Bước tới nội dung

Thành viên:Nguyenhaidang1661/Nháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trần Ngọc Liễng (1923 -19/10/2011), pháp danh: Tỳ Kheo Thích Kiến Huyền[1], là một luật sư đấu tranh cho các phong trào, hoạt động dân chủ dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa.

Tiểu sử

Trần Ngọc Liễng khi còn trẻ

Luật sư Trần Ngọc Liễng quê ở Vĩnh Long, sinh ra trong một gia đình trung lưu. Sau khi tốt nghiệp tú tài toàn phần, ông học cử nhân luật và làm lục sự Tòa án Sài Gòn (năm 1946)[2]. Năm 1950, ông tập sự luật sư và hợp tác với Văn phòng luật sư Nguyễn Hữu Thọ và Nguyễn Lâm Sanh. Năm 1965, ông được chính phủ Việt Nam Cộng hòa bổ nhiệm làm ủy viên Xã hội Chính phủ. Nhận thức được dã tâm xâm lược của đế quốc Mỹ và bản chất tay sai của chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ nên ông đã từ nhiệm vào năm 1966.

Với tấm lòng yêu nước, ông trở thành một trong những trí thức tiêu biểu đấu tranh cho độc lập, tự chủ của dân tộc, dân kế, dân sinh, hòa bình. Ông tích cực tham gia các phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ của các giới tại Sài Gòn lúc bấy giờ như Phong trào chống Mỹ dội bom, Phong trào phụ nữ đòi quyền sống, Phong trào ủy ban đòi cải thiện chế độ lao tù tại miền Nam…

Với uy tín của mình, tháng 6-1969, lực lượng Quốc gia tiến bộ được thành lập và đề cử ông làm chủ tịch. Đây là tổ chức đấu tranh công khai cho hòa bình, chống Mỹ xâm lược Việt Nam, tập hợp đông đảo lực lượng trí thức Sài Gòn, các vị tư sản dân tộc tham gia. Năm 1974, ông là chủ tịch tổ chức nhân dân đòi thi hành Hiệp định Paris. Ngôi nhà của ông ở tại 212 Điện Biên Phủ là nơi hội họp của các tổ chức tiến bộ nên thường xuyên bị chính quyền Sài Gòn bao vây, kiểm soát gắt gao song ông không hề lo sợ, nao núng…[3]

Tháng 11-1975, ông đã vinh dự tham gia trong phái đoàn miền Nam dự Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc về mặt Nhà nước.

Từ sau 30-4-1975 đến nay, ông tiếp tục tham gia hoạt động trong Mặt trận, là Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM. Hơn 30 năm qua, ông đã góp phần to lớn trong sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Năm 1978, ông được bầu làm trưởng Ban Pháp chế HĐND TP. Trong quá trình này, ông đã phát huy vai trò của giới trí thức trong xây dựng TP.HCM trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật của cả nước và khu vực...[4]

  1. ^ “Luật sư Trần Ngọc Liễng vì tổ quốc sẵn sàng từ bỏ danh vọng”.
  2. ^ “Hôm nay truy điệu luật sư nhân sĩ Trần Ngọc Liễng”.
  3. ^ “Vĩnh biệt Luật sư Trần Ngọc Liễn”.
  4. ^ “Vĩnh biệt luật sư Trần Ngọc Liễn”.