Bước tới nội dung

Thành viên:Otasglobal/Nháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Vùng trồng[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng trồng là vùng sản xuất nông lâm thuỷ sản, bao gồm

trái cây, cây công nghiệp, rau, dược liệu, lúa, ngô, cây giống, con giống, cây đầu dòng, vv....  Vùng trồng được cấp mã số theo tiêu chuẩn OTAS chịu sự kiểm tra và giám sát bằng các biện pháp phân tích nguy cơ dịch hại (Pest), biện pháp phòng ngừa Sinh vật (Organism), biện pháp kiểm dịch thực vật (Quarantine pest), có chiến lược phòng trừ sinh học (biological control), có thể sử dụng kẻ thù tự nhiên (natural enemy) để phòng trừ dịch hại, được thiết lập quần thể (establishment of a biological control agent) và tuân thủ các Quy định kỹ thuật hiện hành, IPPC[./Applewebdata://68B86396-1E08-4D50-97A7-D33C21CC032A#%20ftn1 [1]], TCVN 7515:2005.

Vùng trồng phải là vùng không nhiễm dịch hại (pest free area) [Mục 3.9 của ] và tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế - các yêu cầu về biện pháp kiểm dịch và thiết lập vùng không nhiễm dịch hại.

Tiêu chuẩn OTAS được xây dựng để áp dụng hệ thống[./Applewebdata://68B86396-1E08-4D50-97A7-D33C21CC032A#%20ftn2 [2]] thiết lập vùng không nhiễm dịch hại thông qua giám sát tổng thể và điều tra cụ thể.

Vùng[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng là một quốc gia, một phần của một quốc gia, hoặc toàn bộ hoặc nhiều phần của vài  quốc gia được công nhận chính thức. [Mục 3.1 của TCVN 7515:2005]  

Vùng bị đe doạ hay vùng có nguy cơ[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng bị đe dọa hay Vùng có nguy cơ là vùng có các điều kiện sinh thái thuận lợi cho việc thiết lập quần thể của sinh vật gây hại mà sự có mặt của chúng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế.

Biện pháp kiểm dịch thực vật[sửa | sửa mã nguồn]

Biện pháp kiểm dịch thực vật là văn bản luật, quy định hoặc quy trình chính thức nhằm ngăn ngừa sự du nhập và/hoặc lan rộng của đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc hạn chế ảnh hưởng kinh tế của các đối tượng phải kiểm soát.

Quy định kỹ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Là quy trình Phân tích nguy cơ gồm ba giai đoạn được quy định trong quy định hiện hành của luật pháp Viêt Nam và quốc tế:

- Giai đoạn 1: Giai đoạn khởi đầu;

- Giai đoạn 2: Đánh giá nguy cơ;

- Giai đoạn 3: Quản lý nguy cơ

Phương pháp đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Phương pháp đánh giá là phương pháp sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá vùng trồng. Mỗi chỉ tiêu đánh giá được đánh giá có (hoặc không có) khả năng xảy ra của sự kiện và đánh giá xác xuất xảy ra (%).

Nhập số liệu nhập vào hệ thống OTAS được quy định theo các mức sau:

Mức nguy cơ Thấp Trung bình Cao
Khả năng xảy ra (%) 0 - 10 >10 - 60 >60 - 100

Phương pháp OTAS[sửa | sửa mã nguồn]

Phương pháp OTAS là phương pháp chuẩn hoá dữ liệu, liên kết dữ liệu một cách tập trung, trích xuất dữ liệu cần thiết từ các hoạt động liên quan đến vùng, vùng trồng, giám sát vùng trồng, kiểm soát dịch hại, phân tích nguy cơ dịch hại. Mỗi một phương pháp OTAS là một giải pháp giúp chuẩn hoá dữ liệu để thực hiện phân tích một cách hiệu quả và tối ưu hoá thời gian.

Phân loại vùng trồng[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng trồng được phân loại theo danh mục cây trồng (tên khoa học, vị trí phân loại, tên khác, tên thông thường (nếu có), các đặc điểm để phân loại.

Tiêu chuẩn/hệ thống OTAS[sửa | sửa mã nguồn]

Tiêu chuẩn OTAS là tiêu chuẩn có khả năng truy xuất và xác thực nguồn gốc trên cơ sở xuôi dòng (down stream) hoặc/và ngược dòng (upstream).  

Việc xác thực nguồn gốc, thông tin, dữ liệu phải được Cục bảo vệ thực vật (hoặc các đơn vị được uỷ quyền của Cục bảo vệ thực vật), Cục trồng trọt, Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản xác nhận, xác thực thông tin đối với đối tượng được truy xuất nguồn gốc trong trường hợp thị trường trong nước (hoặc đối với hàng hoặc nguyên liệu đầu vào nhập khẩu) và được xác thực bởi tổ chức quốc tế (trường hợp là vùng trồng nước ngoài) và được xác thực bởi Cục bảo vệ thực vật Việt Nam trên nền tảng OTAS theo chuỗi khối.

Mọi thông tin liên quan đến vùng trồng hoặc sản phẩm từ vùng trồng nếu như không được xác thực bởi các cơ quan liên quan nêu trên sẽ không được công nhận theo Tiêu chuẩn OTAS.

Nhà nước sẽ thực hiện ban hành quy định giám sát các sản phẩm, hàng hoá trong trường hợp không được công nhận theo chuỗi khối OTAS.

Hệ thống OTAS là hệ thống thông tin quản lý và xác thực thông tin được Cục bảo vệ thực vật quản lý, xác thực bằng việc cấp danh sách tên người sử dụng, cơ quan quản lý và mật khẩu.  Hệ thống OTAS gồm các tiêu chuẩn, tiêu chí về ghi chép và quản lý dữ liệu được chuẩn hoá tuân thủ ISO 9001:2008, ISO 14641:2018 về quản lý văn bản điện tử, ISO 22005:2007 - Traceability in the feed and food chain - General principles and basic requirements for system design and implementation; và các tài liệu viện dẫn đề cập trong Phụ lục 4 của TC này.

Việc xác thực theo hệ thống OTAS sẽ làm công cụ đàm phán hàng rào kỹ thuật với các nước xuất nhập khẩu.

Nguyên tắc phân loại vùng trồng theo nhóm động thực vật[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên tắc phân loại vùng trồng được thực hiện dựa vào các tiêu chí sau đây

·      Nhóm (Category) (tên khoa học, tên thương mại)

·      Giới (Plantae)

·      Ngành (division)

·      Lớp (class)

·      Bộ (order)

·      Họ (family)

·      Chi (genus)

·      Loài (species)

Mã số kiểm soát toàn cầu (OTGN)[sửa | sửa mã nguồn]

Mã OTGN hay là mã OTAS (tên quốc tế là origin tracing global number - mã số toàn cầu truy xuất nguồn gốc) là một mã số gồm 16 chữ và số kết hợp được xác thực bởi Cục bảo vệ thực vật và chuỗi khối các cơ quan trong chuỗi khối OTAS xác thực.  Mỗi mã số vùng trồng là mã duy nhất không trùng lặp với bất cứ mã số nào đã cấp và có thể quản lý và liên thông một cách dễ dàng và hiệu quả.

Mã OTAS sẽ được gắn vào các giấy chứng nhận liên quan theo phương pháp OTAS.

Chứng nhận mã số vùng trồng[sửa | sửa mã nguồn]

Chứng nhận mã số vùng trồng là văn bản có tính pháp lý được gắn một số kiểm soát toàn cầu (OTAS), mã số vùng trồng và một mã do quy định của nước nhập khẩu.  Chứng nhận mã số vùng trồng là cơ sở pháp lý quy định trách nhiệm ràng buộc pháp nhân hoặc thể nhân được cấp mã số vùng trồng.  Chứng nhận mã số vùng trồng được cấp, thu hồi, gia hạn bởi Cục bảo vệ thực vật và sẽ không được kích hoạt và thông hệ thống chuỗi khối.  Với phương pháp OTAS, chứng nhận mã số vùng trồng bằng hệ thống/tiêu chuẩn OTAS sẽ giúp ngăn chặn các hành vi làm giả, hành vi man trá và gian lận trong thương mại, giúp cơ quan quản lý Việt Nam và quốc tế quản lý hiệu quả ATTP, giúp thông quan hàng hoá nhanh hơn.

Mã số vùng trồng[sửa | sửa mã nguồn]

Mã số vùng trồng là mã số được cấp cho vùng trồng theo tiêu chuẩn này có sự kết hợp các ký tự và mã số như sau:

Mã quốc gia, mã tỉnh, thành phố, mã quận, huyện, mã xã, phường và số thứ tự theo danh sách mã do Cục bảo vệ thực vật phê duyệt và cấp.

Tên vùng trồng

Tên vùng trồng được đặt theo tên loại quả, thực vật được trồng tại vùng trồng được cấp mã số vùng trồng theo Tiêu chuẩn OTAS.

Biển cắm vùng trồng[sửa | sửa mã nguồn]

Biển cắm vùng trồng là biển cắm có kích thước và thông tin được gắn một mã kiểm soát toàn cầu riêng biệt nhưng kết nối với mã vùng trồng phục vụ giám sát và kiểm tra vùng trồng.

Mã số nhà đóng gói[sửa | sửa mã nguồn]

Mã số nhà đóng gói (PHC) là mã số do Cục bảo vệ thực vật cấp và được tích hợp vào hệ thống OTAS có khả năng truy xuất tới mã số kiểm soát toàn cầu, mã số vùng trồng. Mỗi nhà máy đóng gói có một mã số riêng và được cấp một giấy chứng nhận mã số nhà đóng gói.

Giấy chứng nhận mã số nhà đóng gói được cơ quan thẩm quyền Việt Nam và/hoặc cơ quan nước nhập khẩu công nhận bằng hệ thống/tiêu chuẩn OTAS.

REX

Là cơ chế được Liên Minh Châu Âu sử dụng, cho phép nhà xuất khẩu được phép tự chứng nhận xuất xử đối với hàng hóa của mình. Kể từ 01/01/2019, Việt Nam chính thức tham gia REX.

Thương nhân muốn tìm hiểu về hệ thống REX, vào trang http://comis.covcci.com.vn

Để một vùng được cấp PUC, theo quy định kiểm dịch quốc tế và quy định của Việt Nam, vùng đó phải là vùng không nhiệm dịch bệnh, sinh vật gây hại (pest free area).  

Quy trình cấp mã vùng trồng[sửa | sửa mã nguồn]

1.       Quy định về Kiểm dịch thực vật đối với Vùng trồng trái cây xuất khẩu        [sửa | sửa mã nguồn]

·      Trái cây, thực vật, dược liệu xuất khẩu phải được trồng trong vườn đã được đăng ký và dưới sự giám sát của Tổ chức bảo vệ thực vật Quốc Gia (NPPO) của Việt Nam (Cục Bảo vệ thực vật).

·      Việc thiết lập các vùng trồng trái cây xuất khẩu nhằm mục đích ngăn chặn các loài dịch hại Kiểm dịch thực vật có khả năng đi theo trái cây xuất khẩu xâm nhiễm vào các nước nhập khẩu.

·      Cán bộ kỹ thuật của Cục BVTV cùng với chuyên gia của nước nhập khẩu sẽ tiến hành kiểm tra về điều kiện vùng trồng và dịch hại kiểm dịch thực vật. Những vườn trồng không đủ điều kiện sẽ bị loại khỏi danh sách vùng trồng xuất khẩu.

2.       Quy trình cấp mã số vùng trồng cho trái cây xuất khẩu theo yêu cầu quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Dựa theo yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu “Import Phytosanitary Requirement” đối với các mặt hàng là rau củ và trái cây tươi xuất khẩu sang các thị trường khó tính, yêu cầu về vùng trồng riêng cho loại hàng hóa dự kiến xuất khẩu được đăng ký và kiểm soát bởi Cơ quan Bảo vệ thực vật Quốc Gia (Cục Bảo vệ thực vật) là yêu cầu tiên quyết đầu tiên.

Nội dung Trung ương Địa phương OTAS
Cấp msvt Kiểm tra vùng trồng để cấp msvt Trung tâm KDTVSNK1 là  cơ quan được Cục BVTV giao trách nhiệm cấp và quản lý MSVT trái cây xuất khẩu.

·      Cán bộ KDTV đi kiểm tra vùng trồng đề nghị cấp mã số: diện tích, cây trồng trong vùng, vệ sinh attp, thành phần sinh vật gây hại (bao gồm dịch hại thông thường và dịch hại trong danh lục cấm của nước nhập khẩu, các loài dịch hại sẽ được lấy mẫu mang về giám định tại phòng tn của ttkdtvdnk1)

·      Nếu vùng trồng đáp ứng đủ điều kiện sẽ được cấp msvt và được cắm biển theo mẫu của OTAS.

·      Tập huấn cho cán bộ chi cục BVTV và các hộ nông dân về quy định về cấp MSVT, duy trì MSVT đã cấp và thành phần sinh vật gây hại.

-       Phối hợp với OTAS cấp giấy chứng nhận MSVT.

·      Gửi đơn xin cấp msvt và các tài liệu kèm theo đến TTKDTVSNK1 (nếu cơ quan yêu cầu cấp msvt là chi cục bvtv tỉnh).

·      Phối hợp, đưa cán bộ TTKDTVSNK1 đi kiểm tra thực địa.

·      Tập huấn cho các hộ nông dân về thực hành nông nghiệp theo yêu cầu xuất khẩu

·      Ứng dụng hệ thống thông tin/chỉ dẫn địa lý/google map của OTAS

·      Cập nhật tên giống cây trồng, thành phần sinh vật gây hại

·      Cập nhật MSVT (nếu được cấp) bao gồm các thông tin về tọa độ, diện tích, chủ msvt, giống, thành phần svgh, điều kiện canh tác, cây trồng xung quanh vùng trồng.

·      Cắm biển vùng trồng.

·      Tập huấn cách sử dụng phần mềm cho cán bộ chị cục BVTV.

·      Quản lý, duy trì và bảo mật các cơ sở dữ liệu về vùng trồng đã được cấp MSVT.

·      Phối hợp với Cục BVTV (Trung tâm KDTVSNK1) cấp giấy chứng nhận MSVT.

Giám sát duy trì MSVT đã cấp Cán bộ TTKDTV SNK1 định kỳ đi kiểm tra giám sát các msvt đã được cấp định kỳ 1 tháng/lần. Nội dung công việc bao gồm:

·      lấy mẫu kiểm tra thành phần sinh vật gây hại, vệ sinh attp.

·      Kiểm tra sổ sách ghi chép

·      Những vườn trồng không duy trì được các yêu cầu sẽ bị loại khỏi danh sách vùng trồng xuất khẩu.

Cán bộ chi cục BVTV tỉnh định kỳ đi kiểm tra, giám sát msvt 7 ngày/lần. Nội dung công việc bao gồm:

·      xác định tỷ lệ và diễn biến của các loài sinh vật gây hại hiện có trong vùng, đối với các loài svgh chưa giám định được cần gửi về Trung tâm KDTVSNK1 để giám định.

·      Kiểm tra bộ thuốc bvtv được sử dụng trong vùng

·      Lấy mẫu để kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc BVTV.

Cập nhật các thông tin sau vào phần mềm dữ liệu OTAS:

·      Giai đoạn sinh trưởng

·      thành phần svgh (sinh vật gây hại đã phát hiện và mới xuất hiện)

·      Diễn biến và tỷ lệ sâu bệnh hại.

·      Biên pháp canh tác áp dụng.

·      Các loại phân bón và thuốc BVTV đã sử dụng. liều lượng.

·      Quản lý, duy trì và bảo mật các cơ sở dữ liệu về vùng trồng đã được cấp MSVT.


[./Applewebdata://68B86396-1E08-4D50-97A7-D33C21CC032A#%20ftnref1 [1]] Theo Điều 3.4 của TCVN 7515:2005 (ISPM No.4 : 1996 có sửa đổi)[sửa | sửa mã nguồn]

IPPC chữ viết tắt của Công ước Quốc tế về bảo vệ thực vật được quy định năm 1951 bởi Tổ chức nông lương thế giới tại Roma và được sửa đổi tiếp.

[./Applewebdata://68B86396-1E08-4D50-97A7-D33C21CC032A#%20ftnref2 [2]] Căn cứ Điều 5.2.1 của TCVN 7515:2005.