Thành viên:Hcmus lib/nháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thư viện trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh[sửa | sửa mã nguồn]

Tòa nhà I, cơ sở Nguyễn Văn Cừ

Thư viện trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng trên nền tảng thư viện cao học. Một mô hình thư viện hiện đại theo dự án với sự đầu tư của Vụ sau Đại học, bộ giáo dục Đào tạo và Đại học tổng hợp TP.HCM. Thành lập ngày 11/5/1995. Thư viện trường Đại học Khoa học tự nhiên hướng đến việc xây dựng một thư viện hiện đại, sử dụng công nghệ mới tạo điều kiện tiếp cận và truy hồi thông tin một cách dễ dàng, cũng như đáp ứng mọi yêu cầu thông tin cho mọi đối tượng Người sử dụng.

Lịch sử hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 6/1994: Sau khi du học tại trường ĐH Simmons, Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ trong nhóm đầu tiên của chương trình “Harvard Yengching – Simmons” về, Ông Nguyễn Minh Hiệp, nhân viên Thư viện ĐH Tổng hợp TP HCM đã đề xuất với lãnh đạo thư viện và đệ trình lên Ban Giám hiệu trường ĐH Tổng hơp (ĐHTH) kế hoạch xây dựng một “Mô hình thư viện hiện đại”. Kế hoạch được sự đồng tình và cổ vũ của Ông Lại Thanh Sử, GĐ Thư viện ĐHTH và sự ủng hộ nhiệt tình của GS Nguyễn Ngọc Giao, Hiệu trưởng trường ĐHTH.      

Tháng 01/1995: Dự án xây dựng Thư viện Cao học được tiến hành với sự đóng góp nhiệt tình của Ông Lê Đức Phúc, Phó Phòng Sau đại học & Nghiên cứu khoa học. Cuối cùng dự án được phê duyệt với kinh phí ban đầu của Vụ Sau đại học, Bộ Giáo dục-Đào tạo là 500.000.000 đồng và của Trường ĐHTH.

Ngày 11/5/1995: Thư viện chính thức mở cửa phục vụ với cơ sở ban đầu gồm 2 phòng học của tầng 2. Phục vụ dưới hình thức kho mở, sách xếp theo môn loại với phân loại theo DDC.

Ngày 22/5/1995: Thư viện Cao học làm lễ ra mắt với sự hiện diện của Ban Giám hiệu, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch công đoàn, Các Trưởng Khoa, Phòng, cùng toàn thể Cán bộ, nhân viên Thư viện ĐHTH TP. Hồ Chí Minh.

Ngày 02/01/1996: Thư viện Cao học bắt đầu triển khai mạng INTRANET. Sử dụng hệ điều hành nguồn mở LINUX, và thiết kế một trang WEB giới thiệu tài nguyên thông tin thư viện. Thư viện trang bị một REMOTE ACCESS SERVER gồm 8 đường dây điện thoại để mọi người có thể dialing up vào máy chủ của thư viện. Phòng Thí nghiệm Tin học tính toán mạng, Khoa Toán-Tin học ĐH Khoa học Tự Nhiên hỗ trợ kỹ thuật với nhiệt tình đặc biệt của TS Hoàng Lê Minh.

Ngày 12/02/1996: Thứ trưởng Vũ Ngọc Hải và Vụ trưởng Vụ Sau đại học Phạm Sỹ Tiến cùng phái đoàn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã viếng thăm Thư viện Cao học. Thứ trưởng sau khi xem xét những sinh hoạt và tổ chức của Thư viện Cao học đã nhận xét "Đây là một đầu tư rất có hiệu quả". Thứ trưởng đã duyệt chi tăng ngân sách gấp đôi cho Thư viện bổ sung thêm sách.

Ngày 30/8/1996: Ông Nguyễn Minh Hiệp lên đường tu nghiệp tại Trung tâm Chương trình Thư viện thế giới Mortenson, ĐH Illinois at Urbana-Champaign, Hoa Kỳ. Ông Hiệp là cán bộ thư viện Việt Nam đầu tiên tham gia chương trình tu nghiệp này vào học kỳ Thu 1996. Khóa tu nghiệp này ngoài Việt Nam ra còn có cán bộ thư viện từ các quốc gia khác là: Nga, Belorusia, Ukraina, Tajikistan, Ả Rập Xêút, Nam phi, Kenya, Nigeria, và Brazil. Ngày 10/12/1996 Ông Hiệp nhận Chứng chỉ tốt nghiệp, trở thành cộng tác viên cho trung tâm và cam kết sẽ tổ chức tập huấn để truyền đạt kiến thức về nghiệp vụ thư viện đổi mới cho đồng nghiệp.

Ngày 22/02/1997: Đại học Quốc gia TP HCM đã được thành lập với 10 trường thành viên Thư viện Cao học trở thành Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên, tuy nhiên mọi người vẫn quen gọi là Thư viện Cao học. Thư viện đã chủ động tổ chức cuộc Hội thảo đầu tiên nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa các thư viện trong ĐHQG TP. HCM. Đồng thời giới thiệu mô hình thư viện hiện đại và khả năng nối mạng trong ĐHQG. Ngày 25/02/1997: Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Tự nhiên ký quyết định số 29/TCCB bổ nhiệm ông Nguyễn Minh Hiệp, giữ chức vụ Giám đốc Thư viện Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc ĐHQG TP. HCM.

Ngày 26/02/1997: Bà Gaik Khong, một chuyên gia thư viện Úc viếng thăm Thư viện Cao học đã phát biểu khi trở về Úc:

"... In meeting with the library staff and discussing ways of introducing modern technology to their libraries, I mentioned how impressed I was with your web-based public access catalogue..". -... "Trong khi gặp gỡ và thảo luận với các Cán bộ thư viện Việt Nam về cách ứng dụng kỹ thuật hiện đại cho thư viện họ, tôi đã đề cập đến ấn tượng sâu sắc của tôi về hệ thống mục lục truy cập công cộng dựa trên Web của Thư viện các bạn..."

Không gian vật lý[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ sở Nguyễn Văn Cừ[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng tham khảo, tòa nhà I, tầng 10
Chức năng[sửa | sửa mã nguồn]
  • Quản lý và phát triển sưu tập tham khảo;
  • Tổ chức kho và bảo quản tài liệu.
  • Đáp ứng mọi nhu cầu thông tin cho người sử dụng;
Nhiệm vụ[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hướng dẫn sử dụng thư viện qua chương trình Tập huấn kiến thức thông tin;
  • Tái đóng gói thông tin bằng phần mềm mã nguồn mở;
  • Mượn liên thư viện.
  • Phục vụ tại chỗ
Quy định[sửa | sửa mã nguồn]

1.Xuất trình thẻ thư viện tại quầy tham khảo;

2.Chọn tài liệu trên giá để đọc tại chỗ;

3.Để tài liệu tại bàn sau khi đọc xong;

4.Sử dụng máy tính để tra cứu tài liệu, cơ sở dữ liệu điện tử và Internet.

Phòng lưu hành[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng lưu hành, tòa nhà I, tầng 9
Chức năng[sửa | sửa mã nguồn]
  • Quản lý cơ sở dữ liệu bạn đọc cơ sở Nguyễn Văn Cừ;
  • Tổ chức kho và bảo quản tài liệu tại các phòng đọc;
Nhiệm vụ[sửa | sửa mã nguồn]

Phục vụ đọc tại chỗ và mượn về nhà

Quy định[sửa | sửa mã nguồn]

1.Xuất trình thẻ sinh viên/Học viên cao học/Cán bộ - Giảng viên tại quầy lưu hành;

2.Quét thẻ; Lấy chìa khóa; Điền thông tin; Để đồ cá nhân đúng nơi quy định;

3.Chọn sách trên giá để đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà;

4.Để sách đúng nơi quy định sau khi đọc xong;

5.Sách mượn về nhà làm thủ tục tại quầy lưu hành.

6.Đem sách ra ngoài không qua thủ tục tại quầy lưu hành và bị hệ thống an ninh phát hiện sẽ bị xử phạt 100.000đ/cuốn, truất quyền độc giả và thông báo về phòng công tác sinh viên.viên.

Phòng Learning Commons[sửa | sửa mã nguồn]

Chức năng[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phòng Learning Commons, tòa nhà I, tầng 10
    Tổ chức và quản lý tài liệu đa phương tiện;
Nhiệm vụ[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hỗ trợ truy cập tài nguyên điện tử, tài liệu nội sinh.
  • Phục vụ tại chỗ: sách in, sách điện tử (Kindle Fire), CD-ROM, Internet, phần mềm học tiếng Anh.
Quy định[sửa | sửa mã nguồn]

1.Đọc tại chỗ tất cả các tài liệu như: sách in, sách điện tử, CD-ROM, phần mềm học tiếng Anh…;

2.Mượn thiết bị đọc sách điện tử (Kindle Fire) tại quầy thủ thư để được hướng dẫn sử dụng;

3.Mượn đĩa CD-ROM và tai nghe để học ngoại ngữ hoặc xem các chương trình truyền hình;

4.Trả các thiết bị sau khi đã sử dụng tại quầy thủ thư. Mọi trường hợp hư hỏng, mất mát đều phải đền bù theo giá trị hiện hành của thiết bị;

5.Truy cập Internet để phục vụ học tập, nghiên cứu, giải trí. Nghiêm cấm các trường hợp truy cập các website có nội dung xấu. Nếu vi phạm sẽ bị tước quyền độc giả;

6.Sử dụng các dịch vụ in ấn, scan tài liệu, vui lòng liên hệ quầy thủ thư.

Cơ sở Linh Trung[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng lưu hành[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng lưu hành, dãy C, cơ sở linh trung
Chức năng[sửa | sửa mã nguồn]
  • Quản lý cơ sở dữ liệu bạn đọc cơ sở Thủ Đức;
  • Tổ chức kho và bảo quản tài liệu.
Nhiệm vụ[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phục vụ đọc tại chỗ và mượn về nhà.
Quy định[sửa | sửa mã nguồn]

1.Xuất trình thẻ sinh viên/Học viên cao học/Cán bộ - Giảng viên tại quầy lưu hành;

2.Quét thẻ; Lấy chìa khóa; Điền thông tin; Để đồ cá nhân đúng nơi quy định;

3.Chọn sách trên giá để đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà;

4.Để sách đúng nơi quy định sau khi đọc xong;

5.Sách mượn về nhà làm thủ tục tại quầy lưu hành.

6.Bạn đọc có thể đọc tại thư viện hoặc đem sang phòng tự học. Sách phải trả trước 15 giờ 45 cùng ngày;

7.Báo và tạp chí chỉ đọc tại chỗ;

8.Đem sách ra ngoài không qua thủ tục tại quầy lưu hành và bị hệ thống an ninh phát hiện sẽ bị xử phạt 100.000đ/cuốn, truất quyền độc giả và thông báo về phòng công tác sinh viên.

Các khóa tập huấn và hội thảo khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

Khóa tập huấn đầu tiên cho trường ĐH Sư phạm TP. HCM[sửa | sửa mã nguồn]

Qua quá trình tìm hiểu tổ chức hoạt động và phương thức quản lý của thư viện Đại học Khoa học Tự nhiên – Một mô hình thư viện hiện đại, Ban giám hiệu trường ĐH Sư phạm đã ký quyết định số 380/QĐ – TCCB ngày 02/10/1998 đề cử 39 cán bộ lãnh đạo các Khoa, Phòng, Ban, CBGD và Cán bộ thư viện tham dự Khóa tập huấn “Nghiệp vụ và sử dụng thư viện hiện đại” tại Thư viện Cao học từ 5-26/10/1998.

Phát biểu tại lễ bế giảng khóa tập huấn vào chiều ngày 26/10/1998, Phó hiệu trường trường ĐHSP với tư cách là lãnh đạo đồng thời là học viên Khóa tập huấn đã nói:

Khóa tập huấn đầu tiên cho trường ĐH Sư phạm TP. HCM từ ngày 5/10/1998 – 26/10/1998

“Khóa tập huấn đã gây tiếng vang trong trường Đại học Sư phạm. Chính tôi bị cuốn hút bởi chương trình tập huấn và phong cách làm việc của những nhà trí thức - làm việc bằng tri thức, tấm lòng và thiện chí. Trong thời buổi kinh tế thị trường các bạn Thư viện Cao học đã tổ chức một khóa tập huấn như thế này không vụ lợi mà bằng tấm lòng và thiện chí của mình đã làm khơi dậy ý thức sở hữu thông tin bằng cách giúp từng học viên nắm bắt công nghệ thông tin”.

Hội thảo Mô hình thư viện hiện và hướng phát triển thư viện Việt Nam” và tập huấn “Nghiệp vụ thư viện hiện đại”[sửa | sửa mã nguồn]

Hội thảo Mô hình thư viện hiện và hướng phát triển thư viện Việt Nam” và tập huấn “Nghiệp vụ thư viện hiện đại” tại Thư viện Đại học Đà Lạt từ ngày 9/10/1998 đến 16/10/1998. Tại buổi hội thảo Ông Nguyễn Minh Hiệp đã phát biểu

Khóa tập huấn cho Thư viện Đại học Đà Lạt

“Hoạt động thư viện thuộc lĩnh vực khoa học, do đó nghiệp vụ thư viện mang tính khoa học có nghĩa là chính xác, thống nhất và hội nhập. Hiện nay với nhu cầu giao tiếp và trao đổi thông tin ngày càng cao, tính khoa học phải được lưu tâm hàng đầu. Ngoài ra vai trò công nghệ thông tin là chủ đạo để phát triển thư viện theo hướng hiện đại hóa”.

Khóa tập huấn cho Thư viện Đại học Đà Lạt được tiến hành song song với Khóa tập huấn cho trường Đại học Sư phạm TP. HCM.

Khóa tập huấn chiêu sinh đầu tiên “Nghiệp vụ thư viện hiện đại 11/1998”[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 2/11/1998 đến 21/11/1998, Khóa tập huấn chiêu sinh đầu tiên “Nghiệp vụ thư viện hiện đại 11/1998” tại Thư viện Cao học.

Khóa tập huấn chiêu sinh đầu tiên “Nghiệp vụ thư viện hiện đại 11/1998” tại Thư viện Cao học

Khóa tập huấn đầu tiên được BGH trường ĐH Khoa học Tự nhiên cấp Giấy Chứng nhận. Khóa học quy tụ 30 học viên đến từ ĐH Tây Nguyên, ĐH Thủy sản Nha Trang, Viện Hải dương học Nha Trang, ĐH Cần Thơ, Viện trao đổi văn hóa với Pháp, Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế, Viện Pasteur, Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ ngoại giao, ĐH Kiến trúc, ĐH Nông lâm, ĐH Kinh tế, ĐH dân lập văn Lang, ĐH dân lập Hùng Vương, ĐH Mở-bán công, Trường dự bị đại học, Trung tâm hỗ trợ sinh viên Thành đoàn TP. HCM,  Trung tâm TT-VH Quận 10, và cán bộ thư viện các Khoa trong trường.

Trong 3 tuần lễ học viên vừa học lý thuyết và thực hành: Phân loại DDC, Biên mục chủ đề, Hệ thống mục lục theo tiêu đề, Tổ chức kho mở, Nhập dữ liệu vào hệ thống GLOC, Tìm tin trên Internet, vv…

Quá trình hoạt động đầu tiên của "Câu lạc bộ Thư viện"[sửa | sửa mã nguồn]

Ban chủ nhiệm đầu tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Ban chủ nhiệm CLB Thư viện đầu tiên bao gồm:

1.     ThS. NGUYỄN MINH HIỆP, GĐ Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên

2.     TS. TRỊNH CÔNG THÀNH, GĐ Thư viện ĐH Nông Lâm

3.     ThS. LÊ NGỌC OÁNH, GĐ Thư viện ĐH Mở - Bán công

4.     Bà HỒ MINH TƯƠNG, Phó GĐ Thư viện ĐH Sư phạm

Thành lập "CÂU LẠC BỘ THƯ VIỆN"[sửa | sửa mã nguồn]

Những hội viên Câu lạc bộ Thư viện đầu tiên vào ngày 21/11/1998

Khóa tập huấn “Nghiệp vụ thư viện hiện đại 11/1998” kết thúc, nhưng mọi người vẫn quyến luyến ngồi lại với nhau để bàn những chuyện về lâu về dài trong nghề thư viện vì tất cả đều nhận thức rằng: “Đây mới chính là bước đầu của một quá trình hợp tác để cùng nhau xây dựng thư viện hiện đại”.

Theo gợi ý của PGS Phạm Đình Hùng, nên chăng chúng ta cũng tổ chức một CÂU LẠC BỘ THƯ VIỆN mà hội viên là những có chung nghề thư viện để trao đổi kinh nghiệm, giải đáp thắc mắc, giúp đở nhau cùng phát triển sự nghiệp thư viện, vv… Tương như Câu lạc bộ Nhiếp ảnh, Câu lạc bộ Bonsai chẳng hạn. Mọi người hoan nghênh ý kiến đó và thành lập CÂU LẠC BỘ THƯ VIỆN ngay và hội viên ban đầu chính là học viên và giảng viên khóa tập huấn này. Mọi người đề nghị thành lập Ban vận động và đề cử ngay Ông Nguyễn Minh Hiệp, GĐ Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên làm chủ nhiệm CLB và TS. Trịnh Công Thành, GĐ Thư viện ĐH Nông lâm làm phó chủ nhiệm. Về sau CLB Thư viện lên đến hơn 160 hội viên trong 60 đơn vị.

Lễ bế giảng PGS, Phạm Đình Hùng, phó Hiệu trưởng trao giấy chứng nhận cho học viên
Lễ bế giảng PGS, Phạm Đình Hùng, phó Hiệu trưởng trao giấy chứng nhận cho học viên

Tập huấn “Căn bản nghiệp vụ thư viện hiện đại”[sửa | sửa mã nguồn]

Hai Khóa tập huấn “Căn bản nghiệp vụ thư viện hiện đại” do Đại học Quốc gia TP. HCM phối hợp với Thư viện Cao học.
Hai Khóa tập huấn “Căn bản nghiệp vụ thư viện hiện đại” do Đại học Quốc gia TP. HCM phối hợp với Thư viện Cao học.

Từ ngày 02/12/1998 – ngày 17/01/1999: Hai Khóa tập huấn “Căn bản nghiệp vụ thư viện hiện đại” do Đại học Quốc gia TP. HCM phối hợp với Thư viện Cao học. Khóa tập huấn nhằm trang bị kiến thức nghiệp vụ thư viện đổi mới cho cán bộ quản lý và nghiệp vụ trong 10 trường Đại học Quốc gia TP. HCM.

Hoat động[sửa | sửa mã nguồn]

Trong 3 năm hoạt động 1998-1999-2000, CLB Thư viện đã tiến hành 7 lần hội thảo chuyên đề để đúc kết những ý kiến thảo luận trong diễn đàn BẢN TIN ĐIỆN TỬ được phát hành hàng tháng theo từng chủ đề:

1.     25/3/1999: Hội thảo Quý I/1999 “Liên thông thư viện” tại Thư viện Cao học

2.     3/7/1999: Hội thảo Quý II/1999 “Chuẩn hóa nghiệp vụ I” tại Thư viện Cao học

3.     2/10/1999: Hội thảo Quý III/1999 “Chuẩn hóa nghiệp vụ II” tại Thư viện ĐH Nông Lâm

4.     21/11/1999: Hội thảo kỷ niệm một năm thành lập CLB Thư viện “Ổn định nghiệp vụ, Khai thác tư liệu điện tử, và thiết lập CSDL chuyên ngành” tại Thư viện ĐH Kiến trúc

5.     25/3/2000: Hội thảo Quý I/2000 “Thư viện điện tử” tại Thư viện Cao học

6.     30/6/2000: Hội thảo Quý II/1999 “Vai trò thư viện đại học” tại Thư viện ĐH Cần Thơ

7.     7/11/2000: Hội thảo kỷ niệm hai năm thành lập CLB Thư viện “Chuẩn hóa-Hội nhập-Phát triển” tại Thư viện ĐH Mở-Bán công.

Tại lễ kỷ niệm hai năm ngày thành lập. GS. Nguyễn Ngọc Giao, Phó GĐ Đại học Quốc gia đã phát biểu:

“CLB Thư viện ra đời đã gặt hái những kết quả bất ngờ và là mối gắn kết giữa các thư viện đại học trên địa bàn TP. HCM và vùng phụ cận đồng thời cũng góp phần thay đổi cách nhìn của xã hội với vai trò của thư viện đặc biệt trong công tác giáo dục”.

Tài nguyên thông tin[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ sưu tập "Danh từ Khoa học trước năm 1975"[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ sưu tập tài liệu các Danh từ Khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau, như: Toán, Lý Hóa và Sinh học,…. Các tài liệu trên được viết và tu chỉnh từ năm 1961 đến năm 1974, bởi Ủy ban Quốc gia Soạn thảo Danh từ Chuyên môn gồm các nhà khoa học nổi tiếng như GS. Lê Văn Thới, Nguyễn Văn Dương, La Quốc Bảo, Hà Ngọc Bích, …

Tài nguyên nội sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Các tài liệu từ Quỹ châu Á (Asia Foundation)[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ sưu tập[sửa | sửa mã nguồn]