Thành viên:Letrinhnguyen1997

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

THỰC TRẠNG LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2016

Giới thiệu

Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng trong mỗi quốc gia, duy trì lạm phát là một trong những mục tiêu nhà nước đã đề ra để ổn định nên kinh tế của đất nước. Trong tình hình nhưng năm gần đây thì Nhà nước đã có nhưng kế hoạch, chính sách giúp chúng ta hạn chế được lạm phát, song vì cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2008 lên đến 20% là một tổn thất không hề nhỏ cho Đất nước ở thời kỳ bấy giờ, nhiều tổ chức Quốc tế cũng đã tỏ ra mối e ngại cho tình hình kinh tế của nước ta. Để vượt qua cuộc khủng hoảng này Nhà nước đã không ngừng cải cách, thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm xoát làm phát. Thêm vào đó các nhà kinh tế học cũng đã có những dự đoán tình hình lạm phát trong những năm gần đây.

Nhìn lại trong 5 năm gần đây, từ năm 2012 đến năm 2016, có thể thấy được Nhà nước ta đã cố gắng để không để lạm phát vượt qua mức tối đa bằng những chính sách ổn định tỷ giá hối đoái, chính sách tiền tệ, tín dụng ngân hàng, kiềm chế CPI không quá một con số,...

Lạm phát năm 2012[sửa | sửa mã nguồn]

1. Tình hình:[1]

-    Vào năm, chỉ số lạm phát chỉ tăng 6,81%, thấp hơn nhiều so với ngưỡng dưới 10% mà Chính phủ đặt mục tiêu.Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011. Giữa các tháng trong năm cũng có sự thay đổi liên tục. Đặc biệt trong tháng 12 năm 2012: tăng 0,27% so với tháng 11 và tăng 6,81% so với tháng 12/2011.

     -    Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng mạnh nhất, lên đến 1,17%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng cao hơn mức tăng chung nhưng cũng đều dưới 1%  như: thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,59%, văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,34%, đồ uống và thuốc lá tăng 0,32%. Bên cạnh đó, mặc dù là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong mục hàng hóa được tính CPI, hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ tăng khiêm tốn 0,28%, cụ thể hơn: lương thực tăng 0,13%; thực phẩm tăng 0,28%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,4%.

    -    Còn những nhóm hàng “dễ thay đổi”, vốn tác động mạnh tới CPI như nhóm vật liệu xây dựng (tăng 0.15%), nhóm giáo dục (tăng 0.09%), nhóm giao thông (giảm 0,43%) … lại tăng thấp hơn cả mức tăng chung so với các tháng trước. Nhóm dịch vụ y tế và thuốc sau 2 tháng liên tiếp tăng kỷ lục đến 10-20%, đã được Chính phủ yêu cầu gia tăng khoảng cách giữa các thời gian tăng giá viện phí thì chỉ còn tăng 0,14%, trong đó, dịch vụ y tế tăng 0.03%

2. Đánh giá:

    -     Nhìn lại năm 2012, Tổng cục Thống kê đã đánh giá như sau:

    -     Dù cách xa so với mục tiêu CPI đề ra ban đầu thì năm 2012 vẫn là năm giá có nhiều biến động bất thường. Lạm phát năm nay chỉ tăng hơn so với mức tăng 6,52% của năm 2009 – năm suy giảm kinh tế mạnh và thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011.

    -    Cơ quan này còn phân tích, mặc dù CPI tăng không quá cao vào hai tháng đầu năm (tăng 1,0% vào tháng 1 và tăng 1,37% vào tháng 2) nhưng đã tăng dần vào các tháng sau và tăng cao nhất vào tháng 9 với mức tăng 2,20%. Có thể nói, đây là tháng chịu nhiều tác động nhất, chủ yếu đến từ 2 nhóm : thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục. Tuy nhiên, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng sau đó đã chậm dần và có dấu hiệu chững lại trong những tháng cuối năm.

    -     Xét tổng thể trong năm, có tới 7 tháng CPI chỉ tăng dưới 1% và hầu hết các tháng chỉ tăng dưới 0,5%. Không những vậy, còn một điều khác thường nữa của thị trường giá cả trong nước năm nay là CPI không giảm vào sau Tết âm lịch như các năm trước mà giảm vào hai tháng giữa năm (Tháng 6 và tháng 7).

    -     Ngoài ra, cũng có sự thay đổi giữa các mục khác như: chỉ số giá vàng tháng 12/2012 tăng 0,46% so với tháng trước; tăng 0,4% so với tháng 12/2011. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2012 tăng 0,03% so với tháng trước; giảm 0,96% so với tháng 12/2011.

3. Nguyên nhân:

Nguyên nhân dẫn đến các sự thay đổi về chỉ số giá tiêu dùng có thể đến từ nhiều phía:

  • Về tiền tệ,tín dụng: do cung tiền trong những năm vừa qua có sự nới lỏng quá mức là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát cao ở nước ta. Nếu như năm 2000, tỷ lệ cung tiền trên GDP của Việt Nam chỉ ở mức dưới 60% thì đến cuối năm 2010 đã lên đến trên 130% GDP(tổng dư nợ tín dụng trên 110% GDP). Cung tiền của Việt Nam tăng khá nhanh so với các nước trong khu vực, cao hơn tốc độ tăng GDP theo giá thực tế trong thời gian dài. Từ đó đã gây ra lạm phát cao vào các năm trước đây như  2008, 2009...Vì thế, không ngoại lệ, chỉ số lạm phát năm 2012 vẫn bị đẩy lên cao vì nguyên nhân này
  • Về cơ cấu kinh tế: cơ cấu và hiệu quả đầu tư cũng đẩy lạm phát lên cao, đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bất ổn định các cân đối vĩ mô và đẩy lạm phát tăng cao trong thời gian vừa qua.
  • Yếu tố “cầu kéo” : CPI tăng chủ yếu do tác động của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục.Sự ổn định của lạm phát năm 2012 là kết quả và chịu sự chi phối rất lớn của sự tăng chậm lại rõ rệt của tổng cầu, cả tổng cầu tiêu dùng và tổng cầu đầu tư, cả tổng cầu trong nước và xuất khẩu.
  • Yếu tố chi phí đẩy:Trong đó, cước vận tải năm 2012 tăng 13,2% so với năm trước với mức tăng giá cước tại dịch vụ vận tải hàng hóa là 7,82%. Chỉ số giá cước vận tải đường sắt năm 2012 tăng 15,49% so với năm 2011; đường bộ và xe buýt tăng 9,98%; đường thủy tăng 7,84%; đường hàng không tăng 31,97%. Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất năm 2012 tăng 9,04% so với năm 2011.Với mức tăng tổng cộng tới 14,4%, đưa giá xăng dầu lên mức cao kỷ lục từ trước tới nay.

4. Giải pháp Nhà nước đưa ra:

Mặc dù chỉ số lạm phát năm nay không có nhiều tác động xấu đến nền kinh tế của đất nước, nhưng cần có chú trọng và giải quyết các vấn đề tồn đọng, rút kinh nghiệm để chuẩn bị vào các năm tiếp đến. Theo đó, Chính phủ nước ta đã có các biện pháp can thiệp, giải quyết kịp thời vấn đề lạm phát này:

  • Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 25/2012/CT – TTg ngày 26/9/2012 tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá những tháng cuối năm 2012 với nội dung chủ yếu là giãn tiếp độ điều chỉnh tăng giá điện và dịch vụ y tế. Nhờ đó, thị trường giá cả quí IV/2012 đã nhanh chóng ổn định trở lại và nguy cơ tái lạm phá cao đã bị đẩy lùi. Chỉ số giá tiêu dùng 3 tháng cuối năm 2012 tăng chậm trở lại, góp phần tích cực vào thành tích CPI cả năm tăng 6,81% so với cuối năm trước và bình quân cả năm tăng 9,21% - đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát đặt ra từ đầu năm.
  • Kiềm chế lạm phát năm 2012 còn được sự hỗ trợ của ổn định tỷ giá hối đoái suốt cả năm 2012 với tỷ giá hối đoái liên ngân hàng cố định ở mốc 20.828 VND/USD. Chỉ số giá vàng tháng 12/2012 chỉ tăng 0,4% so với năm trước, bình quân cả năm tăng 7,83% và chỉ số giá đô la Mỹ thậm chí còn giảm 0,96% và bình quân cả năm tăng có 0,18%.
  • Song song với chính sách ổn định tỷ giá hối đoái, chính sách tiền tệ và tín dụng ngân hàng thận trọng đã góp phần tích cực vào kiềm chế lạm phát năm 2012.
  • Ðiều hành tỷ giá chủ động, phù hợp, không để biến động lớn. Giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại; bảo đảm vốn cho sản xuất; kiểm soát chặt cho vay bất động sản và kinh doanh chứng. Nhờ vậy, mặt bằng lãi suất cũng được kéo giảm xuống rõ rệt trong năm 2012
  • Chính sách tài khóa năm 2012 tuy chưa thật sự thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát song cũng không nới lỏng chi tiêu NSNN để có thể gây ra lạm phát cao.
  • Đầu tư công năm 2012 cũng được quản lý chặt chẽ hơn theo chỉ thị 1792/2011/CT – TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư vốn NSNN và vốn trái phiếu chính phủ. Bảo đảm nợ công trong giới hạn an toàn.

Tăng cường quản lý nhà nước về giá; xử lý nghiêm khắc các hành vi tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với các nguyên vật liệu quan trọng và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu; công khai, minh bạch và tăng cường cơ chế thị trường đối với giá các hàng xăng dầu, điện và những mặt hàng nhạy cảm khác chưa có cạnh tranh thị trường đầy đủ.

Lạm phát năm 2013[sửa | sửa mã nguồn]

1. Tình hình:

    -     Vào tháng 12/ 2013, theo như Tổng cục Thống kê đã công bố thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 6.04% so với tháng 12/2012.

    -     Như thường lệ, vẫn có nhiều thay đổi liên tục giữa các tháng và các chỉ số giá tiêu dùng giữa các nhóm hàng hóa và dịch vụ cũng có sự khác nhau đáng kể:Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có chỉ số giá tháng 12/2013 so với tháng trước tăng cao nhất với mức tăng 2,31%. Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,57%. Hàng ăn dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng 0,17%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,27%. Các thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,25%. Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%.

    -     Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại bao gồm giao thông vận tải giảm 0,23%, bưu chính viễn thông chỉ số giá giảm 0,01%.

    -    Về tăng trưởng GDP, số liệu chính thức từ Tổng cục Thống kê cho biết, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012. Trong đó, quý I tăng 4,76%, quý II tăng 5,00%, quý III tăng 5,54%, quý IV tăng 6,04%.

Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế cả năm, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,4%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3% và khu vực dịch vụ chiếm 43,3%.

2. Đánh giá:

    -     Sau khi phân tích và đưa ra công bố, Tổng Cục Thống kê đã đánh giá:  ngành sản xuất công nghiệp đã có dấu hiệu phục hồi, đặc biệt là các ngành như công nghiệp chế biến, chế tạo đã có chuyển biến rõ nét. Chỉ số tồn kho, tiêu thụ đã diễn biến tích cực. Trong đó, chỉ số sản xuất ở một số ngành tăng cao như dệt may, sản xuất da, sản xuất thiết bị điện...

    -     Có thể nói, đây là năm có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, đồng thời phá vỡ chu kỳ “hai năm cao, một năm thấp” thường được lặp lại như trước đây. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2013 tăng 6,6% so với bình quân năm 2012. Đây có thể xem là thành công nổi bật của năm 2013, bởi nhờ đó, nền kinh tế cũng tăng trưởng rất nhiều, gần như đạt được mục tiêu mà Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra (lạm phát thấp hơn nhưng tăng trưởng cao hơn).

3. Nguyên nhân:

  • Tình hình nợ xấu nước ta năm nay vẫn chưa được cải thiện, nên dòng chảy tiền vẫn bị tắc nghẽn. Tình trạng thừa tiền, thiếu vốn còn kéo dài.
  • CPI tăng do một số nguyên nhân chủ yếu: Nhà nước đã có các chiến lược cũng như cách giải quyết điều chỉnh giá một số mặt hàng và dịch vụ thiết yếu theo cơ chế thị trường để tránh tình trạng lạm phát tăng quá mức: giá xăng dầu dù được điều chỉnh tăng và giảm nhưng tổng kết lại vẫn tăng và cả năm thực tế đã tăng giá 2,18%, góp tăng CPI chung cả nước 0,08%. Giá điện năm qua thực tế đã được điều chỉnh tăng 10%, đẩy CPI chung tăng khoảng 0,25%. Bên cạnh đó, giá gas cả năm tăng gần 5%, đóng góp vào CPI cả nước với mức tăng 0,08%...
  • Nhu cầu hàng hóa tiêu dùng của dân cư và tiêu dùng cho sản xuất thường tăng vào dịp cuối năm; Ảnh hưởng của thiên tai, mưa bão...cũng là một yếu tố quan trọng.
  • Áp lực từ sự mất cân đối thu - chi ngân sách nhà nước các cấp, với mức bội chi trong 8 tháng qua đã lên tới hơn 100.000 tỷ đồng; trong khi trái phiếu Chính phủ đang ế hơn so với đầu năm. 
  • CPI năm 2013 vẫn tăng nhưng thấp chủ yếu do năm nay được mùa trên cả nước nên nguồn cung lương thực dồi dào, cùng với đó là sức mua phục hồi chậm, tổng cầu thấp.
  • CPI cũng bị tác động  bởi giá một số hàng hóa Việt Nam có kim ngạch xuất, nhập khẩu lớn và giá lương thực, thực phẩm có xu hướng giảm

4. Giải pháp Nhà nước đưa ra:(*)

  • Trong năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có nhiều cải thiện trong việc điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá, thị trường vàng linh hoạt và hiệu quả, đóng góp vào mục tiêu kiềm chế lạm phát tăng quá mức cũng như đưa nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
  • Để kiềm chế CPI không quá một con số, theo chỉ đạo của Chính phủ, các sở, ban, ngành chức năng phải theo dõi sát tình hình giá cả thị trường và diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại địa phương, kịp thời có biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật kiềm chế tốc độ tăng CPI của địa phương; tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về giá, thuế, phí trên địa bàn; xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm, lợi dụng thời gian cao điểm để tăng giá, phí tùy tiện, trái pháp luật hoặc tăng giá dây chuyền khi yếu tố hình thành giá không có biến động lớn; đặc biệt, bảo đảm hạn chế thấp nhất tác động đến tốc độ tăng CPI năm 2013.
  • Đưa ra các Nghị quyết 01 và Nghị quyết 02 để cùng lúc giảm nhẹ cả 3 gánh nặng của năm tài chính, vốn và thể chế nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn và tiết kiệm được nhiều chi phí sản xuất khác. Từ đó bảo đảm cán cân cung cầu được cân bằng.

Ngoài ra, Nhà nước ta cũng có một quyết định lớn là tái cơ cấu hay cơ cấu lại nền kinh tế, đồng thời thay đổi mô hình tăng trưởng để phù hợp hơn với tình trạng hiện tại vừa có thể tăng trưởng cao. Để làm được như vậy thì nền kinh tế phải ổn định bền vững, không được có chỉ số lạm phát cao quá mức. 

Lạm phát năm 2014[sửa | sửa mã nguồn]

1. Tình hình:[2]

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm 2013, trong đó quý I tăng 5,06%; quý II tăng 5,34%; quý III tăng 6,07%; quý IV tăng 6,96%. Đây là mức tăng cao nhất so với 2 năm trước (Hình 1). Điều này cho thấy, đà phục hồi của nền kinh tế năm 2014 đã có dấu hiệu tích cực. Trong đó, ngành công nghiệp và xây dựng có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất theo quý so với ngành dịch vụ và nông, lâm nghiệp, thủy sản. Điều này phản ánh thực tế về sự phục hồi của thị trường bất động sản thời gian qua và tác dụng tích cực của các chương trình hỗ trợ của Chính phủ cho ngành này. Đồng thời, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 12 ước tính tăng 4,6% so với tháng trước và tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2013 (Hình 2). Đây là tháng có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng thấp hơn so với tháng trước, nhưng vẫn trong xu hướng tăng kể từ tháng 3 năm nay. Tính bình quân tỷ lệ tăng của chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp so với cùng kỳ của năm 2014 là cao hơn so với con số tương ứng của năm 2013 khoảng 0,35 điểm phần trăm. Riêng tháng 12, tỷ lệ này cao hơn so với năm 2013 là 2,6 điểm phần trăm Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/12/2014 tăng 4,4% so với tháng trước và tăng 10% so với cùng thời điểm năm 2013 (Hình 2). Tính chung 12 tháng năm 2014 chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến tăng 12%, thấp hơn cùng kỳ năm 2013 là 0,87 điểm %. Chỉ số quản trị mua hàng PMI từ tháng 9 năm 2013 đã liên tục cao hơn ngưỡng 50 điểm (Hình 3). Như vậy, thời gian vừa qua, các nhà quản trị mua hàng đều nhận thấy, điều kiện kinh doanh đang được cải thiện rõ nét. Vốn đầu tư toàn xã hội của 4 quý đầu năm 2014 đạt lần lượt là 214,8 tỷ đồng, 299,9 tỷ đồng, 331,4 tỷ đồng và 386,8 tỷ đồng. Vốn đầu tư của toàn xã hội quý 4 đã tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2013. Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP đang tăng dần và đã bắt kịp tỷ trọng năm 2013. Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội theo quý có thể thấy, vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 39,5%, kế đến là đầu tư từ ngoài ngân sách và đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (Hình 4). Hiện tại, xếp hạng tín nhiệm của nền kinh tế đã tăng từ B+ lên BB- nên dòng vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian tới có thể sẽ tăng lên, Chính phủ cần đưa ra những chính sách nhằm thu hút được nguồn vốn này cho tăng trưởng và phát triển kinh tế (Bộ Tài chính, 2014). Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tháng 12/2014 vẫn tiếp tục dẫn dắt và tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 9,1 tỷ USD giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn chiếm 69,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước tháng 12/2014. Tính chung 12 tháng năm nay, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 101,6 tỷ USD, chiếm 67,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 15,2%. Về nhập khẩu, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhập 84,5 tỷ USD, chiếm 57,1% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn, nhưng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) vẫn xuất siêu ở mức khá cao với 17,1 tỷ USD cao hơn 13,7 tỷ USD của năm 2013, còn khu vực trong nước tiếp tục nhập siêu với 15 tỷ USD.

2. Đánh giá:

Tóm lại, kinh tế năm 2014 đã cho tín hiệu phục hồi rõ nét. Tỷ lệ tăng trưởng theo quý ngày càng tăng, xếp hạng tín nhiệm của nền kinh tế đã tăng từ B+ lên BB-, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao nhất và chỉ số hàng tồn kho tăng thấp, chỉ số PMI gần đạt mức đỉnh của tháng 5, vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao nhất và là khu vực đóng góp hơn 2/3 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

3. Nguyên Nhân:[3]

  •  do nguồn cung lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào nên chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng Mười Hai chỉ tăng 2,61% so với tháng 12/2013, thấp hơn nhiều so với mức tăng 5,08% của cùng kỳ năm trước;
  •  do giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới khá ổn định;giá nhiên liệu trên thị trường thế giới, nhất là giá dầu thô thời gian gần đây giảm mạnh và đang tiếp tục giảm dẫn đến giá xăng, dầu trong nước được điều chỉnh giảm, kéo theo chỉ số giá nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng và nhóm giao thông tháng Mười Hai năm nay lần lượt giảm 1,95% và giảm 5,57% so với cùng kỳ năm trước, ngược với xu hướng tăng 5,49% và tăng 2,6% của cùng kỳ năm 2013;
  • công tác quản lý giá trong năm 2014 được thực hiện khá hợp lý khi thời điểm điều chỉnh không trùng vào các tháng cao điểm đã giảm thiểu được tác động của việc điều chỉnh giá lên CPI. Mức giá được điều chỉnh đối với một số nhóm hàng do Nhà nước quản lý như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế thấp hơn so với năm trước.

4. Giải pháp:(**)

  •  Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, chính sách tài khóa chặt chẽ. Điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Tăng dư nợ tín dụng phù hợp và bảo đảm chất lượng tín dụng. Điều hành hiệu quả tỷ giá, thị trường ngoại hối, thị trường vàng, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Tăng dự trữ ngoại hối. Thúc đẩy phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán. 
  • Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước, tập trung chống thất thu, thực hiện triệt để tiết kiệm, kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, tiếp tục thực hiện cơ chế giá thị trường đối với các mặt hàng, dịch vụ công thiết yếu như điện, than, xăng dầu, nước, dịch vụ y tế... theo lộ trình phù hợp, bảo đảm yêu cầu kiểm soát lạm phát, công khai minh bạch và có hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, người nghèo.
  • Cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Chính phủ cũng cần có giải pháp cụ thể, giúp doanh nghiệp chuẩn bị và nâng cao tính cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng cởi mở và tiệm cận với chuẩn mực quốc tế. Mặc dù các bước cải cách doanh nghiệp nhà nước đã được thực hiện từ nhiều năm, nhưng tốc độ còn chậm và hiệu quả còn thấp. Vì thế, các chương trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành, cổ phần hóa doanh nghiệp cần phải được Chính phủ chỉ đạo thực hiện nhanh và mạnh hơn trong năm 2014. Cùng với đó, giải quyết hiệu quả hơn vấn đề nợ xấu, hoàn thành cơ bản việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, khơi thông dòng vốn tín dụng cho doanh nghiệp.
  • Thúc đẩy phát triển thị trường trong nước và tiếp tục khai thác tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế. Trong những năm tới, cần xác định đầy đủ thách thức và lợi thế khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) để từ đó tập trung đầu tư phát triển mạnh những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh với thuế suất giảm sâu.
  • Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Theo đó, các cơ quan quản lý cần kiểm tra và rà soát kỹ các quy định, văn bản trước khi ban hành để tránh có lỗ hổng làm thất thu, lọt thuế. Bên cạnh đó, phải tăng cường kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với các doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá gây thất thu cho ngân sách nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế. Thực hiện tiết kiệm chi tiêu sao cho phù hợp với tình hình khó khăn hiện nay theo hướng ưu tiên cho các chương trình giảm nghèo, nông thôn mới. Bội chi ngân sách cần được kiểm soát chặt chẽ, nâng bội chi phải đi đôi với đầu tư công hiệu quả để tránh lạm phát. Rà soát những khoản chi thường xuyên không hợp lý, gây lãng phí. Bảo đảm tính hiệu quả và nâng cao chất lượng các khoản chi trong đó có chi cho phúc lợi xã hội.Việc điều chỉnh giá các mặt hàng cơ bản và dịch vụ công cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành liên quan và lộ trình hợp lý về thời điểm tăng giá, mức tăng giá… Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 05/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014.

Lạm phát năm 2015[4][sửa | sửa mã nguồn]

1. Tình hình:

    -     Lạm phát năm 2015 thấp nhất trong 15 năm

    -     Chỉ số giá bình quân năm 2015 tăng 0,63% so với năm ngoái, thấp nhất từ năm 2001.

    -     Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính tháng 12/2015, có 7 nhóm hàng có chỉ số giá tăng; song mức tăng không đáng kể.

    -     Cụ thể, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,16%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,16%; nhóm may mặc mũ nón giầy dép tăng 0,32%; nhóm nhà ở vật liệu xây dựng  tăng 0,5%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,14%...

    -     Ở chiều ngược lại, có 4 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Trong đó, nhóm giao thông giảm mạnh nhất với mức giảm 1,57%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,03%; nhóm văn hóa và du lịch giảm 0,05%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,1%.

    -     Theo nhận định của Tổng cục thống kê, nguyên nhân chính khiến CPI tháng 12 chỉ nhích nhẹ do giá xăng giảm 2 lần liên tiếp vào ngày 18/11 và ngày 3/12 khiến chỉ số giá nhóm nhiên liệu giảm 3,39% so với tháng trước.

    -     Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở giảm nhẹ 0,05% chủ yếu giảm ở mặt hàng sắt thép xây dựng do giá phôi thép thế giới giảm.

    -     Bên cạnh đó, Tổng cục thống kê cũng cho biết, giá dịch vụ giao thông công cộng giảm 0,23% do một số doanh nghiệp điều chỉnh giảm giá cưới theo yêu cầu của các Sở GTVT các tỉnh, thành phố.

2. Dánh giá:

Theo tin từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 tăng 0,02% so với tháng trước và tăng 0,6% so với cùng kỳ. Tính bình quân, CPI cả nước năm 2015 tăng 0,63% so với năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5% của Quốc hội đặt ra.

3. Nguyên nhân:

  • Nguyên nhân chính khiến CPI năm nay thấp là chi phí đẩy giảm. Cụ thể, nguồn cung về lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào, cùng với sự cạnh tranh với các nước đã khiến chỉ số giá nhóm lương thực năm 2015 giảm 1,24% so với cuối năm trước. Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới gần đây giảm mạnh, đặc biệt là giá dầu cũng khiến nhóm hàng "nhà ở và vật liệu xây dựng” và “giao thông” năm 2015 lần lượt giảm 1,62% và 11,92%, so với năm trước, trong đó riêng giá xăng dầu giảm gần 25% góp phần giảm CPI chung 0,9%.
  • Người tiêu dùng đã biết tính toán chi tiêu kỹ hơn, nhìn trên thị trường, gần đây rất nhiều hàng hóa từ giày dép, quần áo, thậm chí là thực phẩm như các loại thịt bò, thịt gà... được nhập khẩu và bày bán tràn lan trên thị trường với giá rẻ hơn hàng sản xuất trong nước. Tổng cung tăng nhanh trong khi tổng cầu không theo kịp đã khiến hàng sản xuất trong nước dư thừa và qua đó tác động tới giá cả thị trường, đẩy CPI xuống thấp. Trong bối cảnh đó, người tiêu dùng được hưởng lợi, nhưng doanh nghiệp trong nước chịu thiệt vì không cạnh tranh nổi với hàng ngoại nhập giá rẻ. Nếu không thể kiểm soát được tình hình, thì hệ lụy là khôn lường đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp trong nước và ộng hơn là đối với cả nền kinh tế.

4.Giải pháp

Hiện trong năm 2016 tiếp theo, Chính phủ tiếp tục đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức dưới 5%.

Lạm phát năm 2016[sửa | sửa mã nguồn]

1. Tình hình:

    -     Theo số liệu của  tổng cục Thống kê công bố cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của 2016 tăng 4,74%, bình quân mỗi tháng năm 2016 tăng 0,4%. CPI bình quân năm 2016 tăng 2,66% so với bình quân năm 2015 .

    -     Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát của năm 2016 tăng cao hơn năm 2015, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng bình quân của một số năm gần đây, đồng thời vẫn nằm trong giới hạn mục tiêu 5% mà Quốc hội đề ra

2. Nguyên nhân:

    -    Nguyên nhân chủ yếu do giá dịch vụ y tế tăng theo Thông tư liên tịch số 37 có hiệu lực từ ngày 1/3/2016. Cụ thể, giá các mặt hàng dịch vụ y tế tăng 77,57% làm chỉ số CPI tăng khoảng 2,7%.

    -    Cả nước có 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện điều chỉnh tăng giá học phí theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ làm chỉ số giá nhóm giáo dục tháng 12/2016 tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước (tác động làm CPI chung tăng khoảng 0,58%).

    -    Trong năm có nhiều kỳ nghỉ kéo dài nên nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí tăng cao, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng lên. Ngoài ra, thiên tai và thời tiết bất lợi, rét đậm rét hại trên diện rộng ở phía Bắc; mưa lũ, ngập lụt nghiêm trọng ở miền Trung; khô hạn ở Tây Nguyên và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng làm chỉ số giá nhóm lương thực tháng 12/2016 tăng 2,57% so với cùng kỳ năm 2015.

3. Kết luận:

    -     Như vậy, bình quân năm 2016 so với năm 2015, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản, điều này phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao, đó là giá lương thực thực phẩm, giá xăng dầu và yếu tố điều hành giá cả qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục.

     -    Tổng cục Thống kê cho biết thêm, lạm phát cơ bản tháng 12/2016 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,87% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2016 tăng 1,83% so với bình quân năm 2015.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Phạm Huyền(2012), Lạm phát cả năm 6,81%, GDP tăng 5,03%, truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2012, từ http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/lam-phat-ca-nam-6-81-gdp-tang-5-03-102376.html
  2. (*)Nghị quyết 01NQCP Năm 2013, Giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013.
  3. Khánh Nhi(2014), Tại sao lạm phát năm 2014 giảm mạnh?, truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2014, từ http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/tai-sao-lam-phat-nam-2014-giam-manh-201412261544204200.chn
  4. Nguyễn Trung Anh(2014), 4 nguyên nhân khiến CPI 2014 tăng thấp nhất 10 năm, truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014, từ http://cafebiz.vn/thi-truong/4-nguyen-nhan-khien-cpi-2014-tang-thap-nhat-10-nam-20141228225500945.chn
  5. (*)Bài viết được trích từ Tham luận Hội thảo Diễn biến giá cả, thị trường ở Việt Nam năm 2013 và dự báo năm 2014 do Viện Kinh tế - Tài chính và Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) tổ chức ngày 30/12/2013. Tên bài và lời dẫn do Toà soạn đặt.
  6. Phương Linh(2015), Lạm phát năm 2015 thấp nhất trong 15 năm, truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2015, từ http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/hang-hoa/lam-phat-nam-2015-thap-nhat-trong-15-nam-3332759.html
  7. Hà Nguyễn(2015), Lạm phát 2015 thấp kỷ lục và những vấn đề với nền kinh tế, truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015, từ http://tinnhanhchungkhoan.vn/dau-tu/lam-phat-2015-thap-ky-luc-va-nhung-van-de-voi-nen-kinh-te-139576.html
  8. Tri thức trẻ (2015), Lạm phát năm 2015 chỉ đạt 0,63%, thấp nhất 14 năm, truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2015, từ http://fia.mpi.gov.vn/tinbai/4196/Lam-phat-nam-2015-chi-dat-0-63-thap-nhat-14-nam.
  1. ^ “Lạm phát cả năm 6,81%, GDP tăng 5,03%”.
  2. ^ “Tại sao lạm phát năm 2014 giảm mạnh?, truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2014”.
  3. ^ “4 nguyên nhân khiến CPI 2014 tăng thấp nhất 10 năm”.
  4. ^ “Lạm phát năm 2015 thấp nhất trong 15 năm”.