Bước tới nội dung

Thành viên:Hangthuongvo/Nháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chỉ số ICT (ICT Index)[sửa | sửa mã nguồn]

ICT là gì?[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lĩnh vực CNTT, ICT là từ viết tắt của Information & Communication Technologies có nghĩa là Công nghệ thông tin và Truyền thông. ICT là cụm từ thường dùng như từ đồng nghĩa rộng hơn cho IT (Công nghệ thông tin), nhưng thường là một thuật ngữ chung để nhấn mạnh vai trò của truyền thông hợp nhất và sự kết hợp của viễn thông (Đường dây điện thoại và tín hiệu không dây), hệ thống quản lý tòa nhà thông minh và hệ thống nghe – nhìn trong công nghệ thông tin hiện đại.

ICT bao gồm tất cả các phương tiện kỹ thuật được sử dụng để xử lý thông tin và trợ giúp liên lạc, bao gồm phần cứng và mạng máy tính, liên lạc trung gian cũng như là các phần mềm cần thiết. ICT bao gồm IT cũng như là điện thoại, phương tiện truyền thông, tất cả các loại xử lý âm thanh và video, điều khiển dựa trên truyền tải mạng và các chức năng giám sát.

Có thể hiểu đơn giản, ICT là sự kết hợp của công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông để tạo nên sự kết nối và chia sẻ thông tin với nhiều hình thức khác nhau.

Chỉ số ICT - ICT Index là gì?[sửa | sửa mã nguồn]

  • Theo Liên minh bưu chính quốc tế (ITU): ICT Index là thước đo mức độ phát triển về Công nghệ thông tin và TT.
  • Theo Đại học Havard (Mỹ): ICT Index là thước đo mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT và TT.

Nói một cách tổng quát, chỉ số ICT (ICT Index) là thước đo mức độ phát triện về Công nghệ thông tin và truyền thông và nó cũng là thước đo cho mức độ sẵn sàng phát triển và áp dụng CNTT và TT trong các lĩnh vực ở mỗi quốc gia.

Chỉ số ICT ở Việt Nam (Vietnam ICT Index)[sửa | sửa mã nguồn]

Báo cáo Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam (Vietnam ICT Index) là một trong những tài liệu thường niên quan trọng trong báo cáo đánh giá về tình hình ứng dụng CNTT trong cả nước.

Trước năm 2005, Vietnam ICT Index do Hội Tin học thành phố Hồ Chí Minh, sau đó có sự tham gia của Hội Tin học Việt Nam đề xướng và chủ trì đã nhận được sự quan tâm của nhiều cơ quan, tổ chức và chuyên gia trên cả nước. Từ năm 2005, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Vietnam ICT Index.

Theo đó, ở Việt Nam có các chỉ số ICT theo các cấp độ sau:

  • ICT Index của Tỉnh – Thành: Chỉ số về độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT-TT của Tỉnh – Thành. (Bao gồm 2 nhóm chỉ số: hạ tầng và ứng dụng)
  • ICT Index của Bộ – Ngành: Chỉ số về độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT-TT của Bộ-Ngành. (Bao gồm 2 nhóm chỉ số: hạ tầng và ứng dụng)
  • ICT Index của Doanh nghiệp: Chỉ số về năng lực sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực CNTT-TT của Doanh nghiệp. (Bao gồm 2 nhóm chỉ số: kết quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh).

Qua 14 năm xây dựng và công bố thường niên, Báo cáo Vietnam ICT Index cho thấy được bức tranh toàn cảnh khá đầy đủ, khách quan về hiện trạng phát triển và ứng dụng CNTT-TT ở Việt Nam; giúp các cơ quan quản lý nhà nước tham khảo, sử dụng để xây dựng các cơ chế, chính sách cho ứng dụng và phát triển CNTT-TT. Các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp tự đánh giá mức độ sẵn sàng về CNTT-TT của mình so với các đơn vị bạn, từ đó nỗ lực phấn đấu vươn lên đạt những thứ hạng cao hơn.

Cũng nhờ vậy, một số bộ, ngành và địa phương đã liên tục giữ được thứ hạng cao trong bảng xếp hạng. Có những bộ, ngành và địa phương đã tiến hành xây dựng các chỉ số CNTT-TT riêng cho đơn vị mình, như: Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh Nghệ An, Bắc Ninh, Thừa Thiên - Huế,... Việc các bộ, ngành và địa phương chủ động xây dựng ICT Index cho thấy ý nghĩa và vai trò quan trọng của Vietnam ICT index.

Chỉ số Vietnam ICT Index 2019[sửa | sửa mã nguồn]

ICT Index của Tỉnh - Thành:[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ số Vietnam ICT Index 2019 được kết cấu theo hệ thống chỉ tiêu của của Liên hợp quốc gồm 3 chỉ số thành phần chính là Hạ tầng kỹ thuật, Hạ tầng nhân lực và Ứng dụng CNTT.

Cụ thể, Báo cáo về Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam (Vietnam ICT Index) năm 2019 của 24 bộ, cơ quan ngang bộ và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho thấy, ở khối các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, vị trí dẫn đầu tiếp tục thuộc về Đà Nẵng. Đây là lần thứ 11 liên tiếp thành phố Đà Nẵng dẫn đầu bảng xếp hạng Vietnam ICT Index.

Theo đó, tổng số điểm Vietnam ICT Index 2019 TP Đà Nẵng đạt là 0,8654. Xếp trên đơn vị kế tiếp là tỉnh Thừa Thiên Huế (0,8046 điểm) và Quảng Ninh (0,7350 điểm). Đây là 2 đơn vị đều đã có sự tiến bộ, cải thiện thứ hạng so với bảng xếp hạng năm ngoái.

Đáng chú ý, hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội đều tụt hạng từ vị trí thứ 2 và 3 lần lượt xuống vị trí thứ 7 và 8, như vậy cả hai thành phố cùng tụt 5 bậc. Năm nay Hà Nội giảm mạnh về chỉ số thành phần ứng dụng CNTT (từ 0,67 điểm năm 2018 xuống 0,39 điểm). Còn TP.HCM giảm điểm ở cả 3 chỉ số thành phần là Hạ tầng kỹ thuật, Hạ tầng Nhân lực và Ứng dụng CNTT so với năm ngoái.

Cũng theo báo cáo mới công bố, trong 63 tỉnh, thành phố, 5 vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng Vietnam ICT Index 2019 là Sóc Trăng, Bắc Kạn, Cao Bằng, Kon Tum, Lai Châu.

Bảng xếp hạng Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam năm 2019.


ICT Index của Bộ - Ngành:[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Báo cáo đánh giá, xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT ở Việt Nam (Vietnam ICT Index) năm 2019 được công bố ngày 23/8, Bộ Tài chính tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng chung của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có dịch vụ công. Đặc biệt, đây là năm thứ 7 liên tiếp Bộ Tài chính đứng ở vị trí nhất bảng, kể từ năm 2013.

Cụ thể, Bộ Tài chính tiếp tục đứng ở vị trí số 1 Vietnam ICT Index 2019 với chỉ số mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT là 0,9770, bỏ xa khoảng cách so với các bộ giữ vị trí số 2 và 3 trong bảng xếp hạng.

Xếp hạng theo lĩnh vực thì Bộ Tài chính dẫn đầu ở lĩnh vực Hạ tầng kỹ thuật với số điểm cao nhất 1,0000; chỉ số ứng dụng CNTT với số điểm 0,9700 và chỉ số ứng dụng CNTT nội bộ với số điểm cao nhất 1,0000. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đứng thứ hai xếp hạng theo hạ tầng nhân lực với số điểm 0,9610.

Về xếp hạng dịch vụ công trực tuyến của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ có dịch vụ công, Bộ Tài chính đứng thứ 3 với 0,9400 điểm. Trong đó, điểm dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 37,3%, cao nhất trong số các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ.

Việc Bộ Tài chính liên tiếp dẫn đầu bảng xếp hạng Vietnam ICT Index đã khẳng định những nỗ lực của Bộ Tài chính trong hoạt động tổ chức triển khai ứng dụng CNTT những năm qua.

Bảng xếp hạng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có dịch vụ công