miếng như của cá còn sinh tồn ngày nay. Sự phát triển của một cặp lỗ thở duy nhất dường như là một bước tiến quan trọng. Thích ứng thứ hai là các loài Teleostomi cũng phát triển một bong bóng và khả năng sử dụng một lượng oxy nhất định từ khí quyển từ rất sớm, cho dù chủ yếu bong bóng được sử dụng để tạo sức nổi. Chức năng chính của nó là tạo cho con vật sự cân bằng. Sau này các bong bóng đã tiến hóa và biến đổi thành phổi, như ở Tetrapoda.

Acanthodii chia sẻ với Actinopterygii một đặc trưng là có 3 sỏi tai trong, sỏi túi tròn bên trong túi tròn (sacculus), sỏi túi nghe trong túi nghe (lagena), và sỏi túi trái xoan trong túi trái xoan (utriculus). Ở cá phổi (Dipnoi) chỉ có 2 sỏi túi trong còn ở Latimeria thì chỉ có 1[1].

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nelson, Joseph, S. (2006). Fishes of the World. John Wiley & Sons, Inc. ISBN 0471250317.