Bước tới nội dung

Thành viên:Hailoc12/Nháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phạm Vân Anh (nhà văn)[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh là nhà văn, nhà biên kịch, dịch giả hiện sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Bà công tác tại Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng.

Phạm Vân Anh
Tập tin:Nhà văn Phạm Vân Anh.jpg
Sinh1980
Nghề nghiệpCục Chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng
Chủ đềngười lính và cuộc sống đồng bào vùng biên giới

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh sinh năm 1980 tại Hải Phòng, có trình độ Cử nhân Tiếng Anh, Thạc sỹ Chính trị học chuyên ngành Quản lý hoạt động Tư tưởng-Văn hóa. Bà hiện là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Hội viên Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hải Phòng, Chi hội phó Chi hội nhà văn Quân đội, Phó Giám đốc Điện ảnh - Truyền hình Biên phòng và là một trong năm thành viên của nhóm dịch giả Hồng Hà.

Công tác trong lực lượng Bộ đội Biên phòng, có điều kiện đi đến hầu hết các vùng biên giới - biển đảo của Tổ quốc, trải nghiệm và tìm hiểu sâu sắc dư địa chí, phong tục, tập quán của các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc, bà đã có 12 tác phẩm văn học được ấn hành và đã thực hiện hàng trăm phim tài liệu, phóng sự báo chí và hàng trăm bài báo về đề tài người lính và chiến tranh cách mạng cùng đồng bào các dân tộc trên biên giới. Bà đồng thời là người viết kịch bản, tham gia đạo diễn các chương trình giao lưu nghệ thuật truyền hình trực tiếp ấn tượng như “Biên cương thắm tình hữu nghị”, “Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc”, Giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn”, “Sao Độc lập”, “Mãi mãi niềm tin theo Đảng”, “Điểm tựa của bản làng”,  “Vì những con tàu xa khơi”, “Giao lưu biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia. Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh còn là tác giả kịch bản và đồng đạo diễn loạt phim tài liệu lịch sử 30 tập “Những trang sử biên thùy” và loạt phim tài liệu 16 tập “Những người anh em trong lòng dân tộc” phát rộng rãi trên các kênh truyền hình trung ương và địa phương.

Bà còn là một nhà hoạt động thiện  nguyện, an sinh xã hội tích cực với nhóm thiện nguyện “Biên cương trong tôi”, mỗi năm vận động, ủng hộ hàng trăm suất quà cho đồng bào nghèo và trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn không nơi nương tựa. Cá nhân bà đã phối hợp với các Đồn biên phòng khu vực biên giới các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Phước nhận đỡ đầu 5 em học sinh mồ côi ở trong chương trình “Nâng bước em tới trường” cho đến khi trưởng thành. Bên cạnh đó, bà còn là tình nguyện viên của Dự án “Sách nói cho người khiếm thị”, thường xuyên đọc, thu âm truyện ngắn, tiểu thuyết để xây dựng thư viện sách nói nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người khiếm thị.

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

VĂN HỌC[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tôi chào tôi (tập thơ, NXB Hải Phòng, 2004 )
  • Mùa tình (tập thơ, NXB Hội Nhà văn, 2007)
  • Góc ( tập thơ, NXB Hội Nhà văn, 2009)
  • Ngón hoa ( tập truyện ngắn, NXB Quân đội 2011)
  • Khúc quân hành lặng lẽ (tập truyện ngắn, NXB Công an nhân dân 2014)
  • Sa mộc (trường ca, NXB Lao động, 2016)
  • Đường biên cương dệt mùa xuân (Bút ký, NXB Quân đội, 2017)
  • Những người phất cờ hồng (Tập truyện ký, NXB Quân đội, 2021)
  • “Binh pháp” chống dịch (Bút ký, NXB Quân đội, 2021)
  • Theo dấu phù sa (Bút ký, NXB CAND, 2022)
  • Sa mộc (Trường ca song ngữ, NXB Hội nhà văn – 2022)
  • Dặm dài Tổ quốc (Bút ký, NXB Quân đội – 2022)

NGHIÊN CỨU[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tam cúc điếm (đồng tác giả) - thực hiện năm 2007
  • Giai thoại ả đào (đồng tác giả) - thực hiện năm 2011
  • Đừng để mất dẫu chỉ là thiểu số - thực hiện năm 2019
  • Tuyên truyền đối ngoại qua mô hình kết nghĩa cụm dân cư hai biên biên giới Việt Nam - Trung Quốc - thực hiện năm 2020

CA KHÚC[sửa | sửa mã nguồn]

  • Duyên xuân
  • Mênh mang Bái Tử Long
  • Khúc hát tự hào
  • Quốc hội sáng ngời niềm tin (tác giả phần lời)
  • Mê Kông kỷ nguyên mới (tác giả phần lời)
  • Biên cương hữu nghị (tác giả phần lời)
  • Vầng dương soi sáng (tác giả phần lời)
  • Tiếng hát từ cột mốc ba biên (tác giả phần lời)
  • Những người trai đi trong lòng biển (tác giả phần lời)
  • Biên cương gửi nhớ (tác giả phần lời)

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc các Hội LHVHNT Việt Nam năm 2005
  • Giải Ba (không có giải Nhất) về Ký trong Cuộc vận động sáng tác về đề tài Biên phòng do Hội nhà văn Việt Nam và Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức năm 2009.
  • Giải A, giải thưởng của Ban tuyên giáo Trung ương cho tác phẩm báo chí xuất sắc hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2009 cho tác phẩm “Nơi Bác trở về”
  • Huy chương Bạc Liên hoan truyền hình toàn quốc năm 2010 cho tác phẩm “Vẫn còn có ngày mai”
  • Giải B giải báo chí “ Vì sự nghiệp đại đoàn kết” của Ủy ban TWMTTQ Việt Nam năm 2010 cho tác phẩm “Vương “Mảng”
  • Giải B  giải báo chí “ Vì sự nghiệp đại đoàn kết” của Ủy ban TWMTTQ Việt Nam năm 2011 cho tác phẩm “Những ông già Đại đoàn kết”
  • Giải Ba (không có giải Nhất) giải thưởng 70 năm văn học về đề tài Thương binh - Liệt sĩ và người có công do Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ LĐTB&XH trao tặng năm 2017.
  • Huy chương Bạc liên hoan truyền hình toàn quốc năm 2014 với tác phẩm “Tà đạo Hà Mòn - đằng sau niềm tin mù quáng”
  • Giải C Giải báo chí ‘Vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc” của Ủy ban trung ương MTTQ Việt nam năm 2014 cho tác phẩm “Về với buôn làng”
  • Giải thưởng Phóng sự của năm giải Báo chí “Trao quyền cho phụ nữ” năm 2015 khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
  • Giải B (không có giải A) Giải Báo chí quốc gia năm 2016 cho tác phẩm “Biên cương thắm tình hữu nghị”
  • Giải Nhất cuộc thi ca khúc 70 năm Quốc hội và được chọn là ca khúc truyền thống của Quốc hội Việt Nam năm 2015 cho tác phẩm “Quốc hội sáng ngời niềm tin” (tác giả phần lời)
  • Giải B giải Âm nhạc Việt Nam năm 2017 của Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho tác phẩm “Tiếng hát từ ngã ba biên” (tác giả phần lời)
  • Giải B cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về tình đoàn kết chiến đấu 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia do Bộ quốc phòng 3 nước phối hợp tổ chức năm 2017 cho kịch bản điện ảnh “Những mùa khô lặng lẽ”.
  • Giải B Giải thưởng văn học nghệ thuật 5 năm Bộ Quốc phòng 2014 – 2019.
  • Giải Ba giải thưởng 45 năm văn học về đề tài Biên giới - Biển đảo của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2020.
  • Giải B, giải thưởng của Ban Tuyên giáo Trung ương  về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2020 (tác giả kịch bản, thể loại Điện ảnh)
  • Giải B Giải thưởng âm nhạc Quốc gia năm 2021 với ca khúc “Những người trai đi trong lòng biển” (tác giả phần lời).
  • Giải C, Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại năm 2021
  • Giải C, Giải báo chí Búa liềm vàng năm 2021
  • Giải thưởng tác phẩm xuất sắc về đề tài  Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2022 của  Tổng cục Chính trị QĐNDVN cho ca khúc “Biên cương gửi nhớ” (tác giả phần lời).

* 6 lần được Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen vì đã có thành tích trong công tác tuyên truyền, văn hóa nghệ thuật và đối ngoại biên phòng; được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Hải Phòng, UBND tỉnh Quảng Trị tặng Bằng khen vì đã có thành tích tiêu biểu trong tham gia tuyên truyền về đồng bảo các dân tộc thiểu số và BĐBP; Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp tạp chí lý luận của Đảng”; Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp văn học nghệ thuật Việt Nam” ; Giải thưởng “Nét đẹp phụ nữ thủ đô” năm 2021.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Thiếu tá nhà báo Phạm Vân Anh: được sống cùng lịch sử là vinh dự lớn lao
  2. Phạm Vân Anh và sự tinh nhạy của đàn bà làm thơ
  3. Nhà thơ Phạm Vân Anh: Người đãi quặng thành vàng trong mỗi trang văn
  4. Nhà thơ Phạm Vân Anh: Hát trên cổng trời
  5. Ấm áp "ngón hoa"
  6. Có một góc hồn thơ Vân Anh như thế!
  7. Nữ nghệ sĩ - chiến sĩ đa tài
  8. "Con người nhỏ bé" trong Ngón hoa của Phạm Vân Anh
  9. Trường ca Sa mộc và thông điệp về giá trị bất biến
  10. Người lính - tình yêu và hồn dân tộc
  11. Xúc động với bản tình ca "Đường biên cương dệt mùa Xuân"
  12. Nhà văn Phạm Vân Anh:"Cánh chim lạ" trong khu vườn nghệ thuật
  13. Mùa xuân biên cương và tình hữu nghị
  14. Tiếp nguồn cảm thức biên cương qua trường ca "Sa mộ" của Phạm Vân Anh
  15. "Những người phất cờ hồng" của quá khứ và hôm nay
  16. Vẻ đẹp Bộ đội cụ Hồ trong đại dịch
  17. Nữ chiến sĩ quân hàm xanh dệt mùa xuân biên cương
  18. Tập bút ký "Những người phất cờ hồng" của nhà văn, nhà báo Phạm Vân Anh trao truyền ngọn lửa cách mạng tới mai sau
  19. Nữ nhà văn áo lính tri ân "Những người phất cờ hồng"
  20. "Sức mạnh tinh thần của dân tộc sẽ là điểm tựa đưa đất nước vượt qua khó khăn"
  21. Vợ tôi là thiếu tá
  22. Những trang văn mang tinh thần dân tộc
  23. Theo dấu phù sa
  24. Bức tranh sống động "Theo dấu phù sa" của Phạm Vân Anh
  25. Giới thiệu trường ca Sa mộc của Phạm Vân Anh "trông lên một-biên-thùy-người"
  26. Khơi lên những mạch nguồn của sự sống và tình hữu nghị
  27. "Theo dấu phù sa" - tư liệu quý về tình hữu nghị
  28. Giữa điệp trùng biên giới, tôi đã gặp nhân vật của mình
  29. Trông lên một-biên-thùy-người
  30. Dịch văn học: Con đường đã sáng hơn
  31. Những nhà văn "nhìn ra thế giới"
  32. The Ideas - The Poetry from Vietnam
  33. "Red Lily Flower" By Pham Van Anh - Vietnamese author
  34. Không gian văn hóa nghệ thuật - 01/02/202
  35. Miệt mài với văn chương
  36. Trường ca Sa mộc
  37. Đường biên cương dệt mùa xuân
  38. Binh pháp chống dịch
  39. Theo dấu phù sa
  40. Những người phất cờ hồng
  41. Không gian văn hóa nghệ thuật - 13/3/2022
  42. Ngô Vương - Hành trình hấp dẫn trở về lịch sử
  43. Phù sa Châu thổ
  44. Kể chuyện giới tuyến
  45. Người đàn bà uống rượu
  46. Từ mùa thu ấy - Những ký ức về Cách mạng tháng 8
  47. Tuyển tập truyện ngắn Lê Hoài Nam
  48. Cuốn sách tôi chọn: Những người phất cờ hồng
  49. Cuốn sách tôi chọn:"Đường 1C huyền thoại - Những bờ vai con gái"