Thành viên:Ayuan112

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

NSND Hoa Phượng ( Nghệ sĩ biểu diễn Cải Lương)

   Tên thật: Hoa Phượng tên thật là Huỳnh Thị Bích Phượng

   Ngày sinh: 1960

   Thể loại: Việt Nam, Cải Lương

   Quốc Gia: Việt Nam

   Năm 2000, giới cải lương tại TPHCM bất ngờ vì sự xuất hiện của một cô đào trẻ mới tròn 18 tuổi đến từ Đoàn cải lương Hương Tràm (tỉnh Cà Mau) khi cô tham dự Giải Triển vọng Trần Hữu Trang. Cô đào ấy tên là Hoa Phượng.

   Bất ngờ vì diễn xuất quá chững chạc và đầy bản lĩnh của một cô đào còn quá trẻ và đến từ đoàn tỉnh. Năm đó, Hoa Phượng hoàn toàn chinh phục Ban Giám Khảo của giải với vai Chàng Ngáo trong trích đoạn vở Chàng Ngáo đòi nợ Phật.

   Và HCV Triển vọng Trần Hữu Trang trao cho cô là hoàn toàn xứng đáng.

   Hoa Phượng xuất thân từ lớp đào tạo diễn viên của Đoàn Hương Tràm, cùng với Lịch Sử, Hoàng Nhất, Chí Tuân…..

   Sau khi đoạt HCV Trần Hữu Trang năm 2000, Hoa Phượng cùng với Lịch Sử là nồng cốt của đoàn và thay phiên nhau hát các vai chánh trong các vở tuồng mà đoàn dàn dựng.

   Bên cạnh đó, cô cũng xuất hiện thường xuyên trên sóng truyền hình của đài truyền hình TPHCM trong chương trình Vầng trăng cổ nhạc, ca cổ…. Ngoài ra cô còn tham gia trong nhiều vở Video cải lương. Kể từ đó, khán giả TPHCM biết đến tên Hoa Phượng nhiều hơn

, sinh năm 1982, tại huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau. Là một gương mặt trẻ, cũng là một trong những diễn viên chính của Đoàn Cải lương Hương Tràm. Sinh ra và lớn lên từ vùng quê sông nước, Hoa Phượng đã mang nét chân quê của cô thiếu nữ với vẻ đằm thắm dịu hiền.[sửa | sửa mã nguồn]

Miền Tây sông nước là cái nôi vọng cổ cải lương. Nơi có những dòng sông, có những cánh đồng và có những con sóng biển đã sản sinh ra biết bao người, trong hơi thở, giọng nói đã chất chứa những âm điệu của cải lương. Để rồi niềm đam mê nghệ thuật cải lương như ngọn lửa cứ bùng cháy lên trong lòng của những người con nơi ấy. Họ đã theo nghề với niềm đam mê và tài năng của chính mình. Không quá phô trương hình thức, họ vẫn sống với nghề, với anh em trong đoàn miệt mài đến những vùng sâu, vùng xa đem tiếng hát lời ca của mình đến với bà con ở những miền quê.


NSƯT Hoa Phượng. Ảnh: NVCC

Nhắc đến các cô đào ở các đoàn tỉnh, người ta thường nhắc đến những cái tên như: Hồ Ngọc Trinh (Đoàn cải lương Long An), Ngọc Đợi (Đoàn Cao Văn Lầu), Lịch Sử, Hoa Phượng, Trúc Ly (Đoàn cải lương Hương Tràm),… Và có lẽ những cái tên nghe rất “cải lương” như Hoa Phượng, Lịch Sử, Hoa Biển của đoàn cải lương Hương Tràm đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng người thưởng thức. Và Hoa Phượng, giọng ca nét diễn cũng như cái tên dễ mến của chị đã gieo vào lòng khán thính giả gần xa một tình cảm đẹp về chị.

Với chất giọng tự nhiên, cách ca chân phương, chị để lại trong lòng khán giả gần xa niềm cảm mến. Nhắc đến chị, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh của những đóa bông tràm, mang nét đẹp bình dị đơn sơ mà âm thầm tỏa hương dâng cho đời mật ngọt. Bông tràm ấy vẫn tỏa hương, dù ở nơi nước mặn, cũng như đời sống của chị và các anh em trong đoàn, dù vất vả đến đâu vẫn đem tiếng hát lời ca của mình phục vụ công chúng.

Hoa Phượng tên thật là Huỳnh Thị Bích Phượng, sinh năm 1982, tại huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau. Là một gương mặt trẻ, cũng là một trong những diễn viên chính của Đoàn Cải lương Hương Tràm. Sinh ra và lớn lên từ vùng quê sông nước, Hoa Phượng đã mang nét chân quê của cô thiếu nữ với vẻ đằm thắm dịu hiền. Và những câu ca vọng cổ, cải lương đã đi vào lòng Phượng từ những ngày thơ bé. Khi còn học phổ thông Phượng hay chú ý đến các vai đào con trong các tuồng cải lương, những nhân vật ấy thường gặp cảnh khổ đau. Và sau này khi vào đoàn hát gặp những vai diễn mình thích nên Phượng đã vào vai một cách tự nhiên.

Rời mái trường phổ thông, Hoa Phượng bước vào đoàn hát khi tuổi đời còn rất trẻ, khi ấy Phượng mới 13 tuổi. Sau ba năm chuyên hát những vai đào con, Phượng đã đánh dấu vào hành trình nghệ thuật của mình những vai diễn đáng nhớ như: vai bé Thảo trong “Chàng Ngố đòi nợ Phật”, vai bé Ly trong “Dòng đời cạm bẫy” và vai bé Phượng trong “Thân gái giang hồ”.

Có lẽ như một cái duyên của nghiệp dĩ đã gắn kết Hoa Phượng với Đoàn Cải lương Hương Tràm. Chính nơi đây là nơi đã chắp cho Phượng đôi cánh để Phượng có thể bay trên bầu trời nghệ thuật. Với tài năng sẵn có, cộng với niềm đam mê và sự chỉ dạy tận tình của các anh chị, cô chú trong đoàn đã cho Phượng những bài học đáng quý, và Phượng đã nhận được sự mến mộ của khán giả gần xa. Năm 1997, tại Hội thi giọng hát tỉnh Cà Mau, Phượng đã đoạt giải nhất. Và những chuyến lưu diễn đến những vùng quê xa xôi của tỉnh nhà đã cho Phượng những đêm diễn, những phút giây được sống cùng với nhân vật của cải lương.  

Với những hăm hở của một nghệ sĩ trẻ, Hoa Phượng đến với giải Trần Hữu Trang khi mới 17 tuổi. Có lẽ, Phượng cũng không nghĩ mình sẽ đoạt giải mà đó là cơ hội để Phượng tiếp xúc, cọ xát với những cuộc thi lớn qua đó sẽ học hỏi thêm để trau dồi kinh nghiệm cho bản thân. Nhưng Phượng đã đoạt giải cao trong mùa giải Trần Hữu Trang 1998 - 1999, khán giả Sài Gòn và các vùng lân cận không thể nào quên thí sinh nhỏ tuổi nhất đã ca diễn rất hay vai bé Thảo trong vở “Chàng Ngố đòi nợ Phật”. Giải thưởng ấy chứng tỏ tài năng, bản lĩnh của Phượng cũng như sự đồng thuận của công chúng và Hội đồng giám khảo. Giải thưởng là động lực hết sức to lớn là niềm cổ vũ động viên để Phượng đi tiếp con đường nghệ thuật của mình. Sau đó, Phượng đến với Hội diễn Sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2000 trong vai HơLan trong vở “Bến xưa” của soạn giả Ngô Hồng Khanh cho Đoàn Cải lương Hương Tràm. Những cái tên như: Hoa Phượng, Lịch Sử, Hoàng Nhất đã đem về cho tập thể đoàn và cá nhân họ những huy chương, giải thưởng xứng đáng. Chiếc huy chương bạc đến với Phượng.

Ba năm sau, tại Cần Thơ, Hoa Phượng đã lập thành tích tốt khi đoạt chiếc huy chương vàng với vai Hiền trong vở “Thầm lặng giữa cuộc đời” ở Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp khu vực phía Nam. Và cũng trong năm này, Hoa Phượng lại đoạt thêm giải ba trong Liên hoan tài năng trẻ toàn quốc tại Hà Nội qua vai Hiền trong vở “Huyền thoại một tình yêu”.

Sau những huy chương, giải thưởng đó, Hoa Phượng được sự tin tưởng của ban lãnh đạo, các cô chú trong đoàn nên Phượng đã hát chánh trong một số vở của đoàn. Đáng nhớ nhất là các vai như: vai Hạnh trong vở “Đêm định mệnh”, vai Hằng trong vở “Góc khuất trái tim”, vai Diễm Hoàng trong vở “Đêm du thuyền”. Và vai Hằng trong vở “Góc khuất trái tim” đã giúp cho Phượng đoạt chiếc huy chương vàng trong Hội diễn sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2009. Đến năm 2012, Hoa Phượng vinh dự nhận danh hiệu NSƯT. Đây là danh hiệu cao quý mà nghệ sĩ như Phượng nhận được, đó cũng là nguồn động viên to lớn, cũng là động lực để chị phấn đấu hơn nữa trong nghề mong sao xứng đáng với danh hiệu cao quý, và xứng đáng với tình cảm của đông đảo công chúng dành cho Phượng. Liên hoan sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2012. Với vai Nghĩa trong vở “Một phút một thời”, vai diễn này đã mang về cho chị chiếc huy chương bạc.

Hoa Phượng không những thành công ở sàn diễn mà còn ở sân khấu video, truyền hình Phượng đều có những vai diễn hay. Phượng gắn bó với các anh chị đồng nghiệp trong đoàn đến các vùng sâu vùng xa biểu diễn phục vụ bà con. Phượng tham gia các vở cải lương truyền hình như: Một phút một thời, Sóng gió cuộc đời, Góc khuất trái tim, Một tấc non sông một dòng máu đỏ,… tham gia ca hát trên sóng truyền hình của Đài PTTH Cà Mau, VTV9,… được công chúng yêu mến. Niềm vinh dự đối với Phượng là trong tháng 01/2015 vừa qua, Phượng được chọn nằm trong Hội đồng Giám khảo cuộc thi “Vọng cổ du ca”. Đây là cuộc thi tìm kiếm tài năng ca tài tử, cải lương và khởi động tại Cà Mau. Cuộc thi do Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn tổ chức, được thực hiện bởi kênh truyền hình Let’s Viet với sự phối hợp của Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang. Hội đồng giám khảo gồm có các nghệ sĩ như: NSND Trần Ngọc Giàu, NSƯT Minh Vương, NSƯT Ca Lê Hồng, NSƯT Lịch Sử, Huỳnh Mai, Linh Trung, Quốc Kiệt.


Nếu như những nghệ sĩ trẻ như Hoa Phượng có điều kiện về thành phố để mong tên tuổi của mình đến với công chúng nhanh hơn thì Hoa Phượng lại khác, Phượng vẫn thầm lặng cống hiến mình cho nghệ thuật bằng chính tài năng và niềm đam mê của mình. Và ở đó, Phượng còn nặng nghĩa ân với với cái nôi đã nuôi dưỡng cho Phượng lớn lên trên bước đường nghệ thuật.