Bước tới nội dung

Thành viên:Nguyenbaothach

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

[1]VĂN MINH CỔ ĐẠI[sửa | sửa mã nguồn]

Ở phương Tây, người ta có hẳn một bộ ngôn nghiên cứu về lịch sử , nghệ thuật và ngôn ngữ của hai nền văn minh châu Âu cổ đại: Hi Lạp và La Mã

HI LẠP CỔ ĐẠI[sửa | sửa mã nguồn]

Nền văn minh Hi Lạp cổ đại phát triển rực rỡ từ khoảng 1000 năm trước Công nguyên (TCN) đến năm 200 TCN. Người Hi Lạp xưa đã có những ý niệm về khoa học, nghệ thuật, triết học ( tức là suy ngẫm về ý nghĩa của mọi thứ), và chính trị, mà đến ngày nay vẫn còn nhiều giá trị. Chính người Hi Lạp đã đề ra ý tưởng về "dân chủ" - hệ thống chính trị cho phép người dân đóng vai trò chủ yếu trong việc tự cai quản đời sống của mình. Đây là hệ thống chính trị mà ngày nay hầu hết các nước đều sử dụng.

Người Hi Lạp cổ nổi tiếng vì có những nhà hiền triết vĩ đại. Vào thế kỉ thứ 5 TCN, Socrates đã đặt ra cho các học trò của mình những câu hỏi như " Thế nào là đúng, thế nào là sai?" giúp họ suy ngẫm về thế giới xung quanh. Thế nhưng Socrates không để lại một di cảo nào, vì vậy một học trò của ông là Plato đã thay thầy viết lại hết những lời thầy nói, tập hợp thành sách. Plato còn sáng lập ra một học viên mang tên "Academy, nay là thủ đô của Hi Lạp. Học viện đó là tiền thân của các trường đại học ngày nay. Học sinh nổi tiếng nhất của ông là Aristotle, vừa là triết gia, vừa là nhà khoa học lớn.

Hi Lạp còn là quê hương của những người kể chuyện vô cùng tài năng. Theo truyền thuyết, một nhà thơ mù tên là Homer được coi là tác giả của hai trường ca Iliad và Odyssey. Những người thời đó thuộc làu các câu chuyện trong hai trường ca của ông và họ cứ thế kể lại cho con cháu, từ đời này sang đời khác. Ngoài ra, còn có những nhà viết kịch như Sophochles , Aeschylus, và Euripides. Họ đã viết nhiều vở kịch hay, mà đến nay ở nhiều nơi vẫn còn trình diễn.

Cuộc sống của người Hi Lạp cổ đại không hẳn lúc nào cũng chỉ có học hành. Họ còn tổ chức những sự kiện thể thao vô cùng lớn. Một trong những sự kiện thể thao đó diễn ra tại thành phố Olympia, bốn năm một lần. Đàn ông trên khắp nước Hi Lạp tham gia vào những trò chơi như ném lao, ném đĩa, và đua xe ngựa chiến ( còn phụ nữ thi đấu trong những cuộc thi riêng). Hồi đó hầu như người ta khỏa thân khi thi đấu thể thao, như các bạn thấy trong bức tranh cổ Hi Lạp dưới đây:

Phải đến năm 1896, Thế vận hội Olympic hiện đại ( lấy theo tên thành phố Olympia) mới được khởi xướng, bây giờ thì người ta ưa mặc quần áo đầy đủ rồi mới thi đấu.

ĐẾ QUỐC LA MÃ[sửa | sửa mã nguồn]

Theo thần thoại La Mã, vị thần chiến tranh Mars( còn có tên là thần Ares trong thần thoại Hi Lạp- ND) có hai người con trai là Romulus và Remus. Cả hai đều bị bỏ rơi từ nhỏ và được một con sói nuôi nấng. Hai anh em lớn lên và trở thành những người sáng lập ra thành Rome vĩ đại vào khoảng năm 750 TCN.

Mặc dù câu chuyện trên nhiều khả năng là không có thật, Rome thực sự đã trở thành một pháo đài quyền lực. Bất cứ nơi đâu người La Mã đem quân tới chinh phục, những người thợ tài giỏi của họ đều xây dựng nên những thành lũy với nào là máng dẫn nước và cầu, nào là nhà tắm xông hơi, rạp hát và đền thờ. Họ còn làm đường để cho quân đội di chuyển nhanh chóng dễ dàng hơn. Ngày nay các bạn vẫn có thể chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc của người La Mã trên khắp châu Âu, Bắc Phi, và cả một phần châu Á ,vùng Trung Đông. Một trong những địa điểm nổi tiếng nhất là Pompei, một thành phố nhỏ ở phía nam nước Ý. Vào ngày 24 tháng 8 năm 79, ngọn núi lửa Vesuvius ở rất gần thành phố đã phun trào, và một lượng khổng lồ tro bụi rơi xuống khiến cho cả thành phố Pompeii bị chôn vùi. Điều kì lạ là tất cả các tòa nhà cũng như người dân trong thành phố vẫn còn nguyên vẹn hình thù như lúc họ gặp nạn, cho đến tận thế kỉ 18, khi các nhà khảo cổ phát hiện ra những tàn tích phủ đầy tro này.

Mặc dù có nền văn minh phát triển vượt bậc, nhưng người La Mã vẫn có những lúc hết sức tàn bạo. Ở đấu trường Colosseum xưa kia tại Rome, hàng ngàn khán giả đến xem cảnh những đấu sĩ giác đấu ( tức là những chiến binh) đánh nhau đến chết, hoặc là cảnh tù nhân bị ném cho sư tử ăn thịt.

Trong nhiều năm, nhà nước La Mã là một nhà nước dân chủ, tương tự như Hi Lạp. Một trong những người đã đưa nền dân chủ này đến hồi kết, theo các nhà sử học, chính là Julius Caesar, một vị tướng La Mã sau này lên làm vua. Ông đưa quân chinh phục nhiều vùng đất và khi trở về Rome, ông bước lên ngai vàng, trở thành nhà độc tài trong suốt phần đời còn lại. Độc tài nghĩa là không phải được dân chúng bầu lên, mà tự xưng làm hoàng đế, và có quyền lực không giới hạn. Nhưng chẳng được bao lâu thì ông ta bị ám sát, vào ngày 15 tháng 3 năm 44 TCN, theo lịch La Mã.

Suốt chiều dài còn lại của lịch sử La Mã, các vị hoàng đế nối tiếp nhau cai trị thành Rome, đồng thời cai quản một quân đội có kỉ luật hết sức chặt chẽ. Quân đội được chia làm các quân đoàn ( legion, còn gọi là lê dương-ND). Mỗi quân đoàn có đến 4.800 binh sĩ, cộng với các kị binh và cung thủ hỗ trợ.

Có một vài vị hoàng đế La Mã không hề nhân từ chút nào. Chẳng hạn, vua Nero cai trị từ năm 54 đến năm 68, tương truyền đã sát hại cả mẹ đẻ của mình, cho xử tử người vợ đầu tiên, và có thể là đã sát hại cả người vợ thứ hai. Không dừng lại trong phạm vi gia đình, bạo chúa này còn ra lệnh thiêu sống những người theo đạo Cơ đốc trong đêm để chiếu sáng khu vườn của hắn. Cuối cùng, viện nguyên lão ( tức là chính phủ của người La Mã) không thể chịu đựng được nữa, và đưa ra bản án tử hình Nero. Ông ta không muốn bị xử tử, nên đã tự kết liễu đời mình.

CÁC NGÔN NGỮ CỔ XƯA[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều người nói rằng tiếng Hi Lạp cổ và tiếng Latinh,ngôn ngữ của người La Mã cổ đại, là những ngôn ngữ " chết" . Đó là bởi vì đã rất lâu rồi, không ai còn nói những thứ tiếng này hàng ngày nữa. Thế nhưng, những ngôn ngữ này vẫn có ý nghĩa quan trọng cho tới ngày nay, bởi vì có đến hàng ngàn từ ngữ trong các ngôn ngữ châu Âu hiện đại có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp và tiếng Latinh.

Ví dụ như trong tiếng Latinh, Mặt Trăng được gọi là luna. Các bạn sẽ thấy có những từ trong tiếng Anh ngày nay rất giống như vậy, như là từ "lunar" ( lunar calendar là âm lịch ,tức là lịch dựa trên chu kì của Mặt Trăng, khác với dương lịch dựa trên chu kì của mặt trời), hay từ " lunatic"( nghĩa là điên khùng, vì người xưa tưởng rằng Mặt Trăng có ảnh hưởng tới hành vi của con người). Một ví dụ khác là aqua , nghĩa là nước trong tiếng Latinh, cũng xuất hiện trong các từ như "aquarium" ( bể cá, thủy cung) " aquatic" ( sống dứoi nước), " aquamarine" ( một loại ngọc màu xanh nước biển). Còn ignis nghĩa là lửa, thì có trong những từ liên quan tới lửa, như từ "ignite" (làm bùng cháy).

Trong tiếng Hi Lạp cổ, angelus nghĩa là "người đưa tin", từ đó ta có từ "angel" trong tiếng Anh để chỉ các thiên thần, bởi vì thiên thần được miêu tả là những người mang thông điệp từ trên trời xuống. Còn con bạch tuộc tiếng Anh là "octopus", bắt nguồn từ okto, là số 8 trong tiếng Hi Lạp, vì bạch tuộc có 8 vòi. Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng thấy rõ được mối liên hệ như vậy. Chẳng hạn như con hà mã tiếng Anh gọi là "hippopotamus", ghép lại từ hai chữ hippos ( ngựa- "mã") và potamos ( sông- " hà") của tiếng Hi Lạp thành ra "hippopotamus" là hà mã ( ngựa sông).

Các từ cổ còn có thể được kết hợp với nhau để tạo thành từ mới. Ví dụ như từ tele nghĩa là " ở xa" và phone là "giọng nói", ghép lại thành "telephone" ( điện thoại) , tức là máy giúp nghe được giọng nói ở xa.

Bảng chữ cái Hi Lạp[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy người La Mã viết bằng những chữ cái gần như y hệt chữ cái của chúng ta ngày nay, nhưng bản chữ cái của người Hi Lạp thì lại khác hẳn. Có thể bạn đã nhìn thấy một số chữ cái này khi học các môn toán và khoa học. Còn dưới đây là toàn bộ các chữ cái Hi Lạp theo đúng thứ tự:

Bạn có để ý hai chữ cái đầu tiên là alpha và beta không ? Hai chữ này ghép lại chính là nguồn gốc của từ tiếng Anh " alphabet" nghĩa là bảng chữ cái, mà đôi khi ta vẫn gọi là bảng chữ cái an pha bê đấy.

BẢY KÌ QUAN[sửa | sửa mã nguồn]

Có rất nhiều kì quan trong thế giới cổ đại. Người xưa đã chọn ra những công trình kiến trúc mà họ coi là đáng khâm phục nhất, và gọi chung là Bảy kì quan thế giới. Tiếc thay, chỉ có một kì quan duy nhất còn tồn tại đến ngày nay cho chúng ta chiêm ngưỡng,

1, Tượng thần Zeus ở Olympia.

Nhà điêu khắc người Hi Lạp tên là Phidias đã mất 8 năm để hoàn thành bức tượng này. Bức tượng cao đến gần 12m, được đặt trong đền thần Zeus ở thành phố Olympia. Tượng được làm từ vàng, đá quý và ngà voi, tạc hình thần tối cao đang ngồi trên ngai vàng.

2. Đền thờ thần Artemis ở Ephesus.[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôi đền khổng lồ này nằm tại một nơi mà ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kì, và được trang trí bằng những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc cực kì đẹp. Ngôi đền lộng lẫy tới mức kĩ sư Philo người Byzantium, sau khi đã xem hết các kì quan khác và tới thăm đền thờ này, phải ghi lại rằng " tất cả những kì quan khác đều không vượt qua nổi cái bóng của ngôi đền".

3. Bức tượng thần khổng lồ ở Rhodes.[sửa | sửa mã nguồn]

Người dân thành phố cảng Rhodes ở Hi Lạp đã đánh thắng một đội quân xâm lược, và để ăn mừng, họ xây một bức tượng thần Mặt Trời Helios cao 32m, làm bằng sắt và đồng. Chỉ chưa đầy 60 năm sau khi được dựng lên, bức tượng đã bị một trận động đất phát hủy. Vì cho rằng có lẽ bức tượng đã khiến thần Helios nổi giận nên người dân thành Rhodes quyết định không dựng lại nữa.

4. Lăng mộ ở Halicarnassus.[sửa | sửa mã nguồn]

Lăng mộ nằm ở Thổ Nhĩ Kì này do hoàng hậu Artemisia ra lệnh xây dựng cho chồng bà là vua Mausolus, khi nhà vua băng hà. Hoàng hậu đã mời những nghệ nhân giỏi nhất trên thế giới đến để trang hoàng cho lăng mộ, với những tượng đài và những bức tranh chạm khắc. Tuy nhiên, hoàng hậu Artemisia qua đời trước khi việc xây dựng hoàn thành và bà được đặt nằm bên cạnh vua.

5. Vườn treo Babylon.

Khu vườn nằm tại nơi mà ngày nay là các nước Irac. Khu vườn đặc biệt này chưa đầy những loài cỏ, hoa lá quý hiếm, lạ mắt. Cây cối được trồng trên những bậc thềm cao ngất chồng lên nhau, nên mới gọi là vườn treo. Tương truyền vua Nebuchadnezzar đã cho xây khu vườn để làm quà tặng vợ.

6. Kim tự tháp ở Giza.

Ba kim tự tháp được xây dựng làm lăng mộ chứa xác ướp của ba vị vua Ai Cập ( Khufu, Khafre, và Menkaure). Riêng Đại kim tự tháp Khufu, lớn nhất trong số ba kim tự tháp, đã sử dụng tới 2.300.000 khối đá khổng lồ, và hàng chục ngàn người thợ đã phải mất nhiều năm mới xây xong nó. Mặc dù tuổi thọ các kim tự tháp đã ngót ngét 4.500 năm, đây là kì quan duy nhất mà ngày nay ta vẫn còn được thấy.

7. Hải đăng Alexandria.

Ngọn hải đăng cao lớn sừng sững trên đảo Pharos hồi bấy giờ được xây dựng để giúp tàu bè định hướng khi đi vào cảng Alexandria của Ai Cập. Một ngọn lửa luôn luôn rực sáng trên đỉnh của ngọn tháo cao hơn 115 m này. Bên cạnh ngọn lửa, còn có một chiếc gương lớn làm từ kim loại được mài bóng, để phản chiếu ánh sáng đi xa khắp vùng biển.

  1. ^ NHỮNG ĐIỀU CỰC ĐỈNH VỀ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ƯỚC GÌ MÌNH BIẾT ĐƯỢC - Người dịch Minh Hiếu