Thành viên:Minhtong4629/NSƯT Tuyết Thu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thông tin Diễn viên và Tiểu sử

Từ lâu, người hâm mộ đã quen thuộc với hình ảnh một Tuyết Thu điềm đạm, không thích phô trương trong cuộc sống đời thường cũng như trong sự nghiệp nghệ thuật.

Xuất thân trong gia đình chẳng có ai theo nghệ thuật, nhưng Tuyết Thu lại có máu văn nghệ, cô thích nghe và xem cải lương, những tài danh của thế hệ vàng không một ai mà Tuyết Thu không nhớ đến, thậm chí cô thuộc đế từng vai diễn, từng lời ca. Chính niềm đam mê đó khiến Tuyết Thu quyết định nộp hồ sơ thi vào Trường Nghệ thuật Sân khấu II và trở thành sinh viên khoa cải lương.

Học cải lương, nhưng không có đất “dụng võ”, cơ duyên tình cờ khiến Tuyết Thu gắn bó với nghề múa suốt một khoảng thời gian khá dài. Cứ như được “Tổ đãi”, Tuyết Thu lọt vào mắt một biên tập viên và nhận lời mời tham gia diễn kịch truyền hình của Đài Truyền hình TP.HCM - từ đây, sự nghiệp của Tuyết Thu có bước ngoặt mới.

Tập tin:3 NSƯT Tuyết Thu. flie.jpg
NSƯT Tuyết Thu (trái) và Thanh Thúy trong phim "Blouse trắng"
Tập tin:Meghe. flie.png
NSƯT Trong phim mẹ ghẻ


Dù cống hiến ở lĩnh vực nào đi nữa, sự xuất hiện của Tuyết Thu luôn đủ sức tỏa sáng, những trải nghiệm của công việc này lại bổ sung cho công việc khác. Tuyết Thu được các đàn anh, đàn chị đánh giá là người học rất nhanh và tìm những góc cạnh tâm lý để khai thác, nhằm tạo thêm sự gai góc cho vai diễn. Kế đến là nghệ thuật múa mang lại cho cô vóc dáng cân đối, hình thể khỏe khoắn và dáng đi mềm mại, uyển chuyển. Lợi thế trải nghiệm đa dạng đã cho phép Tuyết Thu bước đi thong dong trên con đường đã chọn.

Ở thời điểm vở diễn Bên kia nửa đời ngơ ngác của sân khấu Hoàng Thái Thanh đang hút khách, rất nhiều người nhắc đến cái tên NSƯT Tuyết Thu với vai diễn Hai Lê.

Hơn 15 năm gắn kết với phim truyền hình, Tuyết Thu chỉ nhận trên dưới 10 vai diễn. Bản lĩnh của Tuyết Thu ở chỗ, cô có thể xóa mờ những nét diễn cũ, làm tươi trẻ những vai diễn mới, lột tả được tất cả số phận của nhân vật trong lòng người xem. Vậy, đâu là động lực, là nền tảng để Tuyết Thu trở thành một người Nghệ sĩ ưu tú - người mẹ - người vợ xuất sắc như hiện tại?

Tại giải Cánh diều vàng 2018, vai diễn vợ Hai Tuấn của cô là nhân tố quan trọng để phim Bên kia sông trở thành phim truyền hình xuất sắc nhất.

Thực tế, nếu biết Tuyết Thu ngoài đời, ai cũng sẽ kinh ngạc về bản lĩnh của cô, phía sau vẻ ngoài tiểu thư, mong manh dễ vỡ.

Tuyết Thu là đào đẹp của Kịch 5B từ thập niên 1990, cho đến 2010 Kịch Hoàng Thái Thanh thành lập thì cô theo về luôn.

Nhớ vở kịch Hồn thơ ngọc, một dạng thể nghiệm của soạn giả Lê Duy Hạnh và đạo diễn Khánh Hoàng, sân khấu chỉ có duy nhất Tuyết Thudiễn với vai công chúa Ngọc Hân. Trên đường thiên lý chạy trốn khỏi sự truy sát của nhà Nguyễn, người vợ trẻ của vua Quang Trung đã trải qua tất cả cung bậc cảm xúc và tâm lý trước khi xuôi tay về với đất trời. Hơn một tiếng đồng hồ, Tuyết Thu thoại, diễn, khóc, cười, lăn lê trên mấy chục mét vuông, khiến khán giả trầm trồ khâm phục.

Cô đào ấy quá trẻ, quá xinh xắn, khỏe mạnh. Đó cũng là một thời của “sân khấu khỏe mạnh”, dám làm những vở độc, lạ, dám thách thức thị trường, dám hút khán giả về phía mình bằng những sáng tạo của mình. Tuổi thanh xuân của Tuyết Thu đã may mắn đắm mình vào sân khấu như thế.

Cho đến tuổi 40, đã đi qua nhiều vở kịch và bộ phim, bất ngờ Tuyết Thu “náo loạn” sàn diễn với vai Bạch Miêu Tinh trong tiết mục Một kiếp nhân sinh của đạo diễn Ngọc Duyên. Không ai ngờ Tuyết Thu có thể đánh đấm, nhào lộn đu bay rồi diễn xuất khóc lóc, nói cười một cách “tưng bừng” như thế. Không cần đóng thế, Tuyết Thu bước qua những lớp diễn ấy trong sự hồi hộp của tất cả mọi người.

Trò chuyện, Tuyết Thu cười: “Thật ra, hồi còn học ở trường sân khấu, tôi đã được võ sư Thu Vân, cũng là cô giáo của chúng tôi, chọn đi biểu diễn và giảng dạy nhiều nơi. Trong nhóm được chọn chỉ duy nhất tôi là nữ. Nhờ vậy mà tôi có đủ sức khỏe để nhận những vai kiểu này”.

Hóa ra, cô nàng học cải lương, rất giỏi vũ đạo, lại đi học thêm môn múa với người thầy nổi tiếng là NSND Kim Quy. Duyên nghiệp cho Tuyết Thu về với kịch, nhưng những điểm mạnh ấy luôn có cơ hội phát huy.

Và… khỏe ở ngoài đời

Nhìn Tuyết Thu ngoài đời, ai cũng nghĩ cô thuộc dạng “liễu yếu đào tơ” với kiểu đi đứng nhẹ nhàng, thướt tha, ăn nói dịu dàng, cười cũng thoải mái vừa đủ, không ồn ào nghịch ngợm. Ngờ đâu, ở nhà cô là một người vợ, người mẹ cực kỳ chu đáo và tận tâm.

Tuyết Thu từ nhỏ đã có gien của người mẹ thợ may, người cha thợ mộc, nên cô cứ mày mò tự cắt may, thêu thùa, đan móc, tự cưa, cắt gỗ, rồi đóng thành bàn thành ghế cho vui. Bởi thế, ngày cưới, cô tự trang trí phòng cưới cho hai vợ chồng, chồng kêu thợ tháo cái giường gỗ ra để lau dọn cho dễ, chờ không thấy thợ đến, Tuyết Thu tự cầm kềm, cầm búa cạy tháo cái giường ra khỏe re. Chồng về kinh ngạc. Từ đó về sau, những sự cố hỏng hóc ở nhà gần như Tuyết Thu giải quyết trước khi chồng kịp trở tay. Tuyết Thu nói giỡn: “Tui nam tính lắm!”.

Tuyết Thu quán xuyến gia đình ngăn nắp, sạch sẽ, nấu ăn rất ngon, đi nhà hàng thấy món lạ lạ liền về nhà “thử nghiệm” khiến đám trẻ cứ ồ à thích thú. Tuyết Thu còn là cô giáo, là bạn của con. Mỗi ngày cô đều dạy con học, ôn bài, kiểm tra, thậm chí đi đóng phim ở xa con cũng gọi điện nhờ mẹ giảng bài tập. Trong các cuộc đi chơi, dã ngoại của con và đám bạn thường xuyên có Tuyết Thu. Chắc nhờ vậy mà gương mặt cô trẻ hơn tuổi rất nhiều.

Tuyết Thu may mắn có một người chồng giỏi giang, lo hầu hết sinh kế cho vợ con, cô không phải bận tâm, vất vả. Vì vậy cô chỉ nhận những vai nào mình thích. Nhưng, đó vẫn là một tấm lòng thương yêu đồng nghiệp: “Tôi thông cảm cho các bạn mình phải chạy sô nhiều để lo cho gia đình. Ai cũng có hoàn cảnh mà”.

Tuyết Thu không phô trương hạnh phúc của mình, không làm ra vẻ này nọ, cô luôn giản dị, gần gũi, bạn bè đều yêu mến. Có thể nói, đây là một trong số hiếm hoi người của làng giải trí mà không gây thị phi, tai tiếng. Tuyết Thu trầm trầm đi qua cuộc sống, an lành kỳ lạ.

Từ cải lương đến kịch nói

Từ 1989 đến 1991, Tuyết Thu học khóa diễn viên cải lương Trường Nghệ thuật sân khấu 2, nay là Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM. Ra trường, cô theo nhóm múa của NSND Thái Ly và NSND Kim Quy vừa học nghề vừa biểu diễn, rồi về Nhà hát Kịch TP.HCM, sau đó gắn bó với Kịch 5B qua những vai rất hay trong các vở Hồn thơ ngọc, Đôi bờ, Hợp đồng hôn nhân, Người điên trong ngôi nhà cổ… Tham gia Kịch Hoàng Thái Thanh, cô lại có thêm nhiều vai ấn tượng trong Bên kia nửa đời ngơ ngác, Màu của tình yêu, Bao giờ sông cạn… Năm 2018 Tuyết Thu nhận giải Nghệ sĩ cống hiến của HTV Awards.

Diễn xuất

Gần đây, Phim Mẹ Ghẻ vừa mới khép lại vào ngày 15/7 với sự diễn xuất của nghệ sĩ trong vai Diệu lúc về già

"Mẹ ghẻ" xoay quanh nhân vật Diệu, người phụ nữ có số phận long đong. Khi còn trẻ, Diệu yêu Phong nhưng bị mẹ Phong ngăn cấm. Nuốt nước mắt vào trong, cô lấy người đàn ông đã có ơn cứu mình, có với nhau một người con tên An.

Sau đó, Diệu cũng dang dở một đời chồng, còn vợ Phong ôm tiền vàng theo nhân tình bỏ lại 3 đứa con thơ Kiệt, Thư, Phương. Hoàn cảnh đẩy đưa khiến họ gặp lại nhau thì Phong lại mất trong một tai nạn. Diệu vì một lời hứa mà trở thành mẹ kế của 3 người con của Phong.

Sau này khi về già, Diệu có cuộc sống an nhàn bên 3 người con của Phong thì bao nhiêu sóng gió ập đến và cô phải đối mặt với con trai đã mất tích của cô cùng với bà Tuyết đã trở về. Xem lại bộ phim Mẹ ghẻ để biết thêm về tình tiết trong phim. Đối với phim trường: Cô có tính cách hòa đồng với mọi người cũng như diễn viên trong phim.

Với khán giả cả nước, dù ở bất cứ vai trò nào, diễn viên múa, diễn viên kịch hay diễn viên phim truyền hình, cái tên Tuyết Thu chẳng hề xa lạ.

Tốt nghiệp chuyên ngành cải lương, nhưng nữ nghệ sĩ lại bắt đầu sự nghiệp của mình là một diễn viên múa của Nhà hát Giao hưởng Vũ kịch TP. Hồ Chí Minh. Gần 10 năm trải mình trong những vũ điệu, Tuyết Thu mới có cơ hội đứng trên sân khấu kịch. Nhưng cũng nhờ những điệu múa, vũ đạo thuần thục mà chị đã tạo được dấu ấn đặc biệt cho nhiều vai diễn của mình. Sau nàng Juliet trong vở Nguyệt hạ, là công chúa Ngọc Hân trong vở Hồn thơ ngọc, để rồi được đạo diễn Trần Mỹ Hà “chấm” chị vào vai bác sĩ Oanh trong phim Blouse trắng - mở thêm lối đi cùng phim ảnh.  

Những vai diễn của Tuyết Thu trên sân khấu kịch khi thì đằm thắm, nhẹ nhàng, khi thì hài hước, tinh nghịch, còn Tuyết Thu của phim ảnh lại rất khác. Kể từ bộ phim đầu tiên là Blouse trắng, rồi đến Thám tử tư, Con khỉ mồ côi, Chuyện tình yêu, Cá lên bờ, Bên kia sông (bộ phim vừa đoạt giải Cánh Diều Vàng ở hai hạng mục - Phim Truyền hình xuất sắc nhất và Biên kịch phim truyền hình xuất sắc nhất)… khán giả đều thấy chị trong những vai diễn đầy cá tính và bản lĩnh vững vàng, đủ sức để chịu đựng những cơn sóng gió của cuộc đời.

Đầu tiên phải kể đến vai Thi Mai trong phim Cha dượng. Trong phim, Thi Mai là một Giám đốc kinh doanh một công ty trang trí nội thất, do chồng ngoại tình, rồi bị buộc li hôn để chia tài sản và phải một mình nuôi con. Còn bà Thảo trong bộ phim Tấm lòng của biển, cũng là một vai diễn mang đến cho người xem những cảm thông sâu sắc về thân phận của người làm vợ, làm mẹ.

Tiếp đó vai Minh Thùy - vợ của trùm Hai Tuấn (NSƯT Tạ Minh Tâm thủ vai) trong phim Bên kia sông. Đây cũng là lần tái ngộ thú vị giữa hai nghệ sĩ sau Blouse trắng cách đây 10 năm. Nếu trong Blouse trắng, họ vào vai đối thủ một chín một mười, thì ở Bên kia sông, họ vào vai vợ chồng, nhưng có tính cách hoàn toàn trái ngược.

Sân khấu và phim ảnh là vậy, Tuyết Thu luôn dành trọn tình cảm và tâm huyết của mình. Cuộc sống thường nhật cũng vậy, bản thân là một người nghệ sĩ, đằng sau ánh đèn sân khấu, sau những rong ruổi ở phim trường, chị vẫn mong được về với gia đình, nơi ấy có chồng, có con - những người đã và đang tạo cho chị động lực vượt lên tất cả.

Có thể nhận thấy, gian truân, số phận cùng những vai diễn trong phim, trên sân khấu, nhưng ngoài đời Tuyết Thu có một cuộc sống êm đềm và hạnh phúc. Chị bảo, môi trường, công việc nào cũng vậy, nếu biết sắp xếp và chu toàn thì sẽ có được những điều mong muốn. Cuộc sống gia đình cũng thế, là phụ nữ nên việc lo toan, chăm sóc cho chồng, cho con là không thể đại loại, qua loa. Hạnh phúc được góp nhặt từ những điều nhỏ bé, vì vậy muốn có và giữ được hạnh phúc thì phải cần mẫn góp nhặt và hãy trân trọng những gì mình đang có.

Với bộ phim "Tấm lòng của biển", từ một nhân vật đã được khán giả cải lương thuộc nằm lòng, vậy khi đảm nhận bà Thảo của phim truyền hình, chị có gặp áp lực về việc phải vượt qua … cái bóng của vai diễn này?

Tôi biết về những gì liên quan đến vở diễn kinh điển này, nhưng không vì thế mà để bản thân rơi vào áp lực. Thứ nữa, chuyển thành phim truyền hình dài tập nên cách thể hiện nhân vật cũng sẽ khác đi. Cuối cùng, tác giả có thay đổi về thời gian, mở rộng không gian và thêm vào rất nhiều chi tiết, tình huống, các tuyến nhân vật khác nhau. Đồng thời, đưa câu chuyện phim gần hơn, mang hơi thở hiện tại và tôi chỉ phải diễn sao cho chân thật nhất.

Theo nhìn nhận cá nhân, chị có thể chia sẻ về những khác biệt giữa sân khấu kịch và phim trường?

Với ai thì không biết, nhưng với bản thân tôi thấy chẳng có sự khác biệt nào. Sân khấu hay phim trường thì người nghệ sĩ cũng cần phải thích nghi. Trước lạ, sau thành quen và cốt tủy là phải lao động hết mình, tôn trọng và sống chết với nhân vật đã được đạo diễn, nhà sản xuất tin tưởng giao phó.

Cùng là mẫu nhân vật phụ nữ cam chịu, hiền lành, vậy vai Thùy trong bộ phim "Bên kia sông" có khiến chị gặp khó khăn trong lúc diễn không?


Khi được đạo diễn Phạm Ngọc Châu mời vào vai Minh Thùy, tôi đọc kịch bản và cảm nhận đây là dạng nhân vật tôi thường thể hiện. Tuy nhiên, khi nghiên cứu kĩ thì đây là dạng vai tâm lý rất nặng, không dễ diễn, nếu không sẽ thấy nhân vật mờ nhạt.

Làm sao để khán giả hiểu được nỗi lòng của người vợ một trùm xã hội đen, sự bất lực khi khuyên can chồng từ bỏ cái ác không được, sự lo lắng nhưng không đủ can đảm tố cáo chồng, nỗi khổ của người mẹ khi hai con gái mình thần tượng ba chúng. Mỗi phân đoạn, mỗi tập, tâm lý của nhân vật Minh Thùy thay đổi nên tôi chọn nhiều cách diễn nội tâm khác nhau. Tuy nhiên tôi gặp nhiều thuận lợi khi đóng cùng NSƯT Tạ Minh Tâm. Chúng tôi cũng là bạn bè thân thiết nên vào vai rất thuận lợi.

Thành công trong sự nghiệp diễn xuất lẫn việc “giữ lửa” cho tổ ấm của mình, chị có thể chia sẻ một chút "bí quyết" không? Và phải nói về mình, chị sẽ nói gì?

Với tôi, cách giữ lửa cho tổ ấm đơn giản lắm: yêu thương và hết mực chân thành. Ai cũng mong muốn hạnh phúc, nhưng khi được sở hữu lại chểnh mảng, dửng dưng. Riêng tôi, luôn trân trọng, gìn giữ những gì mình đang có. Và điều phải luôn ghi nhớ đó là: Sống thật, làm thật và nói thật.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]