Thành viên:TUIBAJAVE/Giác ngộ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Wikipedia là môi trường đã kiến tạo và hủy diệt rất nhiều thứ của tôi. Wikipedia đã có 20 năm tuổi trong đó tôi đã có 5 năm tuổi tại đây. Tôi đã ngộ ra được nhiều điều.

Bài viết tốt của đời ta[sửa | sửa mã nguồn]

Một bài viết ta đã bỏ rất nhiều công sức cho nó, đã bao giờ ta chăm chút cho nó như chăm chút chính mình, từ một bài sơ khai thành một bài tương đối, từ con người tệ hại thành một người giỏi giang. Ta phải làm gì để chú thích cho chính mình những nguồn uy tín nhất để bản thân có giá trị. Phải làm gì hoàn thiện từng li từng tí như hoàn chỉnh từng từ từng câu. Phải làm gì để liên kết bản thân như liên kết sang nhiều trang khác, quan hệ hữu ích của ta ở đâu. Phải làm thế nào để tăng chất lượng chính mình như một bài viết, tìm kiếm sự thú vị của nó để lên mục BCB để đăng Trang Chính. Ta sẽ thú vị giống như thế thế nào để thế giới có thể chiêm ngưỡng. Trước hết phải định vị chính mình, bố cục phù hợp từng phần, ta phải định vị những điều quan trọng nhất phải làm như những nội dung quan trọng nhất của bài viết. Và ta cần thời gian, để chính mình trở thành 1 bài viết tốt, 1 bài viết chọn lọc phải cần thời gian, cần sự sửa chữa, cần đóng góp ý kiến, cần làm vừa lòng người khác. Để có thể đạt đến mục đích cuối cùng. Đến lúc đó, chính mình và cuộc đời mình sẽ trở thành một bài viết tốt, một bài viết chọn lọc.

Bãi lầy bất tận[sửa | sửa mã nguồn]

"Một bài kém chất lượng-tôi muốn chất lượng hóa nó. Rồi sau đó lại muốn nó lên BCB. Sau khi nó lên BCB tôi lại muốn nó lên BVT. Và rồi tôi lặp đi lặp lại cái bãi lầy này...và thế là không thể rời khỏi Wikipedia. Thánh thần ơi!!!!!!!!!!!!"

Nghịch lý Wikipedia và ám ảnh của chủ nghĩa cầu toàn[sửa | sửa mã nguồn]

Wikipedia như một hố đen vũ trụ, nó cuốn hút tâm trí, ta đã không dễ dàng đoạn tuyệt và vẫn tiếp tục. Có những việc nhàm chán, thậm chí bé nhỏ, thậm chí vô nghĩa lặp đi lặp lại với cường độ cao, ta vẫn ở đây. Khi nhìn thấy một bài viết mà mình quan tâm, dù không hẳn là thích, ta muốn hoàn thành nó. Ta bị ám ảnh rằng nó đang dang dở, nó chưa hoàn thành. Sau khi nó đã hoàn thành ta bị ám ảnh dường như nó không hoàn hảo. Và thế là ta vẫn loay hoay dù chỉ là sửa một dấu chấm hay một dấu phẩy, nhưng rồi vẫn không thỏa mãn.

Câu hỏi trách nhiệm và lợi lọc[sửa | sửa mã nguồn]

Để đạt được một bài viết như ý, tôi theo đuổi nó, viết nó, hoàn thành nó. Đó là bài viết về một chủ đề phổ biến, chẳng hạn một trận đánh, một món ăn. Và rồi một ngày khi đi dạo trong nhà sách, tôi chợt nhận ra rằng: có những chủ đề đã có những quyển sách hẳn hoi, đầy đủ nội dung, một câu hỏi lớn đặt ra: tại sao ta không bỏ tiền ra để mua chúng, thay vì bỏ cả ngày tìm nguồn viết bài. Phải chăng ta đã sai khi không dùng thời gian đi kiếm tiền làm giàu, mà bỏ rất nhiều rất rất nhiều thời gian để hoàn thành một bài viết, các bài viết mà thậm chí mức hoàn thành công việc rất ít ỏi, và quan trọng là gần như chả có lợi lọc gì cho bản thân. Wikipedia đem đến một sự thỏa mãn mơ hồ, khi xem xét nó trên góc độ lợi ích thật ra chẳng có gì.

Sự hụt hẫng tâm lý và biện pháp khỏa lấp[sửa | sửa mã nguồn]

Ta cố đầy ắp tri thức trong môi trường ảo nhưng lại thiếu thốn vật chất trong môi trường thực. Ta cố quay lại đời thực nhưng tất cả chỉ là những khoảng trống vô hạn của sự hụt hẫng. Ta quay lại Wikipedia lấp đầy mọi thứ ở đây để tiếp tục lừa dối tâm trí và xoa dịu bản thân về hố sâu vực thẳm đời thực mà ta không đủ khả năng lấp đầy. Ta đã chọn lựa mạnh mẽ ở một thế giới khác như thuốc giảm đau để điều trị cho sự yếu đuối ở thế giới thực.

Thấy gì?[sửa | sửa mã nguồn]

Ôi wiki qua đôi mắt ta, suốt 3 năm qua ta đã thấy gì
  1. Không có công bằng gì đâu
  2. Một xã hội thu nhỏ, khôn thì sống, dại thì chết
  3. Có thể thỏa hiệp, hoặc không
  4. Những kẻ bỉ ổi đâm lén sau lưng người khác
  5. Quá khứ luôn bị nhắc mãi
  6. Sự xảo trá trong hành động của một số người
  7. Thói trịch thượng ta đây của thành viên lâu năm
  8. Để wiki tiếng Anh lên đầu
  9. Cãi lý tới cùng dù phát hiện mình sai bét
  10. Rất thích bình luận, đánh giá về chủ đề mà bản thân thật ra đéo biết cái đách gì
  11. Ngây ngô sau khi đâm thọt người khác
  12. Đạo đức giả, chiến thắng trong vỏ bọc
  13. Tinh thần cống hiến có thể bị chà đạp, xô đổ bởi những kẻ dốt nát
  14. Phá hoại đơn thuần chỉ là hiện tượng phản ứng
  15. Nhiều kẻ nghĩ wiki là sở hữu riêng
  16. Đánh trống lảng lèo qua chuyện khác
  17. Nhiều người ta tưởng bậc tài trí, qua vài sự kiện là sáng rõ ra. ha ha
Cách mà ta phản ứng
  1. Viết bài là trên hết
  2. Điều tốt nhất có thể làm là tránh xa mục ứng cử chất lượng
  3. Đừng làm việc mình không biết, không thích
  4. Đừng để cảm xúc bị lung lay bởi ác quỷ
  5. Chọn bạn mà chơi, chiến đúng kẻ thù
  6. Tốt nhất là im lặng
  7. Đôi khi cũng phải phang gạch tàu, chứ không người ta không biết điều
  8. Tránh xa bọn phá hoại, chỉ có mệt
  9. Đừng trả đũa ai khi không chắc về khả năng thực hiện
  10. Chơi đùa trong sự đồng thuận
  11. "Nước đổ lá khoai"
  12. Hồi sinh bất tận
  13. Biết dừng đúng lúc
  14. Nhịn
  15. Thỏa hiệp và cứng rắn
  16. Ăn miếng trả miếng
  17. Trả thù

Chuyện Trời ơi! năm 2019[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày xưa mình ứng cử, biết rất bị ế nên nghe lời đại ca mình thực hiện chiến thuật Lớn-Nhỏ, đã đăng 2 bài, 1 bài dài và 1 bài ngắn 6.000 bytes làm bài viết tốt. Nhiều thành viên vô hạch sách, "bài bạn ngắn quá"...mình lèo sang "có ngay bài dài đây". Thế là bọn họ lặng mất tăm. Cái chê ngắn đã không bỏ phiếu, gặp bài dài không thèm vô, dù chỉ là chê như thế nào đó cũng được, một sự im ắng đáng khinh. Cản trở chỉ là một sở thích là lý do mà thôi, chứ xây dựng đóng góp gì. Có kẻ dù thỏa mãn hết mọi yêu cầu vẫn quyết tâm không rút phiếu. Thế nên đừng nghĩ kẻ đánh giá việc ta làm là loại người gì đó cao siêu, hay ho, không có đâu. Và thế là Wikipedia có ngay cuộc thánh chiến 9 tháng với 71 tài khoản.

Động đất năm 2021[sửa | sửa mã nguồn]

Việc ta ta làm, tốt thế nào ta rõ, không phải ai đánh giá cũng hay ho, không thiếu những kẻ ngu còn la lối: dùng từ "thầy" để gọi. ờ thì thầy, thứ thầy láo đất Lâm Viên. Dạy công nghệ thông tin thì biết gì mà bày đặt. Đạp ra khỏi Wikipedia không biết bao nhiêu thành viên mà còn bày đặt làm công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và sự phát triển Wikipedia. Khạc!!! Phụt!!! Và thế là Wikipedia có ngay cuộc chiến dài gần 500 ngày với tư tưởng "trường kỳ kháng chiến, kháng chiến nhất định thắng lợi".