Bước tới nội dung

Thành viên:Cr.Quân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Xe tăng hạng nhẹ M8 AGS

Trong những năm 1980, khi dòng xe tăng hạng nhẹ M-551 Sheridan đang dần trở nên lỗi thời và Quân đội Mỹ phải đứng trước lựa chọn một là khởi động chương trình phát triển một dòng xe tăng hạng nhẹ mới dành cho các sư đoàn lính dù của nước này hoặc hai là tiếp tục sử dụng M-551 thêm 1 thập kỷ nữa. Đây cũng chính là thời điểm ra đời của dòng xe tăng hạng nhẹ M8 Armored Gun System (AGS) của Quân đội Mỹ.
Giai đoạn đầu của chương trình phát triển dòng xe tăng hạng nhẹ mới của Quân đội Mỹ diễn ra không mấy thành công, khi hàng loạt mẫu thử nghiệm do nhiều công ty khác nhau phát triển đều không lọt được vào mắt xanh của Lầu Năm Góc. Tuy nhiên đến đầu những năm 1990 sự xuất hiện của dòng xe tăng hạng nhẹ M8 AGS do liên doanh FMC và Ground Systems Division (nay là công ty United Defense LP) thiết kế phát triển đã làm thay đổi suy nghĩ của giới tướng lĩnh Lầu Năm Góc. Đến năm 1992, M8 AGS chính thức được Quân đội Mỹ lựa chọn làm ứng cử viên thay thế M-551 và thậm chí đã có 6 nguyên mẫu XM8 đã được FMC sản xuất để phục vụ cho chương trình thử nghiệm. Theo kế hoạch ban đầu, M8 AGS sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt trong năm 1996 sau khi M-551 nghỉ hưu. Tuy nhiên kế hoạch này đã bị hoãn lại đến năm 1997 và sau đó bị Bộ Quốc phòng Mỹ hủy bỏ do liên quan đến vấn đề tài chính cũng như dành chỗ cho các chương trình phát triển vũ khí tấn công tương lai.
Hệ thống vũ khí chính trên dòng xe tăng hạng nhẹ M8 AGS gồm một pháo chính XM35 105mm, súng máy đồng trục 7,62mm và một súng máy hạng nặng 12,7mm trên tháp pháo. Thế mạnh của M8 AGS là nó được trang bị hệ thống nạp đạn tự động giúp tăng tốc độ bắn cũng như hiệu quả hơn trong tác chiến đổ bộ đường không. Do được thiết kế dành cho các đơn vị lính dù, M8 AGS có trọng lượng tương đối nhẹ chỉ tầm 18 tấn nhẹ hơn rất nhiều so với hơn 50 tấn của xe tăng chiến đấu hạng nặng M-60 của Quân đội Mỹ. Kíp chiến đấu của M8 AGS chỉ gồm 3 binh sĩ gồm chỉ huy kíp xe, lái xe và pháo th. Điều này giúp nó phù hợp cho các hoạt động tác chiến độc lập của các sư đoàn lính dù thuộc Không quân Mỹ. Về phần thân của M8 AGS được bảo vệ bởi hệ thống giáp gồm các tấm chắn bằng nhôm được hàn lại với nhau. Chính thiết kế này đã lý giải cho trọng lượng của M8 AGS. Mặc dù công nghệ giáp này được sử dụng khá rộng rãi trong các mẫu phương tiện chiến đấu cơ giới của Quân đội Mỹ lúc đó nhưng nó luôn bị đánh giá kém hiệu quả và không thể bảo vệ kíp chiến đấu trước các loại vũ khí chống tăng của Liên Xô. Về hệ thống động cơ của M8 AGS nó vẫn sử dụng mẫu động cơ diesel Detroit Diesel Corporation DDC 6V 92TIA có công suất 550 mã lực, với vận tốc tối đa trên đường trường là 72km/h.

https://photo-cms-kienthuc.zadn.vn/zoom/800/uploaded/ctvquansu/2015_11_11/vi-sao-tang-hang-nhe-m8-cua-linh-du-my-chet-yeu-hinh-9.jpg

Với nguyên mẫu đầu tiên M8 AGS có thể dễ dàng được vận chuyển bởi máy bay vận tải quân sự C-130 của Không quân Mỹ, tuy nhiên với các biến thể được nâng cấp hệ thống giáp modul với M8 AGS trở nên quá nặng và cồng kềnh. Trong ảnh là một nguyên mẫu M8 AGS với hệ thống giáp bảo vệ bằng modul được vận chuyển bằng máy bay vận tải quân sự chiến lược Lockheed C-5 Galaxy.
Mặc dù không tìm được chỗ đứng trong Quân đội Mỹ nhưng liên doanh FMC và Ground Systems Division (nay là công ty United Defense LP) vẫn tiếp tục phát triển các biến thể tiếp theo của M8 AGS. Điển hình là tại triển lãm quốc phòng thường niên ASUS-2015 M8 AGS đã quay trở lại dưới dạng biến thể xe tăng hạng nhẹ mới.