Bước tới nội dung

Thành viên:Linhdauto998/Nháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

I. TIÊU HÓA LÀ GÌ?

1. Khái niệm:

Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

- Động vật là sinh vật dị dưỡng, chỉ có thể tồn tại và phát triển nhờ lấy các chất dinh dưỡng (có trong thức ăn) từ môi trường ngoài.

- Các chất dinh dưỡng hữu cơ như protein, lipit và cacbohidrat thường có cấu trúc phức tạp → cần phải trải qua quá trình biến đổi trong hệ tiêu hóa của động vật tạo thành các chất dinh dưỡng đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

- Các chất dinh dưỡng được hấp thụ sẽ tham gia vào các quá trình chuyển hóa bên trong tế bào (chuyển hóa nội bào).

- Các sản phẩm phân hủy từ quá trình chuyển hóa nội bào sẽ được thải ra bên ngoài thông qua hệ bài tiết, hô hấp.

2. Các hình thức tiêu hoá:

Tiêu hóa ở động vật gồm:

- Tiêu hóa nội bào (tiêu hoá trong tế bào)

- Tiêu hóa ngoại bào (tiêu hoá bên ngoài tế bào).

II. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT CHƯA CÓ CƠ QUAN TIÊU HÓA

- Động vật đơn bào: trùng roi, trùng giày, amip …

- Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá → tiêu hoá nội bào

- Quá trình tiêu hóa nội bào gồm 3 giai đoạn :

+ Màng tế bào lõm vào hình thành không bào tiêu hoá chứa thức ăn bên trong

+ Lizoxom gắn vào không bào tiêu hoá, các enzyme của lizoxom vào không bào tiêu hoá và thuỷ phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất đơn giản.

+ Hấp thu chất dinh dưỡng đơn giản vào tế bào chất, phấn thức ăn không được tiêu hoá trong không bào được đưa ra ngoài theo kiểu xuất bào. III. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT CÓ TÚI TIÊU HÓA

- Động vật: Ruột khoang và Giun dẹp. Đại diện: thủy tức, sán…

- Cấu tạo túi tiêu hóa :

Hình túi, túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất (vừa là nơi thức ăn đi vào và chất thải tiêu hoá đi ra), trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa.

→ Hình thức tiêu hoá: tiêu hoá ngoại bào →tiêu hoá nội bào.

- Quá trình tiêu hoá:

Khi thức ăn vào trong túi tiêu hoá, các tế bào tuyến tiết enzyme tiêu hoá để thuỷ phân thức ăn thành các phần có kích thước bé hơn (tiêu hoá ngoại bào) → Thức ăn được tiêu hoá dở dang được vận chuyển vào trong tế bào biểu mô để tiến hành tiêu hoá nội bào → Các chất dinh dưỡng được giữ lại, các chất thải được đưa ra ngoài qua lỗ thông

Tiêu hóa ở thú ăn thịt và ăn tạp

[sửa | sửa mã nguồn]

Khoang miệng

[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn hoặc con mồi được bắt giữ thông qua hàm răng (hổ, sư tử,...) hay mỏ ở các loài cá, chim (diều hâu, đại bàng,..).Ở động vật ăn thịt, hàm răng còn được dùng để, cắt, xé, nhai, nghiền thức ăn.Biến con mồi thành các phần tử nhỏ, tạo điều kiện cho quá trình biến đổi nhờ các enzim từ các tuyến nước bọt tiết ra. Dưới đây là một số loại răng và chức năng của chúng:

  • Răng cửa: Gặm và lấy thịt ra khỏi xương.
  • Răng nanh: Cắm và giữ mồi.
  • Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ.

Dạ dày và ruột

[sửa | sửa mã nguồn]

Dạ dày đơn to chứa được nhiều thức ăn. Ở đây thức ăn bị biến đổi về mặt cơ học nhờ các cơ ở thành dạ dày và hóa học nhờ các tuyến vị có trong lớp niêm mạc đối với các thức ăn protein dưới tác dụng của HCL pepsin (một loại enzyme phân hủy trực tiếp protein).

Thức ăn sau khi được biến đổi sẽ chuyển xuống ruột để tiếp tục tiêu hóa. Về đặc điểm, ruột thú ăn thịt ngắn hơn ruột thú ăn thực vật vì thức ăn chủ yếu là giàu dinh dưỡng và dễ tiêu. Quá trình tiêu hóa và hấp thụ tương tự như ruột con người: tiêu hóa dưới tác dụng của dịch tụy, dịch tụy và dịch ruột thành những chất dinh dưỡng như axit amin, các monosaccarit, glixerin ()-axit béo, các nucleotit,... để hấp thụ vào máu.

Quá trình tiêu hóa của động vật ăn tạp cũng tương đối giống động vật ăn thịt

Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng hay còn được hiểu là tiêu hóa. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình tiêu hóa và được thực hiện ở ruột.

Bề mặt hấp thụ của ruột

[sửa | sửa mã nguồn]

Tăng lên nhiều nhờ các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ trên đỉnh đầu các tế bào lông ruột, tạo điều kiện cho ruột hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng

Cơ chế hấp thu

[sửa | sửa mã nguồn]

Do cấu tạo của màng tế bào lông ruột người ta phân chia sự hấp thu thành hai cơ chế chính:

  • Cơ chế khuếch tán (như glixerin và axit béo, các vitamin tan trong dầu)
  • Cơ chế vận chuyển chủ động: cơ chế này có tiêu dùng năng lượng và thường vận chuyển các chất như glucozo,...

Tiêu hóa ở ruột non là giai đoạn tiêu hóa quan trọng nhất.

Tiêu hóa ở động vật ăn thực vật

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phần thức ăn chủ yếu của thực vật là xenlulozo  (C6H10O5)n với hàm lượng dinh dưỡng tương đối ít nên nơi tiêu tiêu hóa thường lớn hơn động vật ăn thịt để chứa nhiều thức ăn.

Biến đổi cơ học

[sửa | sửa mã nguồn]

Răng của động vật ăn thực vật chủ yếu là hàm răng có bề mặt nghiền rộng và nhiều nếp răng cứng. Dưới đây là một số chức năng của từng loại răng (phân tích dựa trên răng của gia súc):

  • Răng cửa, nanh: mỏng dẹt, giúp động vật giữ cỏ
  • Răng hàm: có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát thức ăn

Dạ dày cơ dày, chắc và khỏe như ở chim

Quá trình biến đổi được thực hiện trong khoang miệng và dạ dày

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Sách giáo khoa sinh lớp 11 nâng cao-Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam