Thành viên:TUIBAJAVE/Trung tâm nghiên cứu lịch sử quan hệ cộng đồng Wikipedia/Cân bằng quyền lực trên Wikipedia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cân bằng quyền lực trên Wikipedia là trạng thái cân bằng của hai hay nhiều hơn hai bảo quản viên trong các vấn đề quản lý và gây ảnh hưởng trên Wikipedia.[a] Yếu tố cân bằng thể hiện trạng thái giám sát lẫn nhau, đây là điều tốt cho dự án.[b] Mục đích hình thành và đảm bảo cân bằng nhằm chống sự chuyên quyền hóa của một bảo quản viên.

Cân bằng là một trạng thái của hoạt động và quản lý tối ưu. Yếu tố cân bằng hiện diện trên nhiều ngõ ngách "đời sống cộng đồng Wikipedia". Trong các cân bằng, cân bằng quyền lực giữa các quản trị viên trở nên quan trọng hơn hết thảy, bởi vai trò, chức năng của nó.

Khái niệm cân bằng[sửa | sửa mã nguồn]

Cách tiếp cận giản đơn[sửa | sửa mã nguồn]

Cân bằng là một trạng thái ổn định của tình trạng quyền lực ngang nhau. Nó không tự nhiên có, mà cần xác lập, sự xác lập đó không có tuyên bố mà chỉ bắt đầu từ khi một thành viên thông thường chuyển đổi thành bảo quản viên. Môi trường Wikipedia không quá phức tạp như đời sống bên ngoài, nó không nhất thiết phải theo hình mẫu tam quyền phân lập. Nó chỉ đơn giản là trạng thái giám sát,[c][4] gây ảnh hưởng lẫn nhau giữa những con người có chức vụ, được cộng đồng trao công cụ quản lý. Do đó, khi nói về cân bằng quyền lực trên Wikipedia nó chỉ tập trung vào hai, hay nhiều hơn hai con người với những hành xử của họ.[5]

Sức nặng của quyền lực và thiết lập trạng thái cân bằng[sửa | sửa mã nguồn]

Quyền lực giữa các bảo quản viên không thể cân - đo - đong - đếm bằng số sửa đổi. Nó không thể dùng số sửa đổi để đo lường công sức và thời gian đóng góp. Không có cách nào xác nhận sự hiện diện của một bảo quản viên, thậm chí bảo quản viên đó đang quan sát Wikipedia, dù không đăng nhập. Tuy nhiên, việc thường xuyên sửa đổi, thảo luận, thực thi các kiểu tác vụ là cách duy trì sự hiện diện được cộng đồng thừa nhận là người có mặt thường xuyên để đóng góp. Cũng như qua sự hiện diện và tương tác mới có thể gây ảnh hưởng lên quan hệ cộng đồng. Tiếng nói của một bảo quản viên sẽ yếu đi nếu Wikibreak thường xuyên. Do đó sức nặng tạo nên một bên cân tuy không thể tính toán bằng đại lượng công sức thông thường, nhưng các đại lượng đó lại chi phối thực tế khả năng gây ảnh hưởng đối với hàng loạt thành viên, mà quyền lực được nhìn thấy từ đó. Khi hai hay nhiều hơn hai bảo quản viên có khả năng này thì khả năng khắc chế nhau sẽ hình thành.[5]

Thể hiện của cân bằng quyền lực[sửa | sửa mã nguồn]

Cân bằng quyền lực thể hiện theo hai tình huống chính: hòa bình và xung đột. Trong hòa bình, cân bằng thể hiện khi một bảo quản viên tương tác với các thành viên thông thường sẽ luôn lưu ý mình đang được giám sát.[d] Sự giám sát đó là lành tính, bảo quản viên đó luôn cân nhắc các quyết định của mình, tránh sự bất bình nhất là sự bất bình từ bảo quản viên khác.[5]

"...Một trường hợp xảy ra, hầu như các BQV có mặt đều xem xét. Và khi một BQV xử lý, đều được các BQV khác giám sát và xử lý tiếp theo, vì vậy, mức độ giám sát lẫn nhau, tự ý thức từng BQV đều có sự tuân thủ. Tôi không xử lý, sẽ có BQV khác xử lý. Tôi xử lý lần 1, có thể lần 2 do BQV khác xử lý...." - Thái Nhi.[7]

Trong xung đột, việc ra quyết định sai, lỗi, thiếu sự ủng hộ trong công việc dự án hay điều hòa quan hệ các thành viên sẽ thúc đẩy can thiệp mạnh mẽ của bảo quản viên khác. Các hành động kịch chiến khiến xung đột leo thang thậm chí bùng nổ, điều này nhằm ngăn chặn tức thì sự lạm quyền, và mau chóng đưa Wikipedia trở lại trạng thái trước thương tổn dự án và quan hệ cộng đồng.[5]

Tầm quan trọng[sửa | sửa mã nguồn]

Một quyền lực nếu đã có sự xác lập thì sẽ có sự chấm dứt. Quỹ thời gian của một bảo quản viên không giống nhau. Nhiều bảo quản viên có thời gian ngắn, do các yếu tố bận rộn cuộc sống nên đã từ nhiệm sớm. Nhiều bảo quản viên lại phục vụ lâu dài. Theo các lý thuyết về quyền lực chính trị, có lý thuyết lý giải một hiện trạng phổ biến của quyền lực là "sự hủ bại theo thời gian", nhất là quyền lực kéo dài. Quyền lực xác lập thuở ban đầu rất tốt đẹp, thường đáp ứng nhu cầu một bối cảnh lịch sử, nhưng dần hủ bại theo thời gian. Tại Wikipedia cũng xảy ra tình trạng tượng tự, các thành viên vẫn thường gọi bằng khái niệm "lạm quyền". Chung quy, một bảo quản viên rồi cũng đến ngày rời khỏi Wikipedia, nhưng nếu không chú trọng các vấn đề quyền lực trong thời gian tại nhiệm, cộng đồng có thể sẽ phải chứng kiến những rạn nứt, tổn hại của dự án do bảo quản viên đó gây ra. Và khi bảo quản viên đó rời đi, kẻ đó sẽ bỏ lại một Wikipedia đầy thương tích.[8]

Cân bằng là một nhu cầu, điều này có lợi cho dự án. Bởi vì đã có một số trường hợp đã xảy ra như tại Wikipedia tiếng Anh chả hạn, đã có bảo quản viên phá hoại. Có thể là mất quyền kiểm soát tài khoản, cũng có thể là một người hận thù đã kiên trì trở thành bảo quản viên và bắt đầu phá hoại. Nhu cầu cũng thể hiện ở chỗ chống lạm quyền từ những bảo quản viên âm mưu đưa Wikipedia xích lại với một quyền lực nhà nước.[8]

Quản trị viên sai phạm các kiểu, trục lợi, dùng rối,...đã không còn quá đỗi kinh ngạc với cộng đồng.[9] Do đó, cân bằng quyền lực là cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển tốt đẹp của dự án. Bởi vì Wikipedia của chúng ta ngày nay không phải là nơi "trăng sáng vằng vặc soi tận đáy nước". Cân bằng quyền lực đảm bảo cho chúng ta. Một bảo quản viên quyền lực sẽ luôn luôn ý thức rằng bên cạnh mình vẫn còn bảo quản viên khác, và sẽ không tự tiện quyết định mọi việc mà không cân nhắc thái độ cũng như khả năng phản ứng. Đây cũng là điều cảnh báo, lạm quyền sẽ dẫn đến sự cáo chung cho quyền lực của bảo quản viên đó.[a][8]

Mô hình cân bằng[sửa | sửa mã nguồn]

Cân bằng ngang[sửa | sửa mã nguồn]

Cân bằng ngang hay còn gọi là cân bằng đối trọng. Tức là sự cân bằng giữa các quyền lực ngang nhau, như giữa các bảo quản viên. Yếu tố đối trọng có thể là hai (như đối trọng cán cân), hoặc ba (như đối trọng chân vạc), hoặc nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, thường không có quá nhiều bảo quản viên hoạt động cùng lúc với mức độ hoạt động bằng nhau. Vài bảo quản viên vào sửa đổi đôi chút thì lại vắng bóng. Do đó, mô hình phổ biến của cân bằng không có quá nhiều bảo quản viên.[10]

v/s

BQV. Alphama v/s BQV. Nguyentrongphu

Cân bằng theo tầng[sửa | sửa mã nguồn]

Cân bằng theo tầng hay cân bằng hệ thống. Hành chính viên sẽ khắc chế hành chính viên, bảo quản viên khắc chế bảo quản viên, điều phối viên sẽ khắc chế điều phối viên. Và bên cạnh 'khắc chế ngang' sẽ là quyền cao hơn khắc chế quyền thấp hơn. Cụ thể là bảo quản viên có khả năng khắc chế điều phối viên vì có quyền cấm. Các hành chính viên thường không tham gia trực tiếp các vấn đề nghị sự cũng như trực tiếp khắc chế các bảo quản viên. Họ giữ vai trò giám sát chung và giám sát lẫn nhau, nên cân bằng của họ có thể gọi là "cân bằng tĩnh". Đó là yếu tố khiến các bảo quản viên phải cân nhắc trong hành động.[10]

=

HCV. DHN = HCV. ThiênĐế98

=

BQV. Nguyentrongphu = BQV. P.T.Đ

=

ĐPV. NhacNy2412 = ĐPV. Nguyenmy2302

(minh họa)

Cân bằng khối[sửa | sửa mã nguồn]

Cân bằng khối hay cân bằng nhóm, là tình trạng phân hóa đội ngũ quản trị. Hình thành chủ yếu hai phe rõ rệt, mỗi bên sẽ có một số bảo quản viên và điều phối viên nhất định. Thường thì tình trạng này hình thành theo thời gian. Trong khi một số quản trị viên xích lại gần nhau, thì một số người khác lại trở nên bất đồng. Các cuộc xung đột cục bộ tình cờ xác lập trạng thái người này đứng về người kia trong các vấn đề nghị sự cộng đồng.[10]

Cân bằng quần tụ[sửa | sửa mã nguồn]

Cân bằng quần tụ hay cân bằng hội tụ quần chúng, là cân bằng của việc tập trung đông đảo thành viên thông thường, 5, 10, 20, 50 thành viên thông thường nhằm làm đối trọng với một bảo quản viên. Điều này thường được dẫn dắt bởi một thành viên thông thường nhưng ít nhất phải có tiếng nói uy tín, một thành viên hoạt động thường xuyên. Cân bằng quần tụ cũng có thể được dẫn đầu bởi một bảo quản viên.[10]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Các trạng thái cân bằng quyền lực lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Cân bằng quyền lực kiểm định viên giữa hai kiểm định viên duy nhất là DHN và Mxn đã có từ thuở ban sơ, kéo dài đến nay không thay đổi. Nhưng ở cấp bảo quản viên thì có sự thay đổi nhộn nhịp hơn nhiều, người đến người đi, đã gần 20 năm với nhiều đời bảo quản viên. Mỗi thời kỳ tập trung một số bảo quản viên trong vài năm. Cũng có bảo quản viên hoạt động lâu dài, xuyên suốt hơn 10 năm. Theo nghiên cứu sơ bộ của TUIBAJAVE thì trạng thái cân bằng sớm nhất lịch sử là của bộ ba Vương Ngân Hà - Tttrung - Apple trong 2005 - 2007. Các bảo quản viên khác là Thaisk, Ctmt cũng từng là bộ phận của một hệ cân bằng (bộ 5), nhưng thời gian hoạt động mạnh của họ ngắn hơn. Năm 2008, là trạng thái cân bằng của bộ tứ Magnifier - Dung005 - Conbo - Ctmt. Và song hành cũng 2 bộ thay thế này là các bảo quản viên thường xuyên khác, với đóng góp lớn và ảnh hưởng mạnh, họ cũng tham gia như một phần gắn kết vào các bộ cân bằng đã liệt kê. Bao gồm, Vinhtantran, Nguyễn Thanh Quang, Trungda. Họ là những bảo quản viên hiện diện trong thời gian lâu dài hơn. Và do đó là một phần quan trọng của sự cân bằng quyền lực.[11]

Năm 2011 có bộ 2 cân bằng quyền lực Cheers! - Trungda, năm 2012, có thêm TuanUt. Đến 2013, Cheers! ra khỏi danh sách mà thay vào là Prenn và Hoang Dat để tạo thành bộ 4. Năm 2014, quyền lực giảm xuống còn bộ 3 TuanUt - Prenn - Hoang Dat. Năm 2015, Viethavvh thay Prenn, tiếp tục bộ 3 cân bằng quyền lực. Năm 2016, Hoang Dat trở thành vị bảo quản viên đầu tiên trong lịch sử tại vị trong môi trường không có bất kỳ mô hình đối trọng nào. Đến năm 2017, đánh dấu sự xuất hiện của các quyền lực mới.[11]

Từ 2018 trở đi, trạng thái cân bằng quyền lực phổ biến trên Wikipedia đã giảm xuống chỉ còn 2. Nhưng điểm quan trọng nhất của quyền lực bảo quản viên kể từ 2018 đó là, sự ra đi không phải trong hòa bình yên ắng. Wikipedia đã chứng kiến sự xung đột dữ dội giữa các bảo quản viên nhiều hơn, nghiêm trọng hơn các bậc tiền bối. Và các quyền lực chấm dứt bằng bất tín nhiệm, một sự kiện "chém giết chua cay" hơn cả mì Hảo Hảo nặng thêm 1 quả chanh. Bộ 2 cân bằng quyền lực Thusinhviet - Hugopako đã xảy ra chiến tranh với nhau, BQV Alphama đã xuất hiện và tuốt kiếm xử đẹp cả hai. Bộ 2 cân bằng quyền lực với tính chất 'đối trọng' này chuyển dần sang Bộ 2 cân bằng quyền lực Alphama - Tuanminh01 nhưng tính chất không phải đối trọng, mà là 'liên minh'. Thường được gọi là Liên minh Đảo Bali.[11]

Từ 2021, Nguyentrongphu nổi lên như một quyền lực cạnh tranh dữ dội, tái lập Trật tự Wikipedia. Dưới sự hỗ trợ của Hành chính viên ThiênĐế98 đã dẫn đến sự sụp đổ của Tuanminh01. Năm 2022, chiến tranh đồng cấp quy mô lớn nhất lịch sử giữa Alphama và Nguyentrongphu đã leo thang đến đỉnh điểm. Alphama sụp đổ vào mùa đông. Đầu 2023, đến lượt TuanUt - một quyền lực cũ kỹ, đã mờ nhạt cũng cáo chung. Nguyentrongphu trở thành bảo quản viên thứ hai lịch sử, sau Hoang Dat gần như quản lý Wikipedia mà không có đối trọng.[11]

Nỗ lực đối trọng của thành viên thông thường[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2020, Làm lại từ đầu như những ngày xưa yêu dấu xúc tiến một liên minh với Nguyenhai314 để chống TuanUt. Đó là nỗ lực đối trọng với bảo quản viên đầu tiên trong lịch sử từ các thành viên thông thường. Sau đó liên minh mở rộng thành Hiệp ước Phòng thủ chung Thành viên thông thường Wikipedia Mở rộng với mục tiêu mở rộng thêm 50 thành viên. Với giấc mơ 50 thành viên thông thường sẽ liên kết lại với nhau chống bất công từ bảo quản viên. Sau thời gian, liên minh chỉ có 6, mà còn gây lộn nhau. Liên minh đã tan rã vào 2021.[11]

Chính sách không cân bằng[sửa | sửa mã nguồn]

Chính sách Interaction ban[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là một chính sách hạn chế, một biện pháp bất đắc dĩ giữa các bảo quản viên. Để giúp cho hai người có hiềm khích tránh va chạm, một chính sách đã được tạo ra, tương tự "Nước sông không phạm nước giếng".[4] Trong môi trường Wikipedia tiếng Anh có một lượng bảo quản viên rất lớn, nếu hai người có vấn đề với nhau tránh va chạm cũng chả ảnh hưởng gì đến hoạt động dự án. Đôi khi vấn đề không phải là ai trong hai người tranh chấp lạm quyền, do đó không thể xử lý theo cách loại bỏ quyền lực. Nó chỉ đơn giản là các bất đồng, xung đột, rạn nứt quan hệ tay đôi. Cặp đôi như thế chỉ có các vấn đề với nhau, không trực tiếp ảnh hưởng quyền lực quản trị của họ với dự án, và không có ý nghĩa rối loạn sự cân bằng quyền lực trên toàn hệ thống. Bởi vì quy mô lớn của Wiki tiếng Anh đã tạo nên cho nó một hệ thống cân bằng quyền lực rất lớn, đúng ý nghĩa của khái niệm đa cực.[12]

Tại môi trường Wikipedia tiếng Việt, số bảo quản viên ít ỏi hơn nhiều, do đó chính sách này tuy có thể sử dụng, nhưng không có lợi cho dự án. Hai bảo quản viên tránh mặt nhau tại Wikipedia tiếng Việt mà vốn dĩ ít bảo quản viên hoạt động, khi hai bảo quản viên tránh né nhau, chỉ khiến công việc tồn đọng mà không ai giải quyết, nhưng nếu lại chạm mặt thì cũng căng thẳng. Do đó, lối thoát thường được thiết lập là bất tín nhiệm. Sau khi một người bị loại bỏ, người khác sẽ mau chóng được thay thế. Với tư tưởng "Ta là thầy" của Alphama, bảo quản viên này không hài lòng cách quản lý của Nguyentrongphu, và đã khước từ một thỏa thuận Interaction ban mà Nguyentrongphu đề xuất. Do đó, tình trạng cân bằng quyền lực bắt đầu khủng hoảng vì một bên cán cân liên tục chịu sức ép.[12]

Phá vỡ cân bằng[sửa | sửa mã nguồn]

Nỗ lực tái cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Nỗ lực của ThiênĐế98 vào năm 2020 là nỗ lực thay đổi hiện trạng đầu tiên của quyền lực kiểm định viên. Đối trọng 2 giữa DHN và Mxn đã duy trì gần 20 năm xuyên suốt lịch sử dự án. Và ngoại trừ lần chọn lựa của hai kiểm định viên này, không có một kiểm định viên nào được thiết lập sau đó. Hầu hết các đề xuất đều bị từ chối. Trường hợp của ThiênĐế98 là nỗ lực ứng cử thất bại duy nhất. Hoạt động ứng cử tiến hành vào ngày 30 tháng 5 năm 2020. Nỗ lực của ThiênĐế98 không phải làm phá vỡ cân bằng quyền lực kiểm định viên, chỉ là phá vỡ cân bằng đối trọng 2, với mục tiêu bổ sung thêm chính mình thành đối trọng 3. Nếu điều này thành công Wikipedia tiếng Việt sẽ có thế chân vạc kiểm định viên.[13][14]

Chiến tranh bánh xe[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh bánh xe (Hán Việt: Xa luân chiến) là chiến tranh lùi sửa giữa các thành viên. Đây là một tình huống xung đột nguy hiểm.[15] Khi các quản trị viên có các tác vụ lùi sửa lẫn nhau sẽ gây mất lòng. Việc lùi sửa qua lại nếu không kìm chế sẽ căng thẳng hơn nữa. Lâu ngày vết rạn nứt quan hệ ngày càng nghiêm trọng. Chiến tranh bánh xe nghiêm trọng nhất lịch sử Wikipedia là giữa Alphama và Nguyentrongphu. Phạm vi của nó tập trung vào vấn đề nghị sự nóng bỏng không phải một bài viết nào, mà là vấn đề dãy IP. Trong nhiều tháng cuối năm 2022 xảy ra cuộc tấn công dữ dội của Trieu Thuan Son vào Wikipedia, được xem là cuộc tấn công nghiêm trọng và tinh vi liên quan IP chưa từng có trong lịch sử phá hoại. Chiến lược ban đầu của Nguyentrongphu là cấm nặng tay các IP, bao gồm dải IP, nhưng hệ lụy là ảnh hưởng đến tính mở của Wikipedia.[16] Alphama đã tiến hành hàng loạt tác vụ trong nhiều lần khác nhau lùi sửa lệnh cấm. Khiến tình trạng cân bằng quyền lực giữa hai bảo quản viên chuyển từ trạng thái lành tính sang trạng thái "nóng như lửa". Sự thay đổi nhiệt năng của trạng thái cân bằng báo hiệu chuyển biến của một trận kịch chiến dữ dội sắp xảy ra.[17]

Xung đột quản trị viên cấp thấp[sửa | sửa mã nguồn]

Bên cạnh chiến tranh lạnh lẫn nóng của các tầng quyền lực cao, ở các điều phối viên cũng xung đột. Yếu tố cân bằng quyền lực của họ là thấp và ít ảnh hưởng trên Wikipedia. Họ chỉ có giá trị bổ trợ và củng cố một bên phe cánh đang hình thành trong cộng đồng. Đã có rất nhiều cuộc xung đột nóng giữa các điều phối viên, nhưng thường từ các vấn đề không lớn lắm, ít thay đổi hiện trạng cộng đồng. Cũng như các bảo quản viên có thể can thiệp, chế tài. Trong khi giữa các bảo quản viên rất khó làm điều đó. Cuộc chiến tranh đồng cấp điều phối viên lớn nhất trong thời gian gần đây là giữa NhacNy2412 và Nguyenmy2302. Lý do xung đột chỉ đơn thuần là viết bài cùng các hiềm khích tích lũy lâu dài. Tuy nhiên ít "toxic" hơn các bảo quản viên.[18]

Cân bằng sụp đổ[sửa | sửa mã nguồn]

Lý thuyết Chao đảo[sửa | sửa mã nguồn]

"...thuyền tình Alphama mong manh đã đắm giữa dòng, mộng quyền lực tàn phai, gương xưa vỡ tan, sao mà soi mặt nạ được hà..."

trích: Trái tim băng giá của Thiếm Hà

Cân bằng quyền lực nếu có thể giữ vững sẽ kéo dài trạng thái hòa bình yên ổn cho dự án. Nhưng trong quá trình hoạt động dự án và diễn biến cộng đồng, không phải lúc nào điều này cũng dễ dàng. Đôi khi các bảo quản viên tránh chạm mặt nhau, nhưng vài người với cá tính "ăn thua đủ" như Alphama lẫn Nguyentrongphu khiến tình trạng cân bằng chuyển sang chao đảo. Họ chạm nhau từ lần này sang lần khác. Để tránh sự chao đảo xảy ra gây nguy hiểm cho mình Alphama đã có đường hướng nỗ lực giữ cân bằng. Sự gia tăng các quan hệ đồng minh với Nguyentrongphu thù địch thúc đẩy Alphama gây dựng vây cánh cho riêng mình. Tuy vậy, cố gắng của Alphama không như mong đợi: FCBM được đề xuất điều phối viên nhưng đã từ chối,[19] Mongrangvebet đã ứng cử thành công nhưng lại giữ mình ở vị thế trung lập với Alphama, Ngomanh123 thì "ngủm củ tỏi" vì bị phát hiện dùng rối, Tàn Kiếm bị Nguyenhai314 - một đồng minh với Nguyentrongphu xử đẹp, Không hề giả trân cũng bị Nguyentrongphu dùng chiến lược Bẫy thang xử đẹp. NhacNy2412 thì trở cờ thân với Nguyentrongphu sau Khủng hoảng NhacNy2412. Victor311 thì thù Nguyentrongphu do bị kiểm định, Alphama kè kè theo nhưng thành viên này không hứng thú qua lại với Alphama. Do đó có thể nói, con thuyền quyền lực của Alphama chao đảo đã cố quăng rất nhiều mỏ neo đến nhiều thành viên để tạo dựng thế cân bằng đã hoàn toàn thất bại. Đại dương Wikipedia bao la đã không ưu ái cho Alphama nữa rồi.[20]

Lý thuyết Lệch cân[sửa | sửa mã nguồn]

Khi tình trạng chao đảo diễn ra, hai đầu đối trọng sẽ bị nhổng lên ở một bên. Hình ảnh ví von này cho thấy cân bằng quyền lực như trạng thái ổn định giữa hai bảo quản viên đã mất. Đồng nghĩa, một người sẽ "tiêu tùng". Nguyentrongphu tuy không được lòng nhiều người nhưng cũng không phải người bị nhiều người ghét như Alphama. Alphama đã xung đột với ThiênĐế98 trong năm 2019, Nguyenhai314 trong năm 2020, Kill-Vearn trong năm 2021, cùng hàng loạt thành viên khác,...danh sách kẻ thù chạy dài như con đường đèo đến bờ vực quyền lực. Alphama đã tự đưa mình đến đó. Không cần ai tổ chức, không hội họp, không ký kết gì cả, thù hằn này chỉ chờ dịp bùng phát, các thành viên căm thù sẽ xuất hiện trong một sự kiện Điểm hẹn. Cán cân đã lệch bất lợi sang một bên với khối thù hằn đã trở nên nặng nề và ngày càng nặng hơn bởi sai lầm của Alphama trong đối nhân xử thế.[21]

Cán cân sụp đổ[sửa | sửa mã nguồn]

Hai bảo quản viên là Alphama và Nguyentrongphu đã đe dọa bất tín nhiệm nhau trong một thời gian dài.[22] Nhưng tình trạng Wikibreak thường xuyên của Alphama đã dẫn đến một hệ lụy nặng nề cho số phận bảo quản viên này. Tương tác cộng đồng thấp, các quan hệ bạn bè trên dự án mất đi độ sâu. Bảo quản viên này tập trung xây dựng quan hệ quá nhiều vào thành viên mới vốn không có nhiều đóng góp và ảnh hưởng. Những tiếng nói đó là không có sức nặng. Lẽ ra nên củng cố các thành viên thân thiện có sức nặng, chả hạn như NhacNy2412, Caruri,... Sự sụp đổ của Alphama đã làm sáng tỏ yếu tố chủ chốt của cân bằng quyền lực. Đó là quyền lực cần được duy trì bởi sự hiện diện thường xuyên, các thói quen 'vắng bóng' sẽ phá vỡ nó, quyền lực không còn thì cân bằng sẽ đổ. Sự sụp đổ của Alphama cũng làm sáng tỏ quyền lực cần được chơi đùa như trò chơi chính trị. Bao gồm sự đảm bảo của một phạm vi "thành viên thân thiện". Bởi vì quyền lực một bảo quản viên sẽ cáo chung không nhất thiết là sự sai phạm chính đáng, tình trạng cân bằng bị phá vỡ không phải vì quyền lực đó có vấn đề thật sự. Nó chỉ đơn giản là quyền lực đó đã không còn được cần đến và các đối trọng muốn bức tử nó. Và điều đó trở nên dễ dàng khi các mũi giáo chĩa về một bảo quản viên đơn độc.[23]

Một cách dễ hiểu, Alphama đã duy trì một quyền lực bảo quản viên đầy đủ, đúng đắn và phù hợp với vai trò, chức năng và hoạt động thực tiễn của mình. Nhưng quyền lực Alphama chỉ thỏa mãn một trong hai yếu tố cần thiết của trạng thái cân bằng quyền lực. Đó là thỏa mãn yếu tố giám sát và khắc chế bảo quản viên khác. Nhưng lại thiếu đi yếu tố thứ hai của cân bằng quyền lực là "vây cánh", hay một mỹ từ là "sự ủng hộ cộng đồng". Do đó khi mâu thuẫn và xung đột dâng cao, từng thành viên thù địch đã xích lại gần nhau. Một tập hợp lớn hơn sẽ khiến cho một bên cán cân trở nên nặng hơn và cân bằng quyền lực có Alphama đối trọng sẽ không thể duy trì. Quyền lực Alphama đã có những tác động tiêu cực nhưng không có cơ chế phù hợp duy trì cân bằng để có thể kéo dài sự tồn tại giữa các quyền lực khác. Cuối cùng Alphama sụp đổ đầy cay đắng trong thời điểm được coi là không hề xứng đáng là đối trọng nằm trên cán cân với bất kỳ bảo quản viên nào khác.[23]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Trích P.T.Đ: "...Cách để phát triển cộng đồng bền vững là phải thu hút nhiều người tham gia, khi đó sẽ pha loãng được sự độc tài, quyền lực bị phân tán, muốn làm gì cũng phải ngó trước ngó sau chứ không là ăn hành..."[1]
  2. ^ Trích Nguyentrongphu: "...chính phủ Mỹ có 3 nhánh quyền lực để chống việc độc tài (Quốc hội, Tòa án tối cao và tổng thống)...".[2]
  3. ^ Trích Cheers!: "...Tất cả các hoạt động, ngay cả của BQV, cũng đều được giám sát lẫn nhau..."[3]
  4. ^ Trích CNBH: "...giám sát lẫn nhau ở đây là chuyện bình thường thôi..."[6]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thành viên:Nguyentrongphu/lưu trữ/BQV trên Wikipedia có khả năng dắt mũi dư luận (tăng hai), 21:12, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC), ngày truy cập 7 tháng 7 năm 2023
  2. ^ Thành viên:Nguyentrongphu/lưu trữ/BQV trên Wikipedia có khả năng dắt mũi dư luận (tăng hai), 02:49, ngày 5 tháng 9 năm 2021 (UTC), ngày truy cập 7 tháng 7 năm 2023
  3. ^ Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/TuanUt, ngày truy cập 7 tháng 7 năm 2023
  4. ^ a b Thành viên:Nguyentrongphu/lưu trữ 13, Xin lỗi mình lắm chuyện, ngày truy cập 7 tháng 7 năm 2023
  5. ^ a b c d TUIBAJAVE 2023, tr. 3-5.
  6. ^ Thảo luận Thành viên:Saruman, Bản mẫu CTVN, ngày truy cập 7 tháng 7 năm 2023
  7. ^ Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên/Lưu 2013 2, Không công bằng, ngày truy cập 7 tháng 7 năm 2023
  8. ^ a b c TUIBAJAVE 2023, tr. 6-7.
  9. ^ Thảo luận Thành viên:Plantaest/Lưu 5, Sửa đổi quyền miễn cấm IP & Wikipedia:Yêu cầu kiểm định tài khoản/Rối chính trị, ngày truy cập 7 tháng 7 năm 2023
  10. ^ a b c d TUIBAJAVE 2023, tr. 8-11.
  11. ^ a b c d e TUIBAJAVE 2023, tr. 12-14.
  12. ^ a b TUIBAJAVE 2023, tr. 15-16.
  13. ^ Wikipedia:Biểu quyết chọn kiểm định viên/ThiênĐế98, ngày truy cập 7 tháng 7 năm 2023
  14. ^ TUIBAJAVE 2023, tr. 17.
  15. ^ Wikipedia:Bảo quản viên, Khôi phục hành động đã bị lùi lại ("xa luân chiến"), ngày truy cập 7 tháng 7 năm 2023
  16. ^ Thành viên:TUIBAJAVE/Trung tâm nghiên cứu phá hoại/Chiến tranh TTS – cộng đồng Wikipedia, ngày truy cập 7 tháng 7 năm 2023
  17. ^ TUIBAJAVE 2023, tr. 18.
  18. ^ TUIBAJAVE 2023, tr. 19.
  19. ^ Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/FCBM, ngày truy cập 7 tháng 7 năm 2023
  20. ^ TUIBAJAVE 2023, tr. 20.
  21. ^ TUIBAJAVE 2023, tr. 21.
  22. ^ Thảo luận Thành viên:Nguyentrongphu (2022), 17:10, ngày 8 tháng 11 năm 2022 (UTC)
  23. ^ a b TUIBAJAVE 2023, tr. 22.

Tài liệu nghiên cứu cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]

  • TUIBAJAVE (2023), Cân bằng quyền lực trên Wikipedia, TpHCM.
Đây là một Bài viết tốt.