Thành viên:Doãn Hiệu/Phương pháp tổ chức theo tổ đội lao động chuyên nghiệp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phương pháp tổ chức chức thực hiện công việc theo tổ đội chuyên nghiệp là một phương pháp tổ chức (tức là bố trí và sắp xếp) việc thực hiện các công việc trong sản xuất hay trong thực hiện dự án.

Phương pháp tổ chức theo tổ đội lao động chuyên nghiệp là phương thức tổ chức việc thực hiện công việc trong một dự án có nhiều gói công việc tương tự nhau, trong mỗi gói công việc đó đều gồm có các công tác chuyên môn giống nhau. Việc thực hiện các gói công việc này đều được giao cho một nhà thầu duy nhất làm, mà nhà thầu này trực tiếp thực hiện dự án chứ không giao thầu lại cho các nhà thầu phụ. Các công tác chuyên môn này được tổ chức thực hiện bởi các tổ đội chuyên nghiệp của nhà thầu đó, mà các tổ đội này đều có chuyên môn chuyên sâu tương ứng với từng loại công tác. Những tổ đội chuyên nghiệp này phải bắt buộc có biên chế ổn định (tính định biên), không được thay đổi trong quá trình thực hiện công việc chuyên môn từ phân đoạn công việc trọn gói này sang phân đoạn công việc trọn gói khác. Tuy nhiên, quá trình thực hiện mỗi công tác chuyên môn tuần tự từ phân đoạn này sang phân đoạn khác có thể là gián đoạn về thời gian hoặc liên tục về thời gian.

Nếu liên tục về thời gian, thì quá trình thực hiện công việc chuyên môn của mỗi tổ đội chuyên nghiệp biên chế cố định sẽ hợp thành một dây chuyền đơn vị chuyên môn. Và nếu mọi công việc chuyên môn đều được các tổ đội chuyên nghiệp đó thực hiện theo những dây chuyền đơn vị chuyên môn, thì khi đó phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp trở thành phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo dây chuyền.

Phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp thường được áp dụng trong các dự án xây dựng, có nhiều gói công việc chứa các công việc chuyên môn giống nhau. Gói công việc, hay công việc trọn gói, hoặc công việc khoán gọn, là cách phân chia công việc theo phạm vi (tức là theo quy mô, hay là theo chiều ngang). Trong dự án xây dựng, gói công việc có thể là các cấp: toàn bộ dự án, một hạng mục công trình (phần ngầm, phần kết cấu thô, phần hoàn thiện,...), một tầng công trình (bao gồm cả phần kết cấu thô, phần hoàn thiện, phần dịch vụ kỹ thuật,...), một phân đoạn thi công (bao gồm cả phần kết cấu thô, phần hoàn thiện, phần dịch vụ kỹ thuật,...). Trong mỗi gói công việc đều có một số các công tác chuyên môn giống nhau, ví dụ như: trên mỗi phân đoạn của một tầng, gói công việc phần kết cấu thô đều bao gồm các công tác: lắp cốt thép cột, lắp cốp pha cột, đổ bê tông cột, tháo cốp pha cột, lắp cốp pha dầm sàn, lắp cốt thép dầm sàn, đổ bê tông dầm sàn.

Tính cố định biên chế của tổ đội chuyên nghiệp (tính định biên) ở Phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp, làm cho thời lượng thực hiện của các công tác chuyên môn trên từng phân đoạn bị cố định (tỷ lệ nghịch với biên chế tổ đổi) ngay từ khi bắt đầu lập kế hoạch tiến độ mà không thay đổi được.

Thông số không gian[sửa | sửa mã nguồn]

Phân đoạn[sửa | sửa mã nguồn]

Phân đoạn (hay phân khu): là khoảng không gian mặt bằng (công trình hay xưởng sản xuất) cần thiết (trên cùng mức cao độ cơ sở) dành cho một tổ đội chuyên nghiệp triển khai việc thực hiện công việc chuyên môn một cách độc lập (không chồng chéo với các tổ đội khác), và hoàn thành (một công đoạn của sản phẩm công nghiệp) hay (phần công trình xây dựng tương ứng với chuyên môn của tổ đội nằm trọn trên khoảng mặt bằng đó (còn gọi là khối lượng công tác trên phân đoạn)) mà đảm bảo phát huy hết năng suất của tổ đội (tức là phải phân chia phân đoạn sao cho khối lượng lao động yêu cầu để thực hiện khối lượng công tác trên phân đoạn đấy, phải tương hợp với năng lực thực hiện của tổ đội chuyên nghiệp đó). Năng lực của tổ đội chuyên nghiệp là tổng hòa năng suất lao động của nhân lực (nhân công) và vật lực (máy móc) biên chế cố định trong tổ đội chuyên nghiệp đó.

Đợt thi công[sửa | sửa mã nguồn]

Đợt thi công (hay phân đợt thi công): là khái niệm không gian theo chiều cao công trình, xuất hiện khi thi công công trình có điểm dừng theo chiều cao.

Thông số thời gian[sửa | sửa mã nguồn]

Thời lượng công tác[sửa | sửa mã nguồn]

Thời lượng công tác, trong phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp, là khoảng thời gian cần thiết để thực hiện xong khối lượng công tác trên mỗi phân đoạn của từng tổ đội chuyên nghiệp. Thời lượng công tác là thông số thời gian chính ở cả 3 phương pháp tổ chức thực hiện công việc: phương pháp tổ chức theo công việc trọn gói, phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp, và phương pháp tổ chức theo dây chuyền.

Trong 2 phương pháp tổ chức: theo tổ đội chuyên nghiệp và theo dây chuyền (phương pháp tổ chức theo dây chuyền là trường hợp riêng của phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp), các tổ đội chuyên nghiệp đều phải có biên chế tổ đội cố định, hoạt động trên các phân đoạn khác nhau. Do đó, thời lượng công tác của từng tổ đội chuyên nghiệp, hoạt động trên mọi phân đoạn có công tác chuyên môn mà tổ đội đó thực hiện, là những giá trị cố định không thể thay đổi được. Nếu thay đổi riêng rẽ thời lượng công tác ở từng phân đoạn thì tổ đội chuyên nghiệp không còn tồn tại nữa, vì lượng biên chế nhân vật lực cần thiết trên từng phân đoạn sẽ thay đổi theo, làm mất tính cố định biên chế của tổ đội chuyên nghiệp. Chỉ có thể thay đổi tỷ lệ tăng giảm bội số đồng loạt mọi thời lượng công tác của tổ đội chuyên nghiệp trên mọi phân đoạn mà nó hoạt động theo một hệ số tỷ lệ nghịch của biên chế tổ đội so với biên chế tổ đội chuyên nghiệp cơ sở (ban đầu), khi đó vẫn đảm bảo tính cố định biên chế của tổ đội chuyên nghiệp trên mọi phân đoạn mà nó hoạt động. Tăng giảm thời lượng công tác trên tất cả các phân đoạn mà tổ đội hoạt động tỷ lệ nghịch với sự thay đổi giá trị biên chế cố định của tổ đội chuyên nghiệp trên mọi phân đoạn.

Trong phương pháp tổ chức theo dây chuyền, mỗi tổ đội chuyên nghiệp thực hiện công tác, liên tục theo thời gian, tuần tự trên những phân đoạn mà tổ đội chuyên nghiệp đó hoạt động. Tạo nên một chuỗi liên tục các công tác có cùng chuyên môn trên mọi phân đoạn hoạt động do tổ đội chuyên nghiệp với biên chế cố định đó thực hiện, được gọi là dây chuyền đơn (dây chuyền đơn vị). Trong trường hợp này, thời lượng công tác của tổ đội chuyên nghiệp trên từng phân đoạn hoạt động của dây chuyền đơn được gọi là nhịp của dây chuyền đơn đó. Cũng giống như phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp, nhịp của dây chuyền đơn trên mỗi phân đoạn (tức là thời lượng công tác của tổ đội chuyên nghiệp trên từng phân đoạn hoạt động của dây chuyền đơn đó), là một giá trị cố định bị khống chế sự thay đổi bởi biên chế cố định của tổ đội chuyên nghiệp đó.

Trong một dây chuyền đơn, nếu nhịp của dây chuyền đơn trên các phân đoạn hoạt động của dây chuyền đơn đó, là những giá trị khác nhau (nhưng bắt buộc phải được thực hiện bởi biên chế tổ đội cố định), thì dây chuyền đơn đó được gọi là dây chuyền đơn không nhịp nhàng. Còn nếu nhịp của dây chuyền đơn trên mọi phân đoạn hoạt động của dây chuyền đơn đều có giá trị bằng nhau (với biên chế tổ đội chuyên nghiệp cố định không đổi trên mọi phân đoạn hoạt động), thì dây chuyền đơn đó gọi là dây chuyền đơn nhịp nhàng.

Giá trị của thời lượng công tác luôn lớn hơn 0. Thông thường, một ngày làm việc 1 ca, thì giá trị của thời lượng công tác là một số nguyên đơn vị thời gian cơ bản (là ngày). Tuy nhiên, nếu tổ chức làm việc theo ca (>1 ca mỗi ngày), thì giá trị của thời lượng công tác có thể nhỏ hơn 1 (ngày), nhưng chỉ với 2 giá trị là: ½ (ngày) với làm việc 2 ca trong ngày, và 1/3 (ngày) với làm việc 3 ca trong ngày.

Mô đun chu kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Mô đun chu kỳ của tổ đội chuyên nghiệp (trong phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp) hay của dây chuyền đơn (trong phương pháp tổ chức theo dây chuyền) là thời lượng (tức là khoảng thời gian) để một tổ đội chuyên nghiệp thực hiện xong công tác chuyên môn trên một phân đoạn và bắt đầu lặp lại hoạt động của nó trên một phân đoạn mới.

Mô đun chu kỳ bằng thời lượng công tác trên một phân đoạn hoạt động của tổ đội chuyên nghiệp cộng với gián đoạn tổ chức dây chuyền giữa phân 2 phân đoạn hoạt động (phân đoạn đang xét và phân đoạn hoạt động tiếp theo) của tổ đội chuyên nghiệp đó. Trong trường hợp gián đoạn tổ chức dây chuyền có giá trị phần nguyên bằng 0 (ngày) giữa mọi phân đoạn hoạt động của tổ đội, thì các công tác cùng chuyên môn do một tổ đội chuyện nghiệp thực hiện trên mọi phân đoạn hoạt động của nó, tạo thành một chuỗi liên tục gọi là dây chuyền đơn hoàn chỉnh. Mô đun chu kỳ luôn là một số nguyên đơn vị thời gian (ngày). Mô đun chu kỳ được quyết định chủ yếu bởi mối quan hệ theo chuyên môn, và đôi khi thêm cả mối quan hệ chuyển đợt góp phần quyết định đến mô đun chu kỳ. Gián đoạn tổ chức dây chuyền chính là độ chễ lớn nhất trong các độ chễ của 2 loại mối quan hệ trên (quan hệ theo chuyên môn và quan hệ chuyển đợt).

Trong tổ chức theo dây chuyền, thông thường (làm việc 1 ca/ngày) giá trị của mô đun chu kỳ giữa một phân đoạn hoạt động của dây chuyền với phân đoạn sau vừa đúng bằng giá trị của thời lượng công tác trên phân đoạn đang xét (do tính liên tục của một dây chuyền đơn: giá trị phần nguyên của gián đoạn tổ chức dây chuyền bằng 0). Nếu dây chuyền đơn (làm việc 1 ca/ngày) là dây chuyền đơn nhịp nhàng thì mô đun chu kỳ là hằng số trên mọi phân đoạn hoạt động của dây chuyền đơn và có giá trị bằng nhịp của dây chuyền đơn nhịp nhàng đó. Trường hợp làm việc theo ca:

  • Nếu làm việc 2 ca/ngày, thì giá trị mô đun chu kỳ của dây chuyền đơn = 1 (ngày), nhưng nhịp của dây chuyền đơn (tức là thời lượng công tác, trên danh nghĩa tương đương) = ½ (ngày) = 0,5 (ngày) (thực chất một ca vẫn chỉ là 8 (giờ) = 1/3 (ngày), nhưng mỗi ngày chỉ làm 2 ca (2x8 giờ)), gián đoạn tổ chức dây chuyền = 0,667 (ngày) (phần nguyên bằng 0), dây chuyền đơn được tích hợp kép lại từ 2 tổ đội chuyên nghiệp cùng chuyên môn luân phiên liên tục làm việc tạo thành một dây chuyền đơn đặc biệt gọi là dây chuyền đơn 2 ca (chuỗi xoắn phức 2 dây chuyền đơn).
  • Nếu làm việc 3 ca/ngày, thì giá trị mô đun chu kỳ của dây chuyền đơn = 1 (ngày), nhưng nhịp của dây chuyền đơn (tức là thời lượng công tác) = 1/3 (ngày) = 0,333 (ngày), gián đoạn tổ chức dây chuyền = 0,667 (ngày) (phần nguyên bằng 0), dây chuyền đơn được tích hợp bội ba lại từ 3 tổ đội chuyên nghiệp cùng chuyên môn luân phiên liên tục làm việc tạo thành một dây chuyền đơn đặc biệt gọi là dây chuyền đơn 3 ca (chuỗi xoắn phức 3 dây chuyền đơn).

Bước[sửa | sửa mã nguồn]

Bước giữa các tổ đội chuyên nghiệp hay các dây chuyền đơn khác chuyên môn: là khoảng thời gian (còn gọi là thời lượng) tính từ thời điểm một tổ đội chuyên nghiệp bắt đầu thực hiện và hoàn thành công tác chuyên môn của mình trên một phân đoạn hoạt động, cho đến khi tổ đội chuyên nghiệp có chuyên môn khác (nằm liền sau chuyên môn trước trong sơ đồ dây chuyền công nghệ) tiếp quản và bắt đầu hoạt động trên phân đoạn hoạt động đó. Bước là thời lượng giữa 2 thời điểm bắt đầu hoạt động trên cùng một phân đoạn của các tổ đội chuyên nghiệp khác chuyên môn, nằm liền kề nhau theo logic công nghệ.

Bước bằng thời lượng công tác của tổ đội chuyên nghiệp (hay dây chuyền đơn) liền trước, trên phân đoạn hoạt động, cộng với gián đoạn kỹ thuật, trên phân đoạn hoạt động đó, giữa 2 tổ đội chuyên nghiệp (hay dây chuyền đơn) khác chuyên môn liền kề nhau. Bước được quyết định bởi mối quan hệ theo logic công nghệ giữa các công tác khác chuyên môn cùng hoạt động trên một phân đoạn. Loại bước thường được chú ý nhiều nhất là bước vào, tức là bước của dây chuyền đơn (hay tổ đội chuyên nghiệp) trên phân đoạn hoạt động chung đầu tiên của các tổ đội chuyên nghiệp (hay dây chuyền đơn) khác chuyên môn.