Thành viên:原词後

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nguyên Từ Hậu Đi chùa phải “lạy” hay không? “Đi chùa lễ Phật” là câu nói thường nghe ở nơi của miệng của người con Phật. Nhưng ta phải hiểu như thế nào cho đúng khi buông lời nói đó ra trước mọi người; “lễ” ở đây là lạy, “đi chùa” là đi tới chỗ thờ phụng, trú xứ của tôn giáo, cụ thể là Phật giáo. Vì thế dòng tiêu đề làm câu hỏi đặt trước đoạn văn này mở ra nhiều khía cạnh: đối tượng và tín ngưỡng… Đối với tín đồ Phật giáo, Đức Phật là vị thầy cao cả, đã tự mình tỉnh thức, chỉ dẫn con đường trung đạo bằng việc thực hành bát chánh đạo cho chúng sanh, thì việc lạy Phật là cách bày tỏ một cách sùng bái về lòng tôn kính của mỗi người đối với Phật, vả chăng ấy cũng là một phương pháp tu tập. Nói đến nơi thờ Phật gồm đền, am, thất, tự, viện, chùa, tịnh xá,..,những nơi này được công nhận là cơ sở thờ tự của đạo Phật, hoặc chỉ là cơ sở riêng biệt nằm trong lòng xã hội, nếu bước vào nơi đó và được phép chính đáng thì riêng Phật tử nên thể hiện việc lễ Phật. Đó là cách hành trì mang đến lợi lạc cho thân tâm, hiệu quả thừa hưởng dễ nhận ra là một trạng thái được cho là “công đức”. Người nào mong muốn có được công đức ấy thì hãy lạy Phật vậy. Nhưng nghĩ thật sâu xa về mặt cơ bản, việc lạy Phật làm phương tiện cho thực hành tam quy ngũ giới của người con Phật, luôn hướng về và lấy tính chất thanh tịnh để tiến thẳng tâm địa. Như thế mỗi người đã hiểu rõ được phần nào dụng ý rất khéo léo mà bậc cổ nhân đã chế ra công phu lễ sám. Tới đây, người viết cảm nên đôi dòng: ‘Lạy Phật lạy cho tường tận, Một giây một phút liền về viên không.’ Chỉ đơn thuần cảm nhận tính chất thanh tịnh nơi tâm một cách xuôi dòng thì khó mà làm nên đất tâm. Chỉ có dụng song song cả thân và tâm thì tam muội da (tamaya) mới được hình thành nơi thể tánh chân thật được. Làm suông thôi, không có một qui luật nhất định thì uổng đi công đức mà nhiều người hằng mong có được. Thiện chí ấy lại không thể nhìn thấy được, nói ra thì đã rời rạc mất rồi. Có lẽ im lặng thì hơn. Người tu tập tam ma địa khi thân sắp rơi vào tình trạng hủy hoại còn dụng tâm lực hướng đến pháp hành trì, huống chi đối với người tu trì lễ sám. Thật khó bàn đến.

    Còn hình thức lạy Phật, hướng Phật mà lạy. Không gì khác hơn ngoài ba nghiệp. Hướng Phật là thể tánh, lạy Phật là lý tướng. Chỉ riêng nói riêng về hướng Phật, thì đã là chân thật công đức. Vốn dĩ xưa nay con đường này không có chướng ngại. Các tính chất yêu ghét, hơn thua, vui giận…đều không có chỗ nương náu trước sự hướng Phật một cách chân thật. Vậy nên dù thuộc tín ngưỡng tôn giáo nào, cũng vẫn có một tính chung nhất, là chỗ mình hướng đến. Ngày xưa, lúc Phật được các hàng học giả đến thăm hỏi đạo, trong một số kinh miêu tả rằng, có người thì chào hỏi, có người cúi đầu đáp lễ, có người lặng lẽ tìm chỗ trống ngồi nghe,…Như vậy người ta đâu câu nệ phân biệt hình thức biểu lộ, giữa sự tôn kính và không tôn kính. Cũng như đức Phật không ép buộc bản thân ai đó phải theo làm hàng thiện tín của ngài. Điều quan trọng là có sự hỗ tương vượt qua rào cản các chấp chặt, các trói buộc nhiễm ô phát sinh giữa con người. 

Đó là hiện thực đời sống và pháp tu lạy Phật. Một khi đã thành tựu công đức rồi, tới lúc thân già nua, sắp ra đi thì đâu cần chấp chặt hình thức lễ Phật nữa. Giống như con lạc đà mệt lự sắp ngã quỵ, không có sức bước tiếp về phía trước, chúng đâu ngó ngàng tới sức nặng trên lưng huống gì là chấp vào chiếc áo do người chủ đặt trên đó. Biết là lạy Phật là một công phu, ý niệm hướng Phật cần phát huy, nhưng lúc này sức lực và tinh thần sắp tan hoại, dự báo cho sự khủng hoảng của ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai cùng lúc kéo đến, đâu khác hơn lúc này là lần lượt từ bỏ chúng. Chẳng lẽ năng lực “từ bỏ” thu được do công phu lạy Phật không vượt qua nổi ý niệm lăng xăng tàn dư của cuộc đời hay sao?! Đã an vị trong đạo rồi thì đâu còn phải tìm kiếm dấu tích xưa một cách khổ nhọc nữa. Thay vì kết thúc cho một câu chuyện, trích ra đây lời cảm tạc dạ: ‘Thôi từ nay con lặng người Dấu chân còn đó những liền soi theo. Sống yên trong cõi đời này Một dạ đáp lời chớ hoài buông lơi. Mặc nhiên tìm…’ Thành kính Học viên năm I. Hoằng An.

                                  Nguyên Từ Hậu