Thành viên:Hnguyen311/Các tiêu chuẩn đánh giá sàn gỗ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

5 tiêu chuẩn về ván sàn công nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

1/ Vãn gỗ dán (thuật ngữ) được đinh nghĩa và phân loại theo TCVN 7752:2007

2/ Ván dăm (thuật ngữ) được định nghĩa và phân loại theo TCVN 7751:2007

3/ Ván sợi – Ván MDF theo TCVN 7753:2007

4/ Ván sợi (thuật ngữ) được định nghĩa và phân loại theo TCVN 7750:2007

5/ Ván sàn gỗ nhân tạo phương pháp thử 7756-1-12:2007

Các tiêu chuẩn trên được biên soạn trên cơ sở của tiêu chuẩn ISO 2074, ISO 12465, EN 622-5, EN 312, EN 316, EN 309, EN 326-1 với mục tiêu hài hòa với tiêu chuẩn thế giới.

Thể hiện các tiêu chuẩn trên sản phẩm khi đánh giá chất lượng sàn gỗ[sửa | sửa mã nguồn]

Dựa trên các tiêu chuẩn trên, các sản phẩm khi đưa ra thị trường được thể hiện trên nhãn hàng và ngoại hộp với các kí hiệu sau:

EN 309 – Tấm sợi gỗ – định nghĩa và phân loại

EN 311 – Tấm sợi ép – độ bền di chuyển – thủ tục kiểm tra

EN 316 – Tấm sợi gỗ – định nghĩa, phân loại, và các ký hiệu

EN 318 – Tấm sợi – xác định việc thay đổi kích thước tương ứng với thay đổi độ ẩm

EN 322 – Vật liệu gỗ – đo độ ẩm có trong vật liệu

EN 438-1 – Độ ép bề mặt vật liệu (HPI) – độ cứng bề mặt – Phần 1: Các đặc trưng

EN 438-2 – Độ ép bề mặt vật liệu (HPI) – độ cứng bề mặt – Phần 1: Xác định các chỉ tiêu

EN 20105-A02 – Nguyên liệu dệt: Kiểm tra tính bền mầu – Phần A02: Đánh giá giá trị mức xám của sự thay đổi mầu

EN 20105-B02 – Nguyên liệu dệt: Kiểm tra tính bền mầu – Phần A02: Tính bền mầu với ánh sáng (dùng đèn xenon chiếu sàn)

EN 13329 – Lớp phủ sàn laminate – Xác định, yêu cầu và phương pháp kiểm tra

ISO 48 – Cao su, Rubber, lưu hóa hoặc hóa dẻo – Xác định độ cứng (Độ cứng giữa 10 IRHD và 100 IRHD)

ISO 6506 – Vật liệu kim loại – Kiểm tra độ cứng

Các tiêu chí khác bạn cần quan tâm khi đánh giá chất lượng sàn gỗ[sửa | sửa mã nguồn]

Tiêu chuẩn chống mài mòn trên bề mặt sản phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Các tiêu chuẩn đánh giá độ chống mài mòn trên bề mặt ván sàn gỗ gọi là AC, cấp độ AC càng cao thì mức độ chống mài mòn càng tốt.  Cấp độ AC được chia làm từ AC2 đến AC5

Dựa theo các tiêu chuẩn trên thì các dòng sàn gỗ công nghiệp từ châu có mức độ cao nhất từ AC4 đến AC5 như các dòng sàn gỗ pergo, sàn gỗ elesgo,..

Tiêu chuẩn chịu nước[sửa | sửa mã nguồn]

Tiêu chuẩn sàn gỗ chịu nước là tiêu chuẩn bạn nên quan tâm hàng đầu đối với sàn gỗ công nghiệp. Mức độ này được đánh giá dãn nở của ván gỗ khi ngâm trong nước với khoản thời gian từ 24 tiếng, từ đó dánh giá mức độ cong vênh, phồng rọt của sản phẩm trong môi trường nước.

Tiêu chuẩn chịu lực[sửa | sửa mã nguồn]

Mức tiêu chuẩn này được tính theo tiêu chuẩn IC, sàn gỗ công nghiệp phải đảm bảo được mức độ chịu lực là IC2 không bị biến dạng khi bị các vật đè nén.

Tiêu chuẩn chống cháy[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp độ này được đánh giá bằng tiêu chuẩn B, tất cả các loại sàn gỗ đều có tiêu chuẩn B1, cấp độ chống cháy cao, đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi sức cháy của tàn thuốc lá, tàn que diêm.

Tiêu chuẩn về mức độ an toàn của ván sàn công nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Được đánh giá theo lượng khí thải Formaldehyde với môi trường, những loại sàn gỗ có tiêu chuẩn E1 hoặc E0 thì đảm bảo độ an toàn với con người và môi trường.