Thành viên:OneOtherLight/Svalbard Rocket Range

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Svalbard Rocket Range hay SvalRak, là một bãi phóng tên lửa đặt tại Ny-ÅlesundSvalbard, Na Uy. Nơi này được đưa vào sử dụng từ năm 1997 và thuộc sở hữu của Trung tâm Không gian Andøya, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Thủy sản Na Uy và Tập đoàn Kongsberg. Vị trí ở vĩ tuyến 79 độ Bắc của SvalRak khiến nơi này trở nên lý tưởng để phóng tên lửa với mục đích nghiên cứu từ trường Trái đất. Địa điểm này thường được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu Mỹ, Nhật Bản và Na Uy. Đây là bãi phóng gần cực bắc nhất thế giới.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Svalbard Rocket Range được các cơ quan như NASA sử dụng để phóng tên lửa siêu thanh

Việc lập kế hoạch về một bãi phóng ở Ny-Ålesund bắt đầu vào năm 1993,[1] một địa điểm được chọn vì vị trí lý tưởng để nghiên cứu về điểm nhọn vùng cực (polar cusp).[2] Việc xây dựng bắt đầu vào mùa hè năm 1997.[3] Viện Nghiên cứu Hàng không Na Uy, nơi tiến hành các phép đo không khí ở Ny-Ålesund, lo ngại rằng tên lửa có thể gây ô nhiễm cho các phép đo của họ [4] Một tên lửa thử nghiệm đã được phóng vào ngày 15 tháng 11.[5] Vụ phóng thực sự đầu tiên là một tên lửa nghiên cứu Rohini RH-300 MkII[6] của Ấn Độ mua từ ISRO và được đặt tên là Isbjørn 1 (Gấu Bắc Cực 1).[7] Tên lửa này chứa các thiết bị từ Trung tâm Đại học ở Svalbard, Đại học TromsøCơ sở Nghiên cứu Quốc phòng Na Uy. Tên lửa có khối lượng 510 kilôgam (1.120 lb) với trọng tải 70 kilôgam (150 lb) đã đạt được độ cao 120 kilômét (75 mi). Tiếp sau nó là hai tên lửa Black Brant của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia đạt độ cao 500 kilômét (310 mi).[8]

SvalRak ban đầu được phép bắn 4 tên lửa với tần suất hai năm một lần.[3] 41 tên lửa đã được phóng vào năm 2004, với độ cao tối đa là 1.108 kilômét (688 mi).[9] Bãi phóng đã được nâng cấp vào năm 2018. [2]

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

SvalRak là bãi phóng tên lửa gần cực bắc nhất thế giới, và nằm ở vĩ tuyến 79 độ Bắc.[5] Điều này khiến cho bãi phóng trở thành một nơi lý tưởng để gửi các thiết bị vào từ trường Trái đất and the polar cups, cleft and cup. (dịch: và các cốc, khe hở và cốc cực).[2] Nó cũng được sử dụng để nghiên cứu các tác nhân magnetopausecực quang, trong đó Ny-Ålesund là vị trí thuận tiện nhất để tiếp cận.[3] SvalRak thuộc sở hữu của Trung tâm Không gian Andøya, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Thủy sản Na Uy (90%) và Tập đoàn Kongsberg (10%). SvalRak không có nhân viên thường trực ở Ny-Ålesund. Người sử dụng SvalRak chính là các nhà khoa học Mỹ, Nhật Bản và ở một mức độ ít hơn là Na Uy.[10]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Rødberg, Ole Anders; Collett, John Petter (tháng 10 năm 2004). “Norwegian Space Activities 1958–2003: A Historical Overview” (PDF). European Space Agency. tr. 48. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ a b c “Other Research Institutions in Ny-Ålesund”. Kings Bay. tháng 5 năm 1997. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2012.
  3. ^ a b c “SvalRak: Sounding Rocket Launch Facility in Ny-Ålesund”. Ny-Ålesund Science Managers Committee. tháng 5 năm 1997. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2012.
  4. ^ Sellevåg, Inge (15 tháng 11 năm 1997). “–Spent på Svalbardrakettene”. Bergens Tidende (bằng tiếng Na Uy). tr. 34.
  5. ^ a b Larsen, Rolf L. (16 tháng 11 năm 1997). “Romfartshistorie på 79° nord”. Aftenposten (bằng tiếng Na Uy).
  6. ^ From fishing hamlet to red planet : India's space journey. Manoranjan Rao, P. V.,, Suresh, B. N.,, Balagangadharan, V. P.,, Indian Space Research Organisation. Noida, Uttar Pradesh, India. ISBN 9789351776895. OCLC 933430784.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  7. ^ “When An Indian Rocket Shot Up Into The Norwegian Sky”. Spansen.com.
  8. ^ Sellevåg, Inge (15 tháng 11 năm 1997). “–Svar ikke nødvendig”. Bergens Tidende (bằng tiếng Na Uy). tr. 34.
  9. ^ “SvalRak”. Astronautix. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2012.
  10. ^ “St.meld. nr. 22 (2008-2009) Svalbard” (bằng tiếng Na Uy). 17 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2012.

[[Thể loại:Khởi đầu năm 1997 ở Na Uy]]