Thành viên:Bacsituonglai/Giáo đường Lớn (Pilsen)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Great Synagogue, Plzeň
Velká Synagoga
Tôn giáo
Giáo pháiJudaism
Vị trí
Vị tríPlzeň, Czech Republic
Tọa độ địa lý49°44′48″B 13°22′22″Đ / 49,74667°B 13,37278°Đ / 49.74667; 13.37278
Kiến trúc
Kiến trúc sưEmmanuel Klotz
Thể loạiSynagogue
Phong cáchMoorish-Romanesque Revival
Hoàn thành1892
Chi phí xây dựng162,138 guilders
Đặc điểm kỹ thuật
Hướng mặt tiềneast
Sức chứamore than 2,000
Chiều cao (tối đa)45 meters
Mái vòm2
Trang chính
Jewish Municipality of Pilsen

Giáo đường Lớn ( tiếng Séc: Velká Synagoga) là một Giáo đường Do thái nổi tiếng ở Pilsen, Cộng hòa Séc. Đây cũng là Giáo đường lớn thứ hai ở châu Âu. [1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Kiến trúc của giáo đường do kiến trúc sư người Vienna tên là Max Fleischer thiết kế. Theo như ý tưởng ban đầu của ông, giáo đường sẽ được thiết kế theo phong cách Gothic với điểm nổi bật là các bệ đá granit và tòa tháp đôi cao tới 65 mét. Công trình dự kiến khởi công xây dựng vào ngày 2 tháng 12 năm 1888. Tuy nhiên ngay say đó đã bị phản đối bở các ủy viên hội đồng thành phố. Cụ thể, kế hoạch đã bị bác bỏ vì họ cảm thấy rằng công trình vĩ đại này sẽ cạnh tranh với Nhà thờ St. Bartholomew gần đó.

Vào năm 1980, Emmanuel Klotz đưa ra một thiết kế mới cho giáo đường. Theo thiết kế mới này, công trình vẫn giữ nguyên sơ đồ mặt bằng ban đầu nhưng hạ thấp tháp đôi xuống bớt 20m. Ngoài ra, diện mạo của giáo đường là sự kết hợp đặc bệt giữa phong cách lãng mạn và tân Phục hưng bởi các họa tiết trang trí mang đậm nét phương Đông cùng với Ngôi sao David khổng lồ. Với bản thiết kế này, công trình nhanh chóng phê duyệt và nhà thầu Rudolf Štech chính thức hoàn thành công việc vào năm 1893 được nhận tiền công lên tới 162.138 guilder. Vào thời điểm đó, cộng đồng Do Thái ở Pilsen chưa thực sự đông đúc với dân số rơi có khoảng 2.000 người.

Bên cạnh đó, công trình kiến trúc này cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều nhà phê bình cho rằng sự pha trộn của các phong cách thực sự gây bối rối. Minh chứng là những mái vòm củ hành của một nhà thờ giáo Nga, đến trần nhà theo phong cách Ả Rập, đến dãy nhà Aron kodesh mang rất nhiều phong cách khác biệt. Từ khi thành lập, Giáo đường Do Thái luôn giữ vai trò là một nhà thờ. Cho tới khi Đức Quốc xã chiếm đóng trong Thế chiến thứ hai, giáo đường được sử dụng làm kho chứa trong chiến tranh và do đó nó không bị phá hủy. Tuy nhiên đến khi Đức Quốc xã bị tàn sát bởi Holocaust, cộng đồng người Do Thái chiếm lại quyền sở hữu giáo đường. Vào năm 1973, tại đây đã diễn ra buổi lễ cuối cùng và sau đó giáo đường bị đóng cửa, rơi vào tình trạng hư hỏng dưới sự quản lí của chế độ cộng sản.

Trong suốt lịch sử tồn tại, việc trùng tu giáo đường được thực hiện từ năm 1995 đến năm 1998 và giáo đường chính thức mở cửa trở lại vào ngày 11 tháng 2 năm 1998 với chi phí tu sửa là 63 triệu . Ngày nay, hội trường trung tâm thường được sử dụng cho các buổi hòa nhạc. Trong đó, phải kể đến một số buổi hòa nhạc của các huyền thoại như Joseph Malowany, Peter Dvorský, hoặc Karel Gott. Ngoài ra, các bức tường của giáo đường là nơi tổ chức các cuộc triển lãm ảnh tạm thời. Hội đường vẫn được sử dụng để thờ phượng, nhưng chỉ ở nơi trước đây là phòng cầu nguyện mùa đông. Số lượng người Do Thái Pilsner hiện nay là hơn 70 một chút.

  1. ^ Jewish Heritage Report, Vol. I, Nos. 3-4 / Winter 1997-98, Pilsen Synagogue, Synagogue Rededicated in Pilsen, Czech Republic by Richard Allen Greene Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine