Thành viên:Phan Anh Thế/Nháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Xóm Minh Sơn

Xóm Minh Sơn thuộc Xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Minh Sơn bao gồm hai đội là đội 4 và đội 5 với hơn 80 hộ gia đình sinh sống tại đây. Lịch sử của xóm Minh Sơn được hình thành từ 2 xóm Minh Sơn (đội 4 bây giờ) và Minh Đức (đội 5 bây giờ), và sau đó gộp lại gọi là Minh Sơn!

- '''Về địa lý''': Minh Sơn phía tây giáp với Yên Thành, phía Đông giáp với Minh Đương, phía Bắc giáp với xã Thanh Hà, phía Nam giáp với xóm Trường Long.

- '''Về con người''': Người Minh Sơn rất hiếu học, chịu thương chịu khó, chăm chỉ làm ăn, có chí tiến thủ và luôn cố gắng vương lên, một số người đã thành đạt và giàu có.

- '''Về các họ tộc''': Minh Sơn có thể nói là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi đây có đền Bắc Phương, có di tích lịch sử văn hóa nhà thờ họ Phạm (thờ Phạm Kinh Vỹ). Hiện tại xóm Minh Sơn có khoảng dòng họ lớn sinh sống

- Họ Nguyễn Đình (Nguyễn Đình Chương)

- Họ Nguyễn Đình (Nguyễn Đình Hợi)

- Họ Phan (Phan Văn Chính): Di tích lịch sử văn hóa nhà thờ Phan Nhân Tường

- Họ Pham (Phạm Văn Hồng): Di tích lịch sử văn hóa nhà thờ Phạm Kinh Vỹ

- Họ Bùi (Bùi Văn Hóa)

- Họ Trần (Trần Văn Hùng)

- Họ Nguyễn Lâm (Nguyễn Lâm Bình). Và nhiều họ tộc khác như họ Lâm, họ Võ, họ Vương, họ Lê...vv.

- '''Về kinh tế''': Kinh tế chính của Minh Sơn chủ yếu là Nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Song đời sống người dân còn nhiều khó khăn, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, lũ lụt, hán hán, mưa bão. Hàng năm Minh Sơn chỉ sản xuất được một vụ lúa, đất đai manh mún, chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình nên đời sống người dân còn rất khó khăn. Hệ thống cơ sở hạ tâng và giao thông thấp kém, đường làng còn nhiều đường đất lầy lội vào mùa mưa, bụi bặm vào mùa hè.

- '''Về văn hóa tín ngưỡng''': Người dân Minh Sơn 100% là người theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và thần phật, hàng năm người dân thường cúng lễ vào các ngày rằm, ngày tết, và chưa có lễ hội nào tại làng, mặc dù có đền linh thiêng Bắc Phương song chưa có lễ hội, mà mới chỉ có phần lễ là cúng tế vào mùng 6 tết hàng năm, chưa có phần hội.