Thành viên:Alankaori/nháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

ĐỀ THI CUỐI HK8 KHÓA XIII, CUỐI HK4 KHÓA XIV & CUỐI HK2 KHÓA XV

(cập nhật liên tục)

1. KHÓA XIII

Lịch sử Phật giáo Trung Quốc - K13 Bổ sung tín chỉ

Đề thi:

1. Tại sao Phật giáo đời Đường được xem là thời kỳ hoàng kim của Phật giáo Trung Quốc. (25 điểm)

2. Trình bày những thành tựu đặc sắc của Phật giáo đời nhà Tống. (25 điểm)

Giảng viên: NS.TS.TN. Như Nguyệt

Ngày nhận đề: 13/8/2021

Luận Thành duy thức - Khoa Triết

Đề thi: Các Tăng Ni sinh trả lời 02 hỏi sau đây:

Câu 1: Hãy trình bày các hành tướng, các tâm sở tương ưng và sự chuyển y của thức A-lại-da theo Thành duy thức luận.         (30 điểm)

Câu 2: Dựa vào các tâm sở biến hành tương ưng với thức A-lại-da và thức Mạt-na, thử giải thích phản ứng tâm lý của người phát nguyện hiến tạng hay hiến xác cho y học lúc họ lâm chung được nhân viên y tế đến lấy tạng hay lấy xác.              (20 điểm)

Giảng viên: TT.TS. Thích Nhật Từ

Ngày nhận đề: 12/8/2021

Kinh Lăng-già - Khoa Triết

Đề thi: Những đặc điểm của vị Bồ-tát theo Kinh Lăng Già.

Giảng viên: TT.TS. Thích Viên Trí

Ngày nhận đề:12/8/2021

Luận Thắng pháp tập yếu - Khoa Triết

Đề thi: Chọn 1 trong 3 đề thi để làm bài:

1. Trình bày và giải thích 121 Tâm Vương

2. Trình bày và giải thích 52 Tâm Sở

3. Trình bày và giải thích 28 sắc pháp

Giảng viên: HT.TS. Thích Bửu Chánh

Ngày nhận đề: 16/8/2021

Luận Dị bộ tông luận - Khoa Triết

Đề thi: Tăng Ni sinh chứng minh rằng: “Nhiều quan điểm Phật giáo bộ phái có nội dung giống với hoặc làm nền tảng của Phật giáo Đại thừa hưng khởi.”

Giảng viên: TT.TS. Thích Giác Hoàng

Ngày nhận đề: 11/8/2021

Phật giáo Đại thừa - khoa LSPG

Đề thi: Tăng Ni sinh tự chọn đề tài có nội dung liên hệ với môn học. Viết và trình bày ý kiến của mình về chủ đề đó.

Giảng viên: TT.TS. Thích Hạnh Bình

Ngày nhận đề: 14/8/2021

PG Mỹ châu & Úc châu - khoa LSPG

Đề thi: Tăng Ni sinh hãy chọn 1 trong 2 câu hỏi dưới đây:

1. Tăng Ni sinh hãy trình bày việc thực hành Phật giáo của người dân bản xứ, sắc tộc châu Á, đưa ra những điểm mạnh và hạn chế của Phật giáo tại Hoa Kỳ.

2. Hãy nêu những ảnh hưởng của Phật giáo đến tinh thần người dân Hoa Kỳ (dẫn chứng từ 3 đến 4 nhân vật).

Giảng viên: NS.TS.TN. Như Nguyệt (HL)

Ngày nhận đề: 16/8/2021

Phật giáo Đông Nam Á - khoa LSPG

Đề thi: Tăng Ni sinh chọn 2 trong 4 câu sau đây:

1. So sánh cơ cấu tổ chức Giáo hội Phật giáo Thái Lan qua 3 thời kỳ Sukhothai – Ayutthaya và Bangkok.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến thời kỳ đen tối của Phật giáo dưới chế độ Pol Pot (1975 – 1979).

3. Những điểm nổi bậc của Phật giáo Việt Nam tại Lào qua hai giai đoạn 1956 – 1977 và 2004  – nay.

4. Vai trò và sự phát triển của Phật giáo trong các Chế độ quân chủ Thái Lan.

Giảng viên: NS.TS.TN. Huệ Khánh

Ngày nhận đề: 13/8/2021

Văn học chú giải Pāli - khoa Pāli

Đề thi: Tăng Ni sinh hãy nêu những phương pháp mà các nhà chú giải đã sử dụng để giải thích Chánh Tạng, với những ví dụ cụ thể cho mỗi phương pháp.

Giảng viên: SC.TS.TN. Liễu Pháp

Ngày nhận đề: 12/8/2021

Luận Thắng pháp tập yếu - khoa Pāli

Đề thi:

Thí sinh trả lời 2 câu hỏi:

1. Giải thích 5 đặc điểm của pháp bất thiện và nêu rõ các chi phần của pháp bất thiện theo Vi diệu pháp.

2. Giải thích 5 đặc điểm của pháp thiện và nêu rõ các chi phần của pháp thiện trong 4 cõi theo Vi diệu pháp.

Giảng viên: NS.TS.TN. Tâm Tâm

Ngày nhận đề: 16/8/2021

Bộ Vị trí - khoa Pāli

Đề thi: Trình bày Nhân duyên qua tam đề Thiện.

Giảng viên: TT. Thích Giác Giới

Ngày nhận đề: 12/8/2021

Kinh Mi-tiên vấn đáp - khoa Pāli

Đề thi: Tăng Ni sinh trả lời 3 trong các câu gợi ý sau (câu 2 bắt buộc):

1. Hãy nêu phận sự của người xuất gia và tại gia trong việc “duy trì Pháp bảo”?

2. Nêu sự khác biệt giữa thiền hữu vi và thiền vô vi để thấy ân đức của thiền?

3. Tăng / Ni sinh nêu sự khác biệt giữa Thánh cư sĩ và phàm tu sĩ trong các pháp hành cao thượng?

4. “Do trình độ của chúng sanh mà giáo pháp thạnh / suy” – Liên hệ tự thân, Tăng / Ni sinh có những chỉnh đốn thế nào?

5. Lợi ích của việc học Chánh pháp? (dẫu có phải bị chết như 60 Tỳ-kheo khi nghe đức Phật thuyết về Kinh Lửa cháy (Āditta-pariyāya-suttaṃ).

Giảng viên: NS.TS.TN. Tịnh Vân

Ngày nhận đề: 12/8/2021

Tam tổ thực lục - khoa PGVN

Tăng Ni sinh làm 2 câu sau đây:

1. Trình bày ý nghĩa nhan đề “Tam tổ thực lục”?

2. Trình bày nội dung tư tưởng thiền học của thiền sư Pháp Loa trong Tam tổ thực lục?

Giảng viên: TT.TS. Thích Phước Đạt

Ngày nhận đề: 13/8/2021

Văn học PGVN thời Lý-Trần - khoa PGVN

Đề thi: Tăng Ni sinh viên trả lời cả hai câu hỏi sau:

1. Thế nào là cảm hứng sáng tác trong văn học, cho ví dụ?

2. Trình bày cảm hứng giải thoát giác ngộ trong tác phẩm Độc Phật sự đại minh lục hữu cảm của thiền gia hoàng đế Trần Thánh Tông.

Độc ‘Phật sự đại minh lục’ hữu cảm

“Tứ thập dư niên nhất phiến thành,

Lao quan khiêu xuất vạn trùng quynh.

Động như không cốc phong xao hưởng,

Tĩnh nhược hàn đàm nguyệt lậu minh.

Cú lý ngũ huyền thân thấu đắc,

Lộ đầu thập tự nhậm tung hoành.

Hữu nhân vấn ngã hà tiêu tức,

Vân tại thanh thiên thuỷ tại bình.”

(Bốn mười năm lẻ một tâm thành,

Cửa khổ muôn trùng, vượt nhẹ tênh.

Động tựa hang không gào gió táp,

Tĩnh như đầm lặng rọi trăng thanh.

Năm huyền nghĩa lý gồm thâu được,

Bốn ngả dọc ngang mặc sức mình.

Có người hỏi ta sinh với diệt,

Mây trên trời biếc, nước trong bình.)

Giảng viên: SC.TS.TN. Thanh Quế

Ngày nhận đề: 13/8/2021

Văn học PGVN thời hiện đại - khoa PGVN

Đề thi: Trong Văn học Phật giáo Việt Nam hiện đại, Tăng / Ni sinh ấn tượng nhất là tác giả (bao gồm: soạn giả, dịch giả, nhà nghiên cứu) nào? Vì sao?

Giảng viên: SC.TS.TN. Tuệ Châu

Ngày nhận đề: 12/8/2021

Thực tập tốt nghiệp - khoa CTXH

Đề thi:

1.   Công tác xã hội với nhóm (CTXH nhóm):

a) Trình bày tóm tắt một buổi sinh hoạt mà bạn là người hướng dẫn chương trình.

b) Nhận định của bạn về buổi sinh hoạt này: Sự chuẩn bị của cá nhân và nhóm; Sự tương tác giữa hai người hướng dẫn;  Sự tham gia của nhóm khách mời/ thân chủ; Thời gian tổ chức; Các kỹ năng mà bạn đã ứng dụng;

c) Những thuận lợi, khó khăn trong thực hành Công tác xã hội với nhóm.

2.   Công tác xã hội với cá nhân (CTXH cá nhân)

a) Mô tả trường hợp thân chủ của bạn (cá nhân, gia đình, môi trường xung quanh).

b) Vẽ sơ đồ thế hệ/ phả hệ của thân chủ.

c) Nêu hai kỹ năng mà bạn đã áp dụng khi làm việc với thân chủ. Nhận định về kết quả của các buổi vấn đàm khi bạn áp dụng các kỹ năng này.

d) Những thuận lợi, khó khăn trong thực hành Công tác xã hội với cá nhân.

Giảng viên: ThS. Lê Thị Mỹ Hương

Ngày nhận đề: 12/8/2021

Quản lý Dự án Xã hội - khoa CTXH

Đề thi:

Câu 1.( 10 điểm) Đọc đoạn mô tả sau đây và cho biết: Hoạt động, đầu ra, kết quả

Theo báo cáo của xã Hòa Thành, trong năm qua, xã đã thành lập 5 nhóm phụ huynh có con suy dinh dưỡng, với 40 phụ huynh là thành viên; tổ chức tập huấn về dinh dưỡng 4 đợt, với 40 phụ huynh và 20 người dân khác tham gia; tổ chức 2 đợt truyền thông cho 100 người dân tại cộng đồng. Sau 1 năm, 60% phụ huynh biết cách nấu thức ăn hợp lý cho trẻ suy dinh dưỡng, 80% người dân trong cộng đồng hiểu về suy dinh dưỡng cho trẻ em, 90% trẻ SDD được cho ăn đủ chất, và được chăm sóc tốt.

Câu 2. (10 điểm) Huyện X ở vùng cao, tình trạng học sinh, đặc biệt học sinh nữ, bỏ học để lao động sớm, với tỉ lệ rất cao, là 30%.

Một dự án sẽ thực hiện để giải quyết tình trạng này.Thời gian dự án 1 năm.

Hãy viết:

-          1 mục tiêu cụ thể (SMART) (cụ thể, đo lường được, khả thi, thực tế, có thời gian).

-          1 chỉ báo về giới để biết tình trạng trên có thay đổi sau khi thực hiện dự án.

Câu 3. (10 điểm) Trình bày điểm giống, và khác nhau giữa bản Đề xuất Ý tưởng, và bản Đề xuất Dự án.

Câu 4. (10 điểm) Cho biết tất cả hạng mục chi phí cần thiết khi tổ chức một hội thảo, dành cho các đại biểu ngoài tỉnh. (chỉ ghi tên các hạng mục, không ghi số tiền)

Câu 5. (10 điểm) Trình bày sơ đồ Gantt hoạt động dự án trong các tháng thuộc 4 quý trong năm.

Hoạt động Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Hoạt động 1 Hội thảo giới thiệu dự án, một ngày, giữa tháng 1
Hoạt động 2 Tập huấn đan mây tre lá, bắt đầu từ đầu tháng 2 đến hết quý 2
Hoạt động 3 Tổ chức học tập, chia sẻ kinh nghiệm ở cộng đồng lân cận, hai lần, mỗi lần 2 ngày, vào giữa tháng 5 và giữa tháng 10
Hoạt động 4 Tổ chức một hội thi về giới, diễn ra trong 3 ngày, vào giữa tháng 12
Hoạt động 5 Họp ê-kíp dự án vào ngày đầu tháng, hàng tháng, bắt đầu từ tháng thứ hai

Giảng viên: ThS. Lê Thị Mỹ Hiền

Ngày nhận đề: 12/8/2021

Công tác xã hội PG - khoa CTXH

Đề thi: Trình bày tiêu chuẩn xây dựng đời sống tốt đẹp cho Con người và Xã hội trong Kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt  (Sigālovāda  Sutta).

Giảng viên: GS.TS. Lê Mạnh Thát, HT.TS. Thích Viên Giác

Ngày nhận đề: 12/8/2021

Studies in Vajracchedika prajnaparamita Sutra - khoa AVPP

Đề thi: Choose 2 on the 3 following topics to write assignments.

1) The concept of five eyes as mentioned in the Diamond Sutra.

2) Merits of grasping, practising and spreading the Diamond Sutra.

3) Explaining chapter 21 “No dharma, no dharma to speak" in the Diamond Sutra.

Giảng viên: ĐĐ.TS. Thích Trí Minh

Ngày nhận đề: 13/8/2021

Sutra of 42 sections - khoa AVPP

Đề thi: Give a brief account of the Sutra in 42 Sections. What lesson you may bring to your monastic life and spiritual development.

Giảng viên: ĐĐ.TS. Thích Minh Thắng

Ngày nhận đề: 13/8/2021

Introduction to Abhidhamma Pitaka - khoa AVPP

Đề thi: Mind and its importance in our life and in our practice to attain Nibbana.

Giảng viên: SC.TS.TN. Liễu Pháp

Ngày nhận đề: 12/8/2021

Thực tập diễn giảng - khoa HP

Đề thi: Trình bày một bài thuyết pháp với đề tài tự chọn có đầy đủ nhập đề thân bài và kết luận.

Giảng viên: HT.TS. Thích Bửu Chánh

Ngày nhận đề: 16/8/2021

Thiền-Tịnh-Mật - khoa HP

Đề thi:

Hãy trình bày nhận thức mà sinh viên tiếp thu được từ nội dung được giảng trên lớp có đối chiếu với nhận thức và trải nghiệm của bản thân.

Giảng viên: TT.TS. Thích Minh Thành

Ngày nhận đề: 13/8/2021

2. KHÓA XIV

Dẫn nhập triết học PG - Đại cương

Đề thi: Các Tăng Ni sinh trả lời 01 trong 02 hỏi sau đây:

Câu 1: Dựa vào học thuyết 12 nhân duyên của Phật giáo, hãy phân tích 4 học thuyết sai lầm (thần ý luận, ngẫu nhiên luận, duy vật luận và duy tâm luận) về nguyên nhân hình thành con người của các phái triết học và tôn giáo khác.

Câu 2: Hãy phân tích các luận bình đẳng của Phật giáo theo tinh thần kinh điển Pāli.

Giảng viên: TT.TS. Thích Nhật Từ

Ngày nhận đề: 12/8/2021

PG Nguyên thủy & Đại thừa - Đại cương

Đề thi: Những đặc điểm tư tưởng của Phật giáo Nguyên thủy, Bộ phái và Đại thừa.

Giảng viên: TT.TS. Thích Viên Trí

Ngày nhận đề: 13/8/2021

Lịch sử PGVN (lớp A, B) - Đại cương

Đề thi: Tăng Ni sinh làm 2 câu sau đây:

1. Trình bày sự hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm?

2. Thiền phái Trúc Lâm đã ảnh hưởng thế nào trong việc xây dựng quốc gia Đại Việt hưng thịnh vào đời Trần?

Giảng viên: TT.TS. Thích Phước Đạt

Ngày nhận đề: 13/8/2021

Thuật diễn thuyết & xướng ngôn - Đại cương

Đề thi: Trình bày 40 tiêu chuẩn để trở thành giảng sư có thẩm quyền.

Giảng viên: HT.TS. Thích Bửu Chánh

Ngày nhận đề: 16/8/2021

Tư duy phản biện - Đại cương

Đề thi:

Hãy trình bày đề tài Khung luận biện và lỗi luận biện có đối chiếu với những hiện thực xảy ra nơi bản thân và trong xã hội.

Giảng viên: TT.TS. Thích Minh Thành

Ngày nhận đề: 13/8/2021

ĐC Tâm lý học - Đại cương

Đề thi: Sinh viên chọn một trong ba đề sau đây:

1. Hãy phân tích cảm xúc của người xuất gia.

2. Hãy phân tích ý chí của người xuất gia.

3. Hãy phân tích nhân cách của người xuất gia.

Lưu ý: Bài làm bắt buộc chỉ giới hạn trong phạm vi 3,5 - 4 mặt của một tờ giấy thi duy nhất.

Giảng viên: ĐĐ.TS. Thích Nguyên Pháp

Ngày nhận đề: 13/8/2021

ĐC Xã hội học - Đại cương

Đề thi:

Câu số 1: Trong các thiết chế xã hội căn bản, thiết chế gia đình được coi là thiết chế bền vững nhất nhưng trong thực tế sự bền vững của gia đình Việt Nam hiện nay đang phải chịu sự tác động mạnh mẽ của biến đổi xã hội. Tăng Ni sinh hãy lý giải hiện tượng trên?

Câu số 2: Vai trò xã hội là gì? Nếu một người đóng vai trò xã hội tốt chắc chắn sẽ học cách thay đổi để thích ứng môi trường sống, nhưng trong môi trường văn hóa Phật giáo (đời sống thiền môn) thường tôn trọng các giá trị truyền thống, không thích thay đổi, tất cả đều mang tính nhất quán. Theo Tăng Ni sinh, mâu thuẫn này có thể được giải quyết không? Làm thế nào giải quyết nó?

Giảng viên: ĐĐ.TS. Thích Minh Thuận

Ngày nhận đề: 15/8/2021

ĐC Giáo dục học - Đại cương

Đề thi:

Câu 1 (20 điểm): Tăng Ni sinh chọn 1 trong 2 mục sau:

1a. Với hệ thống các nguyên tắc giáo dục, Tăng Ni sinh tâm đắc nhất nguyên tắc nào? Tại sao? Cho ví dụ minh họa.

1b. Nêu một phương pháp giáo dục mà Tăng Ni sinh thích nhất? Hãy phân tích và cho ví dụ minh họa.

Câu 2 (20 điểm): Câu hỏi bắt buộc

Tăng Ni sinh hãy thiết kế một giáo án để giảng dạy cho lớp Sơ cấp Phật học, chủ đề tự chọn, thời gian dạy là 2 tiết học (Soạn theo mẫu mà Tăng Ni sinh đã được học trên lớp).

* Lưu ý:

- Số lượng trang: 4-5 trang A4, font: Times New Roman, cỡ chữ 13

- Điểm thi cuối kỳ (50) = bài thi (40) + hoạt động trong lớp (10)

Giảng viên: SC.ThS.TN. Minh Hoa

Ngày nhận đề: 15/8/2021

Dẫn nhập phương pháp sư phạm - Đại cương

Đề thi:

Câu 1 (5 điểm):

Tiến trình giảng dạy một nội dung nhất định nào đó thường diễn ra như thế nào, hãy trình bày chi tiết về các khâu trong tiến trình đó? Và hãy lập kế hoạch giảng dạy về một chủ đề tự chọn nào đó để giảng dạy cho thanh niên, sinh viên trong một khóa tu mùa hè với thời lượng 45 phút.

Câu 2 (5 điểm):

Tăng/Ni sinh hãy trình bày về phương pháp tạo tình huống giáo dục, và những ưu, nhược điểm của phương pháp này. Nêu một tình huống giáo dục cụ thể đã được Đức Phật hoặc các vị Thầy/Tổ sử dụng để giáo dục đệ tử, phân tích tình huống đó để thấy rõ dụng ý của người đã sử dụng tình huống giáo dục đó.  

Giảng viên: ThS. Hoàng Minh Phú

Ngày nhận đề: 13/8/2021

Đại cương Pháp luật VN - Đại cương

Đề thi: Sinh viên hãy phân tích, đánh giá vai trò của Hiến Pháp năm 1946 có ý nghĩa như thế nào trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.

(Ghi chú: Bài thi viết ngắn gọn, không quá 6 trang giấy thi)

Giảng viên: TS. Nguyễn Trọng Hạnh

Ngày nhận đề: 13/8/2021

English Syntax (Cú pháp Anh ngữ)

Course Assignment Topic:

Write a reflective essay (about 500 words) on the following topic Self-reflection on the English Syntax course

The student paper should address several of the following sub-topics/claims of your interest:

* Definition of English Syntax

* Essential rules of Syntax in the English language

* Introduce the major topics/concepts covered by the course

* Explain each topic, theory, or concept in your own words to demonstrate your understanding of the material (give examples)

* Which topic is the most challenging for you to learn and why?

* Reflect on how the course affects or benefits you as the English-majored student

* Tell what practical benefits you expect and gain from the course

* English Syntax to enhance/develop your writing and your ability to read and think critically

* 2-3 things you (dis)like most about this course and find most useful or valuable for learning CA2

* Identify what you consider to be the strengths/drawbacks of the course

* Which assignments/learning activities are the most helpful for your learning and why?

* Summarize your feelings after the course is completed

* How (dis)satisfied you are with your effort in the course

* State how the course helps or does not help you

* Any specific recommendations for course improvement, etc.

Please follow the student writing guide for your writing.

Giảng viên: ThS. Trần Quang Bảo Phúc

Ngày nhận đề: 13/8/2021

3. KHÓA XV

Dẫn nhập triết học Trung Quốc - Đại cương

Đề thi: Sinh viên chọn 1 trong 3 câu hỏi sau:

1. Làm thế nào để chứng đắc trí tuệ vô thượng và quá trình đạt đến giải thoát khi vạn pháp đều là KHÔNG.

2. Hãy trình bày Ngũ thường của Nho giáo có liên quan đến Phật giáo ra sao? Liên hệ đến đời sống tu tập cá nhân.

3. Vì sao Khổng Tử nói "Buổi sáng biết được chân lý thì dù cho buổi chiều có chết cũng cam tâm". Hãy

liên hệ đến tư tưởng Phật giáo.

Giảng viên: NS.TS.TN. Kiên Liên

Ngày nhận đề: 13/8/2021

Dẫn nhập triết học phương Tây - Đại cương

Đề thi:

Câu 1. Nêu tên các giai đoạn của lịch sử triết học phương Tây, trình bày các đặc điểm cơ bản của từng giai đoạn.

Câu 2. So sánh Triết học Cận đại và Triết học Cổ điển Đức.

Giảng viên: NS.TS.TN. Hương Nhũ

Ngày nhận đề: 14/8/2021

Triết học Mác-Lênin - Đại cương

Đề thi:

Câu 1. Quy luật là gì? Cho ví dụ minh họa (2 điểm).

Câu 2. Phân tích nội dung quy luật Từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại của Phép biện chứng duy vật; cho ví dụ minh họa. Việc nhận thức quy luật này có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta? (8 điểm)

Giảng viên: TS. Đào Tuấn Hậu

Ngày nhận đề: 16/8/2021

Quản trị HC & tự viện học - Đại cương

Đề thi:

Câu 1: Nhân viên hành chính có khi phải xử lý rất nhiều công việc khác nhau cùng lúc. Bạn làm thế nào để vừa đa nhiệm lại vừa có thể đảm bảo chất lượng công việc? Lấy ví dụ thực tế cách thức bạn giải quyết công việc.

Câu 2: Hãy kể một ví dụ để chứng minh bạn đã hoàn thành trách nhiệm của một nhân viên hành chính tốt hơn cả những gì mà cấp trên mong đợi.

Câu 3: Bạn sắp xếp công việc hàng ngày và lựa chọn thứ tự công việc ưu tiên như thế nào? Bạn chuẩn bị thế nào trước những công việc phát sinh?

Câu 4: Hãy kể về một cuộc họp mà bạn đã tổ chức gần đây? Bạn đã lên lịch và phối hợp tổ chức cùng các bộ phận khác như thế nào?

Câu 5: Nếu Trưởng phòng Hành chính yêu cầu bạn phải giữ kín một thông tin và không được tiết lộ cho bất cứ ai nhưng Giám đốc công ty lại yêu cầu bạn phải báo cáo, bạn sẽ làm thế nào?

Câu 6: Khi phải tiếp đón một vị khách vô cùng khó chịu tại quầy lễ tân, bạn làm thế nào để giải quyết tình huống trong khi vẫn giữ nụ cười trên môi?

Câu 7: Khi một khách hàng lên trực tiếp công ty, muốn gặp trực tiếp Giám đốc nhưng Giám đốc không muốn tiếp người khách hàng này, bạn xử lý tình huống này ra sao với vai trò là nhân viên hành chính – lễ tân?

Câu 8: Công việc hành chính sẽ hướng mọi người theo những quy định của công ty. Trường hợp bạn gặp 1 người đang làm không đúng với quy định ấy, bạn sẽ giải quyết thế nào?

Câu 9: Để trở thành “Nhà quản trị” thành công trong tương lai, bản thân bạn cần tích luỹ những “hành trang” gì?

Câu 10: Hãy kể về một dự án mà vị trí nhân viên hành chính đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Giảng viên: TS. Bùi Xuân Nam

Ngày nhận đề: 16/8/2021

Tổng quan Y học cổ truyền - Đại cương

Đề thi: Bệnh nhân nam, 57 tuổi, nhập viện vì đau thắt lưng lan mông bên phải. Bệnh nhân đau thắt lưng lan mặt sau mông phải, mặt sau đùi phải, mặt sau cẳng chân phải đến gót chân bên phải, kèm tê (cảm giác tê rần như có dòng điện). Khoảng 1 tuần trước, bệnh nhân đang khiêng thùng nước tưới cây, thì đột ngột cụp lưng và đau chói, đau liên tục tính chất như trên. Bệnh nhân giảm đau khi nằm nghỉ, đi lại đau tăng, xoa dầu không giảm đau. Bệnh nhân đi khám và được chẩn đoán: Hội chứng thần kinh tọa. Tiền căn: bệnh nhân từng đau lưng và được chẩn đoán Thoái hóa cột sống thắt lưng, cách đây 2 năm.

Khám theo Y học cổ truyền:

−  Vọng (nhìn): Thể trạng cân đối. Sắc mặt đỏ. Lưỡi: chắc, đỏ, rêu lưỡi vàng dày.

−  Văn (nghe): Tiếng nói to rõ, không ho, không nấc.

−  Vấn (hỏi): Người bệnh không cảm giác nóng hay lạnh, không đổ mồ hôi, ăn uống ngon miệng, ngủ tốt, tiêu bình thường, tiểu nước tiểu vàng sậm. Đau thắt lưng lan mông bên phải (tính chất như trên).

−  Thiết (sờ):

+ Mạch: phù, hữu lực, sác.

+ Ấn đau cự án các huyệt: Thận du, Đại trường du, Thừa phù, Ủy trung, Thừa sơn, Côn lôn (bên phải).

CÂU HỎI:

1.  Quý vị hãy chẩn đoán Bát cương của người bệnh, và giải thích. (3 điểm)

2.  Quý vị hãy trình bày phép trị trên người bệnh này, và giải thích. (2 điểm)

3.  Quý vị hãy trình bày công thức huyệt điều trị giảm đau, và giải thích. (3 điểm)

4.  Quý vị hãy trình bày phương pháp dưỡng sinh và xoa bóp có thể thực hiện trên người bệnh này. (2 điểm)

Giảng viên: PGS.TS.BS. Trịnh Thị Diệu Thường

Ngày nhận đề: 13/8/2021

ĐC Luật học PG (lớp Tăng) - Đại cương

Đề thi: Phật giáo Việt Nam là Phật giáo Đại thừa nhưng tại sao khi thọ giới Tỳ-kheo để được công nhận là thành viên chính thức của Giáo hội lại thọ giới Thanh văn (Tiểu thừa)?

(Lưu ý: Viết không quá 2000 từ)

Giảng viên: TT.TS. Thích Giác Dũng

Ngày nhận đề: 13/8/2021

Thiền học ĐC (lớp A, B) - Đại cương

Đề thi: Tăng Ni sinh chọn 1 trong 2 Nam truyền / Bắc truyền để làm bài.

THIỀN NAM TRUYỀN

Tăng Ni sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Tại sao chúng ta phải tu tập thiền Minh Sát (Vipassanā) và ứng dụng thực hành như thế nào để có lợi ích trong cuộc sống?

Đề 2: Chánh niệm là gì? Lợi ích tu tập thiền Chánh niệm tỉnh giác?

Giảng viên: NS.TS.TN. Diệu Hiếu

Ngày nhận đề: 12/8/2021

THIỀN BẮC TRUYỀN

Sinh viên trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

1. Giai thoại “Niêm hoa vi tiếu” xuất phát từ kinh điển nào? Trong các Kinh điển Đại thừa như Kim Cang, Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Pháp Bảo Đàn đã dùng những từ ngữ nào để chỉ cho chơn tâm?

2. Hình ảnh Tổ Đạt-ma đạp cành lau trên sóng nước và trên vai vác cây gậy quải một chiếc dép là mang ý nghĩa gì?

3. Cách nhập thiền?

4. Thơ ngụ thiền là gì? Viết một bài thơ thiền Việt Nam mà thí sinh tâm đắc nhất.

5. Viết bài kệ hô thiền vào Canh năm.

Giảng viên: HT. Thích Thông Thiền

Ngày nhận đề: 13/8/2021

Lịch sử PG Ấn Độ - Đại cương

Đề thi: Tăng Ni sinh (Đại cương và khoa Luật) làm bài thi theo đề sau:

Thông qua các nguyên nhân nội tại và ngoại tại dẫn đến sự suy tàn của Phật giáo Ấn Độ, Tăng Ni sinh hãy nêu quan điểm cá nhân về thực trạng Phật giáo Việt Nam ngày nay; cần chỉnh đốn những việc làm nào để bài học lịch sử không phải lập lại.

Chú ý: Tăng Ni sinh làm bài (tối đa) trong 4 trang giấy A4 đánh máy.

Giảng viên: TT.TS. Thích Chơn Minh

Ngày nhận đề: 14/8/2021

Thực hành văn bản tiếng Việt (Cao đẳng) - TC K13-14-15

Đề thi: Câu 1.(5 điểm). Viết bài văn nêu cảm nhận về bài thơ Ngôn hoài của Không Lộ thiền sư:

              Ngôn hoài

Trạch đắc long xà địa khả cư,

Dã tình chung nhật lạc vô dư.

Hữu thì trực thướng cô phong đính,

Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.

(Thơ văn Lý Trần, tập I, NXB Khoa học xã hội, 1977)

           Gợi ý:

- Bài văn cần trình bày theo bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; diễn đạt rõ ràng,chặt chẽ, thuyết phục.

- Bài văn làm nổi bật được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.

Câu 2 (5 điểm). Viết bài văn bàn về một quan niệm hoặc một tư tưởng mà anh/ chị quan tâm.

Gợi ý:

- Bài văn cần trình bày theo bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; diễn đạt rõ ràng,chặt chẽ, thuyết phục.

- Phần thân bài nên triển khai theo các bước: nêu quan niệm hoặc tư tưởng, bàn luận về quan niệm hoặc tư tưởng, mở rộng vấn đề.

Lưu ý:

-Thí sinh làm bài, lưu ở chế độ pdf và nộp lên hệ thống.

- Bài làm của thí sinh (gồm 2 câu) dài không quá 04 trang A4.

Giảng viên: TS. Trần Văn Chung

Ngày nhận đề: 13/8/2021