Thành viên:Ocdvietnam/Nháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Dòng Cát Minh Têrêxa (OCD)[sửa | sửa mã nguồn]

Dòng Cát Minh Têrêxa
Ordo_Fratrum_Carmelitarum_Discalceatorum_Beatae_Mariae_Virginis_de_Monte_Carmelo
Order of Discalced Carmelites
Châm ngônLòng nhệt thành với Đức Chúa, Thiên Chúa các đạo minh nung nấu con (1V 19, 14a)
Thành lậpCuối thế kỷ XVI
LoaiDòng tu Công giáo
Trụ sở chínhCasa Generalizia dei Carmelitani Scalzi, Corso d'Italia 38, Rome, Italy
Bề Trên Tổng QuyềnMost Rev. Fr. Saverio (Xavier) of the Sacred Heart of Jesus, O.C.D
Websitewww.carmelitaniscalzi.com

Dòng Cát Minh Têrêxa (Tiếng Anh: Order of the Discalced Carmelites of the Blessed Virgin Mary of Mount Carmel Hay Order of Discalced Carmelites gọi tắt là O.C.D) hay còn gọi là "Cát Minh về Nguồn" hay "Cát Minh cải tổ", "Cát Minh chân trần" là một dòng tu Công giáo Rôma được tách ra và hoạt động riêng biệt với nhánh gốc là Order of Carmelites ( Gọi tắt là: O.Carm) sau cuộc cải tổ Dòng Cát Minh bởi Thánh Têrêsa thành Ávila và Thánh Gioan Thánh Giá vào cuối thế kỷ 16. Chữ Discalced theo tiếng LaTinh có nghĩa là " không mang giày". Tại Việt Nam Dòng Cát Minh cải tổ lấy tên là Dòng Cát Minh Têrêxa.

Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc của dòng Cát Minh được bắt nguồn nơi thánh địa núi Cát Minh (núi Carmel). Vào thế kỷ thứ 12, một nhóm nhỏ quyết định ở lại trên Núi Thánh Cát Minh. Họ lấy tiên tri Êlia làm gợi hứng và mẫu gương cho đời sống của mình. Từ đó tiên tri Êlia trở thành tổ phụ của các tu sĩ Cát Minh.Ngay từ khởi đầu, các ẩn sĩ đã dành một lòng tôn sùng đặc biệt đối với Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa. Họ đã xây dựng nhà nguyện đầu tiên dâng kính Đức Maria và gọi chính họ là các anh em của Đức Trinh Nữ Maria Núi Cát Minh.

Khoảng từ 1206 – 1214, thánh Albert, thượng phụ thành Giêrusalem ban cho các tu sĩ Cát Minh một luật sống để hướng dẫn đời sống của họ. Tuy nhiên, hoàn cảnh chính trị và tôn giáo càng ngày càng trở nên bất ổn. Điều này khiến họ phải rời đất thánh. Họ bắt đầu hành trình di cư qua Châu Âu. Hoàn cảnh tại Châu Âu khiến họ phải thích nghi với đời sống văn minh đô thị. Cuối cùng họ thích nghi với đời sống khất sĩ.

Sau cuộc cải tổ Dòng Cát Minh vào cuối thế kỷ 16, Dòng Cát Minh tách ra thành 2 nhánh: Dòng Cát Minh theo luật cũ (the Ancient Observance = O.Carm) và Dòng Cát Minh Têrêxa (the Discalced = O.C.D)

Dòng Cát Minh Têrêxa gồm có các tu sĩ nam nữ và những giao dân là những người dâng hiến cho đời sống cầu nguyện.

  • Các đan nữ sống trong các đan viện kín và hoàn toàn cô tịch trong đời sống chiêm niệm.
  • Các tu sĩ nam ngoài việc sống đời sống chiêm niệm ra họ còn tham gia các hoạt động tông đồ nơi địa phương họ đang sống.
  • Cát Minh tại thế ( the Secular Order of Discalced Carmelites ) là cộng đoàn qui tụ những giáo dân, nam hoặc nữ, độc thân hoặc có gia đình khao khát được sống tinh thần Cát Minh giữa đời.

Cuộc cải cách của Thánh Teresa Avilla[sửa | sửa mã nguồn]

Thánh Têrêxa Ávila (1515–1582) Trinh nữ Tiến sĩ Hội Thánh. Đấng Cải tổ Dòng Cát Minh.

Vào thế kỷ 14 và 15 Giáo Hội bị suy thoái xuống cấp, dẫn đến các Dòng tu bị ảnh hưởng trong đó có Dòng Cát Minh.

  • Trận Dịch Hạch Đen năm 1347 hoành hành khắp châu âu. Chỉ trong 4 năm đã tàn sát 1/3 dân số châu âu. Số tu sĩ trong Dòng bị giảm sút trầm trọng. nhà Dòng bước vào thời kỳ dó kém sụp đổ về kinh tế, các đan viện phải khó khăn lắm mới giữ được phong cách tu trì và cung câp cho các thành viên của mình một sự đào tạo tương đối về tri thức và tâm linh.
  • Trong lúc đó, cuộc chiến tránh 100 năm (1340-1453) giữa Anh và Pháp đang diễn ra. Các đan viện Cát Minh bị tàn phá và kỷ luật đan tu bị sa sút. Đây cũng là thời kỳ phục hưng người ta tìm cách bắt chước theo thế giới ngoại giáo và do đó, đã kéo theo cả một sự suy đồi về luân lý ngay giữa lòng giáo triều Rôma trong suốt thế kỷ 15. Sự xuống cấp về luân lý tại Rôma đã kéo theo sự suy yếu trong toàn thể Hội Thánh và Dòng Cát Minh cũng bị ảnh hưởng.
  • Bên cảnh Những nhân tố ấy, trong Dòng còn có những lạm dụng cá nhân. Sự phân chia giai cấp xuất hiện trong Dòng giữa những tu sĩ thuộc nhà quyền quý và những tu sĩ con nhà nghèo. Thậm chí đi đến chỗ các anh em không chức thánh phải ăn cắp rau trong vườn nhà dòng đem ra chợ bán. Tiếp đến, một tập tục từ thời Dịch Hạch Đen, Dòng nhận các thiếu niên nhi đồng về nuôi trong đan viện, Những cậu bé này thường tuyên khấn ở tuổi vị thành niên, rồi sau đó, khi đã chính chắn hơn, thì khám phá ra mình không có ơn gọi tu trì. Từ đó sản sinh ra những thế hệ tu sĩ Cát Minh không đạt yêu cầu về tinh thần tận hiến. Do đó chuẩn mực tinh thần dấn thân trong Dòng bị hạ thấp. Người ta không còn giữ những ngày ăn chay kiêng thịt của Dòng. Sự cô tịch và thinh lặng chỉ còn là quá khứ. bởi lẽ các tu sĩ Cát Minh có thể vịn vào bất cứ lý do nào để ra ngoài và đắm chìm trong những cuộc vui chơi và những chuyện không được cho phép.
  • Sau cùng, nắm 1517, cuộc Cải Cách Tin Lành đã khiến Hội Thánh và các Dòng tu bị tê liệt. Martin Luther đã làm bùng lên ngọn lửa vẫn hằng âm ỉ chống đối Hội Thánh và biến thành cuộc nổi loạn công khai. Nhà thờ và các tài sản của Hội Thánh bị tịch thu hoặc tàn phá. Các linh mục và nữ tu hoặc bị bắt hoặc bị buộc phải bỏ trốn. Ở một số nước, việc hành đạo Công Giáo bị cấm hẳn. Chỉ trong vài thập niên Dòng bị bật rễ khỏi những vùng Tin Lành. Thậm chí có những tu sĩ Cát Minh phải quay về thế tục sống như một giáo dân Anh Giáo. Nhiều vị khác trốn trong thân phận phận những linh mục sống ngoài vòng pháp luật âm thầm cử hành bí tích cho tới chết.

Cho đến 1535 Thánh Têrêxa Ávila gia nhập Dòng Cát Minh tại dan viện Nhập Thể; Khi ấy, Têrêxa được hai mươi tuổi. Những cuộc viếng thăm thường xuyên của người thế gian, thiếu nội vi và sự nghèo nàn quá đỗi làm nẩy sinh ở đó những lạm dụng; tuy vậy, cũng có một nhóm nữ tu rất sốt sắng. Dĩ nhiên, Têrêxa thuộc số những người này, cho dù, trong nhiều năm, người đã kháng cự với Thiên Chúa đòi hỏi người thuộc trọn về Ngài. Vào tuổi bốn mươi, một ơn Chúa mạnh mẽ đã ban cho người sức mạnh để quyết định chọn Ngài và từ bỏ mọi sự khác. Mẹ Têrêxa ý thức rằng lý tưởng sơ khởi của Dòng Cát Minh không được sống trọn vẹn trong Đan Viện của mình. niềm khao khát cầu nguyện, thinh lặng, cô tịch ngày càng gia tăng nơi người. Mẹ Têrêxa quyết định thành lập một đan viện, trong đó Luật Dòng Cát Minh được quay lại "trọn vẹn không giảm chế đúng như Luật Dòng đã được ban bởi Đức Giáo Hoàng Innocent IV năm 1247".

Ngày 7 thàng 2 năm 1562, Mẹ bí mật xin Tòa Thánh cho Dòng Cát Minh của Mẹ một chiếu thư đặt Mẹ dưới thẩm quyền của Đức Giám Mục sở tại và được Đức Cha Don Alvaro de Mendoza, Giám Mục Avila, chấp nhận cho Đan Viện thuộc quyền Ngài. Vị sáng lập Dòng đã mua và cho sửa sang ngôi nhà nhỏ với sự trợ giúp của chị người là Juana và anh rể Juan de Ovalle và bạn của Mẹ là Dona Guiomar de Ulloa. Đến Ngày 24 tháng 8, Đan viện Thánh Giuse được khánh thành nhưng gặp phải nhiều sự chống đối, vâng lời bề trên Mẹ thánh trở về đan viện Nhập Thể, đợi cho cơn giông tố tạm yên. Mẹ Thánh trở về Đan Viện Thánh Giuse, người tổ chức đời sống cộng đoàn và biên soạn Hiến Pháp Dòng. Năm 1567, Cha Bề Trên Tổng Quyền đến Avilla và cho phép Mẹ Thánh thành lập thêm nhiều đan viện Cát Minh khác nữa "bằng số tóc trên đầu người".

Với sự cộng tác của Cha Thánh Gioan Thánh Giá và Cha Antoine de Jésus, Mẹ Thánh cải tổ Dòng Nam. ngày 28 tháng 11 năm 1568, tu viện Dòng Nam Cát Minh cải tổ đầu tiên được thành lập. Cha Antoine de Jésus, Cha Thánh Gioan Thánh Giá và thầy Giuse phó tế tuyên khấn theo Luật Dòng "tiên khởi".

Ngày 4 tháng 10 năm 1582, Thánh Têrêxa Ávila vị sáng lập Dòng Cát Minh cải tổ qua đời tại Đan Viện Albe de Tormès. Lúc bấy giờ, người ta đếm được có 15 tu viện nam và 17 Đan Viện nữ cải tổ.

Tại Tổng Tu Nghị ở Crémone năm 1593, Dòng Cát Minh cải tổ (O.C.D) chính thức tách khỏi Dòng Cát Minh gốc (O.Carm). Tổng Tu Nghị bỏ phiếu thuận được sắc lệnh Pastoralis officii do Đức Giáo Hoàng Clément VIII xác nhận ngày 20.12 năm ấy; Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm cha Doria làm Bề Trên Tổng Quyền tiên khởi của Dòng Cát Minh Cải Tổ.

Các đan viện Cát Minh Têrêxa tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]


Các Thánh Dòng Cát Minh Têrêxa[sửa | sửa mã nguồn]


Cầu nguyện trong dòng Cát Minh[sửa | sửa mã nguồn]