Thành viên:Dora-sama

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Difference Between Fascism and Nazism

Chủ nghĩa Quốc xã được xem là một dạng của chủ nghĩa phát xít. Mặc dù cùng có một số điểm chung như đều phản bác ý thức hệ của chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa Mác và chế độ dân chủ; chủ nghĩa Quốc xã và chủ nghĩa phát xít khác nhau về nhiều mặt. Không dễ để có thể phân biệt hai loại này một cách hoàn hảo.

Chủ nghĩa Quốc xã và chủ nghĩa phát xít có nguồn gốc ở thế kỷ 20. Chủ nghĩa phát xít thịnh hành trong giai đoạn 1919–1945, còn chủ nghĩa Quốc xã trở nên phổ biến giai đoạn 1933–1945.

Phát xít là một thuật ngữ mà ban đầu dùng để nói tới phát xít Ý của Mussolini. Mặt khác, Quốc xã đề cập đến chủ nghĩa Quốc gia xã hội, một khái niệm về mặt ý thức hệ của đảng Quốc xã hay đảng Công nhân Đức Quốc gia xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei) của Adolf Hitler.

Chủ nghĩa phát xít tin vào sự "tổ chức hóa" [chủ nghĩa nghiệp đoàn] mọi thành phần trong xã hội để hình thành nên một "nhà nước hữu cơ" [có hệ thống]; nó không có tính chất chủng tộc và không có quan điểm mạnh mẽ về bất kỳ chủng tộc nào. Đối với những người phát xít, nhà nước là thành phần quan trọng nhất. Học thuyết về chủ nghĩa phát xít nhấn mạnh đến chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa nghiệp đoàn, chủ nghĩa toàn trị, và chủ nghĩa quân phiệt. Theo như học thuyết thì nhà nước bao trùm lên tất cả và không có cá nhân hay giá trị tâm linh nào vượt qua được.

Còn chủ nghĩa Quốc xã thì nhấn mạnh sự phân biệt chủng tộc. Trong khi chủ nghĩa phát xít coi trọng yếu tố nhà nước, chủ nghĩa Quốc xã lại cho rằng "chủ nghĩa Aryan" [chủng tộc thượng đẳng Aryan] quan trọng hơn. Học thuyết của chủ nghĩa Quốc xã tin vào tính ưu việt của chủng tộc Aryan.

Chủ nghĩa phát xít căn cứ vào hệ tư tưởng chính trị nhất định; chủ nghĩa Quốc xã căn cứ vào sự hận thù chủng tộc một cách mù quáng.

Chủ nghĩa Quốc xã coi kiểu xã hội căn cứ vào giai cấp như kẻ thù và đấu tranh cho sự thống nhất chủng tộc. Chủ nghĩa phát xít lại muốn duy trì hệ thống giai cấp, gần như chấp thuận tính chất dễ biến đổi của xã hội; chủ nghĩa Quốc xã thì ngược lại.

Chủ nghĩa Quốc xã xem nhà nước như một công cụ giúp nâng cao tầm vóc của chủng tộc thượng đẳng. Còn chủ nghĩa phát xít nhìn nhận nhà nước là một hình thức của chủ nghĩa dân tộc. Những người phát xít coi chủ nghĩa dân tộc như một điều gì đó liên quan tới văn hóa dân tộc đối nghịch với các nét văn hóa khác.

Về mặt từ nguyên, phát xít có nguồn gốc từ fasci, một từ trong tiếng Ý có nghĩa là bó que. Quốc xã (Nazi) thì là từ cách phát âm tiếng Đức hai âm tiết đầu của từ "national" (IPA: [na-tsi̯-o-ˈnaːl]).

Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt năm 2 tuổi (1884).