Thành viên:Peace183/Trang con

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cụm chữ cái cuối từ đồng âm, đồng tự[sửa | sửa mã nguồn]

Khác với phần đầu từ, một số cụm chữ cái cuối từ tiếng Anh có các đặc điểm sau:

  • Có nguồn gốc nhất định (La Tinh – Hy Lạp hoặc Anglo-Saxon)
  • Xác định về chính tả ( có trật tự chữ cái và số chữ cái nhất định)
  • Tự loại được xác định (danh từ, động từ hay tính từ)
  • Có nét nghĩa (như ‘phone’, ‘er’)


Những cụm từ này thường được phát âm giống nhau và được viết ký âm như nhau (trật tự ký hiệu phiên âm và trọng âm chính là như nhau). Chúng ta gọi đó là những từ đồng âm, đồng tự. Đồng âm ở những cụm chữ cái cuối từ dẫn tới đồng tự. Đồng âm có các đặc điểm sau:

  • Con số và trật tự của các ký hiệu phiên âm
  • Dấu phân âm tiết là giống nhau
  • Cùng chung quy luật về trọng âm: có trọng âm giống nhau hoặc là theo trật tự thuận từ trước ra sau (áp dụng cho các từ có cơ sở cuối từ như telephone, microphone), hoặc là theo trật tự nghịch từ sau ra trước (áp dụng cho các từ phái sinh như analogic, syllogism, biology)

Sự giống nhau (một phần) về việc ký âm của các từ có cụm chữ cái cuối từ giống nhau có thể thấy rất rõ trong cách hân âm tiết của Mỹ, ví dụ như Webster’s New World Dictionary

Cơ sở cuối từ EB (một loại hậu tố đặc biệt) và hậu tố cùng là hai loại cụm chữ cái cuối từ đồng âm, đồng tự, chúng khác nhau về quy luật trọng âm. EB có trọng âm chính thường quy về âm tiết thứ nhất, trong khi chúng ta thường lưu ý âm tiết cuối khi xét trọng âm của từ có lien quan với các hậu tố.

Các hậu tố có nguồn gốc Anglo-Saxon, Hy Lạp – La tinh (hay thậm chí Ý, Pháp, Tây Ban Nha , Đức, Nga):

  • -er, -ist, -ic là những hậu tố thực sự của tiếng Anh, ‘ito’ là hậu tố vay mượn của tiếng Tây Ban Nha. ‘mony’ là cụm chữ cái có hậu tố -y, ‘imal’ là cụm chữ cái có chứa hậu tố -al, nhưng cả hai ‘mony’ và ‘imal’ không được xem là một hậu tố hay một dạng kết hợp. ‘geny’ (gồm có gốc –gen- và hậu tố -y) và ‘vorous’ (gồm có gốc –vor- và hậu tố -ous-) là hai dạng kết hợp. ‘ique’, ‘esque’ được chấp nhận trong một số từ đển như hậu tố. Còn ‘oon’ và ‘ere’ thì không thể gán cho một mối liên hệ gì. Cuối cùng, ‘phone’ là một dạng hậu tố đặc biệt được gọi là EB (xem định
nghĩa EB)

Chúng ta quy ước các hậu tố sẽ được viết với dấu ‘-‘, ví dụ: -y hay –phone; các cụm chữ cái không có dấu ‘-‘ thì không phải là hậu tố. Khái niệm cụm chữ cái cuối từ đồng âm, đồng tự có ý nghĩa ứng dụng rất lớn. Chúng ta có thể chỉnh sửa, sao chép và cắt dán theo lệnh của máy vi tính các cụm chữ cái đồng âm, đồng tự và ký âm của nó. Nhở vậy ta đỡ mất thời gian khi viết ký âm.

Ngoài việc sử dụng tính đồng âm, đồng tự để ghi ký âm, khái niệm này giúp ta tìm trọng âm và biết cách phát âm các từ phái sinh, từ đặc biệt khác. Nhóm từ vựng đặc biệt mà ta có thể xử lý được bao gồm: từ vay mượn, thuật ngữ khoa học (hóa, toán, y, dược...), địa danh, tên người, danh pháp khoa học (tên giống, loài động thực vật).