Thành viên:Nguyên Hưng Trần/Tiếng Cimbri

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Cimbri
zimbar, tzimbar, tzimbris
Sử dụng tạiÝ
Tổng số người nói400
Phân loạiẤn-Âu
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3cim
Glottologcimb1238[1]
Phân bố lịch sử (vàng) và hiện tại (cam) các phương ngữ Cimbri.

Tiếng Cimbri (Bản mẫu:Lang-cim, IPA: [ˈt͡simbɐr]; tiếng Đức: Zimbrisch; tiếng Ý: cimbro) là một trong những ngôn ngữ Thượng Đức liên quan đến tiếng Bayern (có thể bắt nguồn từ phương ngữ Nam Bayern) và tiếng Mòcheno, và được sử dụng tại một số khu vực thuộc TrentinoVeneto của Ý. Các người nói được gọi là Zimbern trong tiếng Đức.

Về mặt ngữ pháp cũng như từ vựng và phát âm có nhiều sự khác biệt cơ bản làm cho ngôn ngữ này trở nên khó hiểu đối với người nói tiếng Đức tiêu chuẩn và nhiều người nói tiếng Bayern. Việc sử dụng tiếng Ý trên khắp đất nước và sự ảnh hưởng của tiếng Veneto bên cạnh đều có tác động lớn với nhiều người nói ngôn ngữ này trong suốt nhiều thế kỷ qua và đã khiến cho tiếng Cimbria trở thành một ngôn ngữ bị đe dọa.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bản ghi chép cũ nhất về phong trào của người Bayern tới Verona tồn tại từ kh. năm 1050 (Bayerische Staatsbibliothek Cod. lat. 4547). Việc định cư đã tiếp diễn vào thế kỷ XI và XII.

Lý thuyết về nguồn gốc Lombard của người Zimbern do Bruno Schweizer đề xuất vào năm 1948 và năm 1974 bởi Alfonso Bellotto.[2] Cuộc tranh luận một lần nữa được ban hành lại bởi nhà ngôn ngữ học người Cimbri Ermenegildo Bidese vào năm 2004.[3] Phần lớn các nhà ngôn ngữ học vẫn cam kết với giả thuyết về sự nhập cư thời trung cổ (thế kỷ XI–XII).[4]

Sự hiện diện của cộng đồng nói tiếng Đức ở Ý được các nhà nhân văn người Ý phát hiện và kết hợp với người Cimbri (một bộ tộc nhập cư tới khu vực này vào thế kỷ II TCN) vào thế kỷ XI who associated them with the Cimbri. Đây có thể là nguồn gốc của tên tự xưng hiện tại (Zimbar). Thực tế là, mặc dù bộ tộc Cimbri cổ được liệt kê là một bộ tộc hệ German, không có lý do gì để kết nối họ về mặt ngôn ngữ hay cách khác với những người nói tiếng Cimbri.

Một giả thuyết khác lấy tên từ mục từ 'carpenter', cùng gốc với tiếng Anh timber (nđ. 'timberer').

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Cimbrian”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Bruno Schweizer: Die Herkunft der Zimbern. In: Die Nachbarn. Jahrbuch für vergleichende Volkskunde 1, 1948, ISSN 0547-096X, S. 111–129.; Alfonso Bellotto: Il cimbro e la tradizione longobarda nel vicentino I. In: Vita di Giazza e di Roana 17-18, (1974) S. 7–19; Il cimbro e la tradizione longobarda nel vicentino II. In: Vita di Giazza e di Roana 19-20, (1974) S. 49–59.
  3. ^ Ermenegildo Bidese Die Zimbern und ihre Sprache: Geographische, historische und sprachwissenschaftlich relevante Aspekte. In: Thomas Stolz (ed.): Kolloquium über Alte Sprachen und Sprachstufen. Beiträge zum Bremer Kolloquium über „Alte Sprachen und Sprachstufen“. (= Diversitas Linguarum, Volume 8). Verlag Brockmeyer, Bochum 2004, ISBN 3-8196-0664-5, S. 3–42.Webseite von Ermenegildo Bidese Lưu trữ 2010-06-18 tại Wayback Machine
  4. ^ James R. Dow: Bruno Schweizer's commitment to the Langobardian thesis. In: Thomas Stolz (Hrsg): Kolloquium über Alte Sprachen und Sprachstufen. Beiträge zum Bremer Kolloquium über „Alte Sprachen und Sprachstufen“. (= Diversitas Linguarum, Volume 8). Verlag Brockmeyer, Bochum 2004, ISBN 3-8196-0664-5, S. 43–54.