Thành viên:Legend.no1

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trung tâm bảo vệ quyền tác giả Việt Nam[1][sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 19/4/2002 Tổng thư ký hội nhạc sĩ Việt Nam đã ra Quyết định số 19/2002/QD-NS về việc thành lập Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC). Căn cứ theo Công văn số 28/BTCCBCP-TCPCP ngày 18/4/2002 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (Bộ nội vụ ngày nay) đồng ý để Hội Nhạc sĩ Việt Nam thành lập Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Đây là tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả duy nhất tại Việt Nam, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh và Văn phòng đại diện ở thành phố Đà Nẵng.

Kể từ khi được thành lập (2002) đến nay, VCPMC đại diện cho gần 4.000 tác giả thông qua các hợp đồng uỷ quyền, và là đại diện cho gần 4 triệu tác giả trên thế giới thông qua 70 hợp đồng song phương với các tổ chức quyền tác giả âm nhạc tương ứng, có phạm vi điều chỉnh trên 160 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Với tư cách là thành viên của Liên minh các tổ chức quyền tác giả âm nhạc và lời trên thế giới CISAC, VCPMC - tổ chức duy nhất ở Việt Nam có trách nhiệm và quyền hạn kiểm soát và bảo vệ lợi ích hợp pháp của hàng chục triệu tác phẩm của các nhạc sĩ trên thế giới tại Việt Nam.

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

1. Tên đầy đủ là Trung tâm bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam, sau đây được gọi là Trung tâm Quyền tác giả Âm nhạc.

2. Tên viết tắt của Trung tâm là: TTQTGAN

3. Tên giao dịch quốc tế:   Vietnam Center for Protection of Music Copyright.

Viết tắt là: VCPMC

Tư cách pháp lý[sửa | sửa mã nguồn]

1. Trung tâm là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận. Thực hiện quản lý tập thể đối với các quyền tác giả âm nhạc được uỷ thác.

2. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có tàI khoản và con dấu riêng.

Trung tâm hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và tự hạch toán.

3. Trung tâm chịu sự quản lý của Hội Nhạc sĩ Việt Nam (HNSVN) mà đại diện là Ban Thư Ký HNSVN, hoạt động theo quy định của pháp luật và điều lệ của TT QTGAN, được sự bảo trợ của Bộ Văn Hoá Thông tin.

Mục đích hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Mục đích hoạt động của Trung tâm gồm:

1. Khai thác và bảo vệ các quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc được luật pháp công nhận bảo hộ trên cơ sở: Hợp đồng uỷ thác quyền tác giả (HĐUTQTG).

2. Giúp các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hoạch định và thực hiện chính sách về quyền tác giả.

3. Giúp những người sử dụng tác phẩm được thuận lợi và đảm bảo.

4. Góp phần phát triển văn hoá âm nhạc thông qua hoạt động xã hội nghề nghiệp.

Phạm vi hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tâm có phạm vi hoạt động trong cả nước. Trung tâm có trụ sở tại Hà Nội và các Chi nhánh đại diện tại các địa phương.Thực hiện quản lý tập thể đối với các quyền tác giả âm nhạc được uỷ thác.

Nhiệm vụ[sửa | sửa mã nguồn]

1. Thường xuyên phối hợp với các cơ quan hữu quan, phổ biến kịp thời đầy đủ luật pháp, chủ trương, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực bản quyền tác giả và các hoạt động của Trung tâm tới các chủ sở hữu quyền tác giả có hợp đồng uỷ thác với Trung tâm sau đây được gọi tắt là: thành viên.

2. Thực hiện  quyền được thành viên uỷ thác trong lĩnh vực âm nhạc bao gồm:

-    Cấp phép sử dụng, ký kết hợp đồng sử dụng.

-    Thu tiền sử dụng tác phẩm theo hợp đồng.

-      Phân phối (theo định kỳ ) các khoản thu được từ việc khai thác tác phẩm.

3. Hợp tác với các tổ chức bảo vệ quyền tác giả nước ngoài nhằm tranh thủ sự hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đôi bên.

4. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thành viên trước pháp luật.

5. Trung tâm có thể hỗ trợ những người không phải là thành viên trong từng trường hợp có uỷ thác cụ thể.

6. Thực hiện các hoạt động khác phù hợp với luật pháp, tôn chỉ  mục đích và Điều lệ của Trung tâm.

Quyền hạn[sửa | sửa mã nguồn]

1. Trung tâm có tất cả các quyền mà chủ sở hữu đã uỷ thác theo hợp đồng.

2.  Đại diện cho thành viên trong quan hệ đối ngoại, gia nhập và tham gia hoạt động của các Hiệp hội quốc tế hoạt động trong lĩnh vực bản quyền tác giả theo đúng quy định của pháp luật.

3. Thành lập, hoặc giải thể những tổ chức, chi nhánh trực thuộc

Phạm vi quản lý quyền tác giả[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tâm quản lý các quyền được uỷ thác trong phạm vi sau đây:

1. Quyền biểu diễn nơi công cộng (biểu diễn ca nhạc, chơi nhạc hoặc biểu diễn nhạc ở phòng lớn, khách sạn, sàn nhẩy, tiệm giải khát và những nơi công cộng khác).

2. Quyền phát trên sóng : trực tiếp, ghi trên sóng phát thanh truyền hình.

3. Quyền ghi âm: băng, đĩa … và các hình thức ghi âm khác.

4. Quyền sử dụng trong phim, sân khấu, video …

5. Quyền sao chép, in ấn.

6. Những quyền liên quan khác mà luật pháp cho phép.

Quản lý quyền tác giả ở nước ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

1. Trung tâm có thể uỷ thác cho các tổ chức tương ứng ở nước ngoài để quản lý quyền tác  giả uỷ thác tại các lãnh thổ đó theo quy định của luật pháp.

2. Trung tâm  cũng có thể nhận uỷ thác của các tổ chức tương ứng nước ngoài, và bảo vệ  quyền được uỷ thác theo đúng pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm[sửa | sửa mã nguồn]

1. Tổ chức Trung tâm gồm:

2. Hội đồng Quản lý (HĐQL)

3. Ban giám đốc (BGĐ)

4. Ban thanh tra (BTT)

5. Trung tâm có Hội đồng cố vấn để tư vấn cho HĐQL & BGĐ.

Quản lý tài sản, tài chính[sửa | sửa mã nguồn]

Khoản thu

Kinh phí hoạt động của Trung tâm gồm những nguồn thu sau đây:

-      Các khoản khấu trừ % để chi phí cho hoạt động dịch vụ của Trung tâm và các tổ chức trực thuộc của Trung tâm.

-      Các khoản hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong nước

-      Các khoản tài trợ từ nước ngoài

Mọi khoản thu trực tiếp nhập vào tài khoản  của Trung tâm.

Khoản chi

-       Các chi phí hành chính để duy trì hoạt động của Trung tâm.

-       Trả lương cho cán bộ, công nhân viên chuyên trách của Trung tâm .

-       Các chi phí cần thiết khác.

Mọi khoản thu, chi tài chính đều được báo cáo công khai hàng năm bằng văn bản.

  1. ^ Theo nội dung của Quyết định số 19/2002/QD-NS ngày 19/4/2002 Về việc thành lập Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam và Điều lệ hoạt động của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả Việt Nam