Bước tới nội dung

Thành viên:Billcipher123/Ghi chú về tiếng Việt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Phân kỳ lịch đại tiếng Việt theo phương án của Trần Trí Dõi (2011), dựa phần lớn trên công trình trước đó của Nguyễn Tài Cẩn (1995). [Sẽ tích hợp thêm dữ liệu từ Alves (2022) và John D.Phan (2013).]

Giai đoạn tiền Môn–Khmer[sửa | sửa mã nguồn]

"Vào thời kỳ này tiếng Việt cùng với các ngôn ngữ khác của nhánh Môn - Khmer đang là một khối chung, thống nhất. Sự khác biệt vào lúc này chỉ là sự khác biệt của những bộ phận mang tính “phương ngữ” thể hiện trong nội bộ nhánh Môn - Khmer. Để rồi về sau những khác biệt ấy tách ra thành các nhóm ngôn ngữ khác nhau thuộc nhánh Môn - Khmer cùa họ Nam Á." (Trần Trí Dõi, 2011: p. 127)

Giai đoạn tiền Việt–Mường[sửa | sửa mã nguồn]

"Người ta ước tính, giai đoạn tiền Việt - Mường này bắt đầu sau khi khối ngôn ngữ Môn - Khmer có sự khác biệt nội bộ tới mức tạo thành những nhóm ngôn ngữ riêng lẻ, trong đó có nhóm ngôn ngữ Việt - Mường. Quá trình tiền Việt - Mường này kéo dài ± 1000 năm, từ khoáng năm 1000 TCN cho đến những thế kỷ đầu sau CN. Đây là một quãng thời gian khá dài, là thời gian để các bộ tộc, bộ lạc nói những ngôn ngữ Môn - Khmer phía đông hoàn tất việc chia tách và định hỉnh thành những nhóm riêng lẻ khác nhau như nhóm Việt - Mường" (Trần Trí Dõi, 2011: p. 130)

Giai đoạn tiếng Việt cổ[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn tiếng Việt trung cổ[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn tiếng Việt hiện đại[sửa | sửa mã nguồn]

Ngữ âm[sửa | sửa mã nguồn]

Thanh điệu[sửa | sửa mã nguồn]

Ở tiếng Việt, dáng thanh điệu (tonal shape) và kiểu tạo âm (phonation type) của giọng nghiến (creakiness) và giọng thều thào (breathiness) là những đặc điểm chính yếu để phân biệt giữa các thanh điệu khác nhau; theo đó thì cao độ (pitch height) là đặc điểm phụ, có thể được suy định dựa trên dáng thanh và kiểu tạo âm (Andrea Hoa Pham, 2003: p. 59).

Số lượng[sửa | sửa mã nguồn]

Số lượng thực sự của thanh điệu tiếng Việt "chuẩn" – ở đây đề cập đến giọng Hà Nội, phương ngữ thường được coi là "chuẩn" quốc gia tuy không có văn bản pháp lý nào quy định điều này – là vấn đề bị tranh cãi. Các cuộc thảo luận cho tới gần đây chỉ tập trung vào các thanh điệu xuất hiện ở các âm tiết mở kết thúc với âm vang và làm ngơ trước hai thanh điệu xuất hiện ở các âm tiết kết thúc với âm tắc. Giả thuyết 6 thanh điệu cho rằng hai thanh kia chỉ là biến thể của sắc và nặng; trong khi giả thuyết 8 thanh điệu chấp nhận hai thanh kia là những hiện tượng khu biệt rạch ròi (Andrea Hoa Pham, 2003: p. 23).

Theo mô hình 2 thanh điệu do Thompson (1987: p. 21) đề xuất, tiếng Việt chỉ có hai thanh điệu là cao và thấp, bị ảnh hưởng bởi các mức căng và lơi. Bên cạnh đó, các khu biệt thanh điệu khác được quyết định bởi sự hiện diện của phụ âm tắc cuối âm tiết:

Mô hình 2 thanh của tiếng Việt, theo Thompson (1987: p. 21–22)
Thanh điệu cao thấp
Độ căng căng căng lơi lơi căng căng
Phụ âm cuối x /-ʔ/ x x x /-ʔ/ hay âm tắc khác
Tương đương (6 thanh) sắc ngã ngang huyền hỏi nặng

Theo mô hình 8 thanh điệu, tiếng Việt bao gồm tổng cộng 8 thanh điệu nếu loại trừ sự hiện hữu của các phụ âm tắc cuối âm tiết, theo đó những thanh này bao gồm: ngang, huyền, sắc1, nặng1, hỏi, ngã, sắc2, và nặng2. Chi tiết đặc điểm của từng thanh có thể xem ở bên dưới:

Mô hình 8 thanh của tiếng Việt, theo Andrea Hoa Pham (2003: p. 59)
Thanh điệu ngang huyền sắc1 nặng1 hỏi ngã sắc2 nặng2
Điệu hình bằng bằng lên xuống (cong) cong lên xuống
Âm vực modal thều thào modal nghiến thều thào nghiến modal thều thào
(Cao độ) cao thấp cao thấp thấp thấp cao thấp
Ví dụ: ma mạ mả mát mạt

Bên dưới là cách phân loại thanh điệu theo quan điểm âm vận học truyền thống. Ở đây, trầm và bổng thuộc phạm trù âm vực, tuơng đương thấp và cao. Mô hình này phù ứng với quy tắc láy âm hòa thanh của tiếng Việt (bổng đi với bổng và trầm đi với trầm, ví dụ nóng nảy có hai thanh bổng đi đôi với nhau hay lạnh lẽo có hai thanh trầm đi đôi với nhau):

Mô hình 8 thanh của tiếng Việt, theo Hoàng Thị Châu (2009: p. 202)
Bằng Trắc
Bổng Thanh không (ma) Thanh hỏi (mả) Thanh sắc (má) Thanh sắc nhập (mát)
Trầm Thanh huyền (mà) Thanh ngã (mã) Thanh nặng (mạ) Thanh nặng nhập (mạt)

Phương ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Thanh điệu đóng một vai trò quan trọng và đặc trưng nhất trong việc xác định phương ngữ, thổ ngữ, của người nói tiếng Việt. (Hoàng Thị Châu, 2009: p. 205)

Phương ngữ Bắc Bộ khu biệt 6 thanh điệu. Các phương ngữ khác từ Bắc Trung Bộ trở vào hầu hết khu biệt 5 thanh điệu (tất nhiên giá trị âm vị của chúng tùy từng vùng miền); một số thổ ngữ ở Bắc Trung Bộ thậm chí chỉ khu biệt 4 thanh (thổ ngữ Nghi Lộc, Nghệ An, và Bố Trạch, Quảng Bình). (Hoàng Thị Châu, 2009: p. 206)

Nhìn chung, hai thanh bằng (nganghuyền) rất ổn định và ít có sự biến thiên; trong khi các thanh trắc, nhất là thanh hỏingã, thì không ngừng biến đổi. Ở giọng Hà Nội, hai thanh này đã tráo vị trí âm vực cho nhau: trước thì ngã thấp hỏi cao, nay thì ngã cao hỏi thấp. Từ Bình Trị Thiên trở vào, người ta hiện không phân biệt hai thanh này nữa; theo đó, người Bình Trị Thiên phát âm cả hai thanh gần giống với thanh hỏi của Hà Nội, trong khi người Nam Bộ phát âm chúng gần giống thanh ngã của Hà Nội (Hoàng Thị Châu, 2009: p. 207).

Hệ thống thanh điệu Y.R. Chao của giọng Hà Nội, Nha Trang & Thanh-Chương, theo Alves & Nguyễn Duy Hương (1998)
Thanh điệu Hà Nội Nha Trang Thanh Chương
ngang 33 33 35
huyền 32 32 33
sắc1 24 45 11/13g
sắc2 45 45
nặng 22g 23 22
hỏi 31 24 31
ngã 35g
Điệu hình của các biến thể tiếng Việt theo khảo sát của Alves (2002). Chú ý rằng tác giả sử dụng một sample khá hạn chế.
Miền Thành phố/Thị trấn ngang huyền sắc

(mở)

sắc

(đóng)

nặng hỏi ngã
Bắc Hà Nội 33 21 24 45 22g 31 35g
Nam Sài Gòn 33 21 45 23 24
Trung Huế 35 33 13g 45 22 31g
Vinh 35 33 11 11/55 22 31 13g
Nam Đàn, Nam Trung 35 33 13g 13g/45 22 31
Thanh Chương, Thanh Tướng 35 33 11g/13g 22g 31
Nghi Lộc, Nghi Khanh 35 33 55 53 44
Nghi Lộc, Nghi Hưng 44 33 45 22 31 31/13g
Nghi Lộc, Nghi Lâm 35 33 13g 45 22 31 31/13g

Tài liệu tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hoàng Thị Châu (2009). Phương ngữ học tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Đoàn Thiện Thuật (2003). Ngữ âm tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Brunelle, Marc (2017). “Chapter 13: Vietnamese”. Trong Jenny, Mathias & Sidwell, Paul (biên tập). The Handbook of Austroasiatic Languages. Bỉ: Brill.
  • Brunelle, Marc (2009). "Tone perception in Northern and Southern Vietnamese". Journal of Phonetics. Hà Lan: Elsevier.
  • Kirby, James P. (2011). “Vietnamese (Hanoi Vietnamese)”. Journal of the International Phonetic Association. Anh: Nhà xuất bản Đại học Cambridge.
  • Kirby, James P. (2010). “Dialect experience in Vietnamese tone perception”. The Journal of the Acoustical Society of America. Hoa Kỳ: Acoustical Society of America.
  • Pham, Andrea Hoa (2003). Vietnamese Tone: A New Analysis. New York, Hoa Kỳ: Routledge.
  • Phạm, Ben & McLeod, Sharynne (2016). “Consonants, vowels and tones across Vietnamese dialects”. International Journal of Speech-Language Pathology. Úc: Speech Pathology Australia.
  • Thompson, Laurence C. (1987). A Vietnamese Reference Grammar. Honolulu, Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Đại học Hawaii.