Tetracaine

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tetracaine
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiPontocaine, Ametop, Dicaine, others
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
MedlinePlusa682640
Dược đồ sử dụngdạng bôi
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
  • Nói chung: ℞ (Thuốc kê đơn)
Dữ liệu dược động học
Liên kết protein huyết tương75.6
Các định danh
Số đăng ký CAS
PubChem CID
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
Phối tử ngân hàng dữ liệu protein
ECHA InfoCard100.002.106
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC15H24N2O2
Khối lượng phân tử264.363 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
  (kiểm chứng)

Tetracaine, còn được gọi là amethocaine, là một thuốc gây tê cục bộ được sử dụng để làm tê tại vùng mắt, mũi hoặc cổ họng.[1] Chúng cũng có thể được sử dụng trước khi bắt đầu tiêm tĩnh mạch để giảm thiểu đau đớn mang lại.[2] Thông thường, thuốc được sử dụng bằng cách bôi (dạng lỏng) lên khu vực cần tác dụng.[1] Các hiệu ứng thường sẽ xuất hiện sau khi sử dụng là 30 giây ở vùng mắt và kéo dài trong ít hơn 15 phút.[1]

Tác dụng phụ thường gặp có thể có như sẽ rát một thời gian ngắn tại khu vực sử dụng.[1] Phản ứng dị ứng có thể xảy ra nhưng không thường xuyên.[1] Sử dụng lâu dài thường không được khuyến cáo vì nó có thể làm chậm sự hồi phục của mắt. [1] Mức độ an toàn nếu sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai vẫn là chưa rõ ràng.[1] Tetracaine thuộc nhóm thuốc gây tê tại chỗ loại ester.[3] Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn việc gửi xung thần kinh nhờ chặn kênh calci.[1]

Tetracaine được cấp bằng sáng chế vào năm 1930 và được sử dụng vào năm 1941.[4] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[5] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 1,34-1,63 USD cho một chai 10 ml.[6] Tại Vương quốc Anh, dạng thuốc nhỏ mắt có giá tại NHS là khoảng 0,49 pound mỗi liều.[2]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g “Tetracaine”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  2. ^ a b British national formulary: BNF 69 (ấn bản 69). British Medical Association. 2015. tr. 769, 897. ISBN 9780857111562.
  3. ^ WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 437. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ Fischer, Janos; Ganellin, C. Robin (2006). Analogue-based Drug Discovery (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. tr. 475. ISBN 9783527607495. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ “Tetracaine”. International Drug Price Indicator Guide. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.