Bước tới nội dung

Thành viên:Nghiavictory/nháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cân phân tích và nguyên lý hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Khái niệm về cân phân tích[sửa | sửa mã nguồn]

Cân phân tích là 1 dạng của cân điện tử, đây là 1 thiết bị được dùng để cân các mẫu có trọng lượng nhỏ. Ngoài ra thiết bị này còn có khả năng phân tích và xác định độ ẩm của các loại mẫu khác nhau. Nó cung cấp các kết quả với độ chính xác cực cao, lên đến hàng 0,01 đến 0,0001mg. Các kết quả sẽ được hiển thị trực tiếp trên màn hình giúp người dùng dễ dàng quan sát.

Nguyên lý hoạt động của cân phân tích[sửa | sửa mã nguồn]

Cân phân tích sẽ cân mẫu, làm nóng nó lên để làm khô và cân lại một lần nữa. Điều này được gọi là hao hụt khi (LOD), một phương pháp tiêu chuẩn để đo độ ẩm. Trọng lượng của mẫu trước đó trừ đi trọng lượng sau khi sấy. Độ ẩm được xác định chính là trọng lượng của mẫu bị mất đi.

Tập tin:Cân phân tích 4 số có thiết kế cửa thông minh.png

Hầu hết các loại cân phân tích  đều được kết nối với máy tính để quan sát, phân tích quá trình sấy và ảnh hưởng của nó đến mẫu. Người dùng có thể lưu lại kết quả qua bộ nhớ của thiết bị để lặp lại các thông số kiểm tra thường xuyên mà không phải thiết lập lại nhiều lần. Và thiết bị này thường được thiết kế có buồng cân được bao bọc bởi 1 lớp kính chắn để ngăn các yếu tố như gió, độ ẩm..để cho ra các kết quả chính xác nhất.

Tùy vào độ chính xác, cân phân tích được chia làm 4 loại khác nhau:

  • Cân điện tử thông thường: có độ chính xác từ 0,1 đến 0,2 mg;
  • Cân bán vi lượng: có độ chính xác từ 0,01 đến 0,02 mg (cân 2 số lẻ);
  • Cân vi lượng: có độ chính xác đến 0,001 mg (cân 3 số lẻ);
  • Cân siêu vi lượng: có độ chính xác từ 6 số lẻ đến 9 số lẻ.

Dựa vào phương pháp tạo nhiệt, người ta lại chia cân phân tích thành 3 loại chính:

  • Cân hồng ngoại
  • Cân halogen
  • Cân ceramic

Ứng dụng của cân phân tích trong đời sống[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết bị này được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp với nhiều nhiệm vụ khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến nhất:

Trong sản xuất thực phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Về tổng quan, độ ẩm có ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng của thực phẩm: màu sắc, hương vị, trọng lượng, thời hạn sử dụng… Đồng thời, xét cụ thể trong quá trình sản xuất thực phẩm, độ ẩm của các nguyên liệu, vật liệu tại từng công đoạn trong quá trình sản xuất cũng sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất và chất lượng đầu ra của sản phẩm.

Vì vậy, việc đảm bảo một giá trị độ ẩm phù hợp sẽ giúp đảm bảo được chất lượng của sản phẩm. Trong quá trình sản xuất thực phẩm, cân phân tích sẽ hỗ trợ người sản xuất trong việc phân tích và đánh giá chính xác độ ẩm của sản phẩm.

Tập tin:Cân phân tích có ứng dụng đa dạng.png

Trong sản xuất dược phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Việc kiểm soát độ ẩm của dược liệu trong quá trình sản xuất thuốc là một vấn đề vô cùng quan trọng và cần thực hiện sát sao. Bởi ở mỗi giai đoạn, các dược liệu lại có dược tính khác nhau. Cân phân tích giúp kiểm soát độ ẩm của dược liệu ở cả các bước: điều chế, sản xuất và bảo quản.

Trong sản xuất hóa chất – công nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Một số các chất hóa học sẽ bị biến đổi khi có độ ẩm quá mức giới hạn. Cân phân tích được sử dụng để đảm bảo ngưỡng độ ẩm cho phép. Nhằm tránh các trường hợp có thể xảy ra biến đổi chất, đảm bảo giữ nguyên các tính chất hóa học của hóa chất và đặc tính của sản phẩm. Ngoài ra, cân phân tích độ ẩm được sử dụng nhằm xác định hàm lượng nước trong dầu thô, nhiên liệu, bùn thải và nhiều hóa chất, chất rắn và chất lỏng khác.

Phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng thí nghiệm, các trung tâm nghiên cứu thường yêu cầu về độ chính xác là cực cao. Các thí nghiệm hóa học, vật lý..khi thực hiện, các thành phần chỉ cần sai 1 chút nhỏ cũng có thể dẫn đến thất bại. Ngoài các thiết bị thí nghiệm khác thì các cân phân tích được sử dụng để cân các mẫu trước khi tiến hành làm thí nghiệm, đảm bảo đủ định lượng cho các thí nghiệm đạt kết quả chính xác nhất. Hơn nữa, cũng có thể sử dụng chúng để xác định độ ẩm của các mẫu cần nghiên cứu.