Bước tới nội dung

Thành viên:NHĐTL

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

==Giải mã tên gọi BẢN NGUYÊN, Á NGUYÊN, BÃI Á==.

Thông thường, tên làng xã cổ Việt chỉ có một âm và luôn chứa một thông điệp nào đó tại thời điểm đặt tên. Lâu dần, quên lãng, mặc nhiên dùng, không biết nó từ đâu. Có truyện thật như đùa rằng, dân công, bộ đội, sinh viên… có việc cần nghỉ đột xuất, cứ khai quê BẢN NGUYÊN, lập tức được hình dung như một BẢN núi rừng heo hút, cô quạnh, dễ được cảm thương chấp thuận.

BẢN NGUYÊN vẫn là một xã thuộc huyện Lâm Thao, Phú Thọ.

Ngược dòng lịch sử, tạm biết như sau. Từ thời vua Hùng đến triều Nguyễn Gia Long, tên vùng đất này là BÃI Á, (Đại học sỹ Nguyễn Bính, Thần tích,1572, Gia Long, sổ Địa bạ 1804). Dân gian cổ thường ngắn gọn kẻ Á (kẻ Cáp-Gáp, Giỏ, Mương, Gành, Lời, Trịnh, Nung, Dòng, Sỏi…).

Âm BÃI, đất bằng, phẳng, thông dụng, xin cho qua. Vậy âm Á là gì? Tra cứu hàng chục ‘Đại từ điển Tiếng Việt’, ‘Đại từ điển Hán Nôm, Hán Việt’ đã in trước năm 2010, liệt kê gần 10 nghĩa Việt, gần  20 chữ Hán phát âm là ‘Á’, (á quân, á khôi, á hậu, á khẩu, á khanh kêu á á, khu tông miếu...). Dự cảm, cần biết âm ‘Á’, ngày xưa các cụ ký âm chữ Á thế nào, từ đó hy vọng tìm ra nghĩa thực.  Đêm 30 Tết Nguyên Đán 2009, từ Thần tích Bãi Á, biết mặt ký âm Hán của chữ Á (稏). (Đại học sỹ Nguyễn Bính viết về làng Á thời Lê). Tra từ điển ‘tam ngữ’ PHÁP - NGA - HÁN + đối chiếu bản ‘nháp’ từ điển điện tử VDICT Hán-Nôm-Việt trên mạng, bỗng ngộ thêm một nghĩa quan trọng. Ký âm Á (稏) là chữ chỉ một LOÀI LÚA. Để chắc ăn, tra tiếp sách ‘Nguồn gốc chữ Hán cổ’ biết thêm, phần bên trái chữ Á là bộ HOÀ, tượng hình cổ vẽ cái cây, trên ngọn có nét cong trĩu xuống, như bông lúa, (chữ Đại Triện, Tiểu Triện). Từ cuối Tần, đầu Hán, (TCN),để viết vuông chữ, dễ in khắc (chữ Lệ rồi chữ Chân như hiện đại),..., nét bông lúa cong chuyển thành nét ngang. Phần bên phải là ký âm Á, (trong á hậu, á khẩu, á á!..). Vỡ oà sự thật, BÃI Á = BÃI LÚA. Hiểu biết này như áp khít thời QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG. Thập Thình là vùng đồi giã gạo nuôi quân vua Hung, lúa lấy từ đâu? BÃI Á?

Tiếp theo, đến năm 1824, phái Hán hoá thắng thế, biện rằng, tên Việt thô mộc, bất nhã(?!), cần thay bằng tên Hán Việt, nho nhã, sang trọng để lưu truyền. Không nghĩ, biện bạch trên đủ Việt. Tuy thế, 02/5/1824, vua Minh Mạng ban chiếu đồng loạt đổi tên làng xã cả nước, trong đó BÃI Á (稏 地)= Á NGUYÊN (稏 原). Năm 1832, thấy chưa đủ Hán, lại đổi thành BẢN NGUYÊN (本 原). Vậy Á Nguyên (稏 原) là gì? Chữ Á (稏) giữ tự dạng và nghĩa như đoạn trên, LÚA. Chữ NGUYÊN (原), ký âm Hán cổ (Giáp Cốt, Đại, Tiểu Chiện), vẽ vách núi (bộ vách?), giữa có hai họng nước tuôn ra, dưới là bộ thuỷ, hàm ý chỉ “nguồn nước”, “dòng chảy”, mở rộng là “nguồn gốc”, “nguyên phát”; Mở rộng nữa để chỉ nơi đất bằng, rộng rãi do nguồn chảy san phẳng ((nhỏ thì gọi là (cánh) ĐỒNG, to gọi là BINH NGUYÊN, THAO NGUYEN...)). Gọn lại, Á NGUYÊN = ĐỒNG LÚA. (Người Hán nói, viết ngược là LÚA ĐỒNG, như xanh cải, trắng bông, đỏ ớt, tím cà…). Còn BẢN NGUYÊN (本 原) là gì? Chữ BẢN (本 ) ký âm Hán cổ, vẽ cái cây, (bộ mộc), cắt nét ngang thân, là trực chỉ phần “gốc và thân cây”, mở rộng là chỉ phần原 bên dưới, “nền tảng, gốc rễ của sự vật, sự việc, đối tượng”. (Như Nhật Bản = gốc mặt trời= noi troi moc).

Chữ NGUYÊN (原) đã ‘chiết tự, như phần trên, ĐỒNG, BÌNH NGUYÊN, CAO NGUYÊN…. Trong ngu canh cụ thể, năm 1824, vua Minh Mạng ghép 2 từ BẢN NGUYÊN (本 原) hàm ý chỉ vùng đất gốc tuôn ra, xoè ra tam giác đồng bằng Bắc bộ, cạnh đáy nối Hạ Long - Phát Diệm. Các sách địa lý hiện nay diễn đạt, ‘tam giác châu Bắc bộ có đỉnh là Việt Trì, đáy là…’ , thực chất là dùng địa danh nổi tiếng, gần đúng, tốt cho học sinh dễ ghi nhớ. Chính xác phải đỉnh la BẢN NGUYÊN!. Người viết vốn ngoài nghề, gặp việc thì tò mò khảo cứu, xin các bậc túc nho, cao nhân cải sửa. NHĐ. (2009-2021).