Bước tới nội dung

Thành viên:Sonquan1421988/nháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nhuộm vải tự nhiên từ trái dừa nước[sửa | sửa mã nguồn]

Dừa nước, còn gọi là dừa lá, Attap palm (Singapore), Nipa palm (Philippines), Mangrove palm hoặc Nipah palm (Malaysia), và có tên khoa học là Nypa fruticans. Là loài duy nhất trong họ Cau (Arecaceae) sinh sống trong đầm lầy.

Trái dừa nước sau khi lấy phần nước và thịt non thì phần vỏ được phơi khô chụm củi, hoặc đổ bỏ, nhất là những quầy bị chặt non thì cũng bị bỏ đi. Thay vì bỏ thì phần vỏ trái được tận dụng để trích dịch dùng để nhuộm vải có nguồn gốc tự nhiên như tơ tằm, cotton.

Với số lượng vỏ bị bỏ đi và diện tích dừa nước lớn - Đây là nguồn thuốc nhuộm tự nhiên đáp ứng được số lượng lớn, công nghiệp.

Các sản phẩm Pre-Order như vải nhuộm từ dịch dừa nước và dịch nhuộm dừa nước bởi Lê Võ Sơn Quân.

Một số khăn đũi tơ tằm nhuộm từ dịch nhuộm trái dừa nước được Quân lấy từ Rừng dừa Bảy Mẫu/ Hội An.

Vải tơ tằm 100% được nhuộm bằng trái dừa nước

Quy trình nhuộm vải từ trái dừa nước[sửa | sửa mã nguồn]

A. Quy trình chiết dịch nhuộm[sửa | sửa mã nguồn]

- Quày dừa sau khi được thu hoạch sẽ được chặt thu phần thịt non, phần vỏ và trái non được thu gom, rửa sơ loại bỏ tạp chất, bùn, cát,...Chặt nhỏ phần trái.

- Tỷ lệ trái và nước là 1 : 10 (Nghĩa là 1 kg trái với 10 lít nước)

- Đun sôi, cô cạn 1/3 thì lọc lấy dịch (1), cho tiếp 10 lít nước

- Đun sôi, cô cạn 1/3 thì lọc lấy dịch (2), cho tiếp 10 lít nước

- Đun sôi, cô cạn 1/3 thì lọc lấy dịch (3), cho tiếp 10 lít nước

- Cho dịch (1) + (2) + (3), Đun sôi, cô cạn 1/3 thì lọc lấy dịch (4) làm dịch nhuộm

Phần bã vẫn tiếp tục cho nước theo tỷ lệ trên và nấu đến nước nhạt dần thì thôi. Phần bã sau khi nấu lấy dịch được dùng làm phân bón.

Dịch chiết từ trái dừa nước

B. Quy trình nhuộm vải[sửa | sửa mã nguồn]

Tùy theo màu đậm nhạt mà lượng dịch nhuộm dùng nhiều hay ít. Vải sạch đã được chuội (đối với tơ tằm, len,...) và nấu tẩy (đối với cotton, hemp, lanh,...)

Cách 1: Nhuộm lạnh - Phơi nắng - Hấp hơi - Gắn màu - Giặt - Phơi/ Hoàn tất[sửa | sửa mã nguồn]

- Dịch nhuộm được pha vào nước lạnh, vải được nhúng, vắt khô, phơi nắng đến khi đạt được màu như yêu cầu thì đem hấp hơi tầm 30 - 90 phút, sau đó giặt nhẹ.

- Vải được gắn màu với dung dịch chứa chất cầm màu như phèn sắt, nhôm,...qua đêm.

- Giặt với bồ hòn, giặt nhẹ, phơi khô, hoàn tất

Cách 2: Nhuộm nóng Gắn màu - Giặt - Phơi/ Hoàn tất[sửa | sửa mã nguồn]

- Dịch nhuộm được pha vào nước lạnh, đun sôi cùng với vải đã làm ướt trong vòng 30 - 90 phút tùy vào màu nhạt đậm.

- Khi vải đạt màu như yêu cầu thì giặt nhẹ

- Vải được gắn màu với dung dịch chứa chất cầm màu như phèn sắt, nhôm,...qua đêm.

- Giặt với bồ hòn, giặt nhẹ, phơi khô, hoàn tất

Vải tơ tằm 100% được nhuộm bằng trái dừa nước

Một số thông tin khác về dừa nước[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Việt Nam, cây dừa nước mọc ở vùng nước lợ, tập trung ở các cửa sông, dọc theo các kênh rạch và các con sông đào vùng ở Việt Nam ven biển, ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông, Tây Nam Bộ như Tp. Hồ Chí Minh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, ngoài ra còn có rải rác các khu vực như bến phà Rừng (Quảng Ninh), rừng dừa Bảy Mẫu (Hội An/ Quảng Nam).

Vùng Nam Bộ nước ta, người dân thường dùng lá dừa nước để lợp nhà, dừng vách, chằm cà vung, làm lá chằm đóp, xây bồ lúa, gói bánh cà bắp, róc lạt, chẻ dây, làm thành củi đốt để nấu nướng và làm rổ rá dùng trong công việc bếp núc. Đối với lá dừa thật non, người dân Philipine còn dùng để làm giấy quấn thuốc lá.

Khi cuống hoa dừa nước (còn gọi là quài dừa) chưa nở, người dân Philippines trích lỗ để hứng lấy nhựa ngọt, làm thành rượu và bia vì nồng độ đường sucrose (14-19.5%), glucose và fructose cao, là nguyên liệu tiềm năng để sản xuất ethanol hoặc butanol. Hơn nữa, người dân còn lên men phần nhựa ngọt ấy để làm thành một loại giấm nguyên chất, sữa chua.

Ngoài ra, mầm dừa non ăn được, cũng như những cánh hoa nở của dừa nước có thể được dùng như trà, phần thịt non và nước dừa cũng được thưởng thức như đồ uống giải khát. Trước khi, sau khi lấy phần thịt non thì phần vỏ bị bỏ lại, phơi khô đun bếp, tuy nhiên các nghiên cứu gần đây đã tái sử dụng vỏ làm chất khử và ổn định cho quá trình sinh tổng hợp các hạt nano kim loại. Nó có thể dùng làm nguyên liệu thô để sản xuất ván sợi mật độ trung bình, chất hấp phụ kim loại nặng, công nghiệp giấy và bột giấy, dẫn xuất cellulose và nhiên liệu. Việc sử dụng dừa nước làm thuốc cũng đã được đăng ký. Tuy nhiên, hầu hết các bộ phận của nó được để lại dưới dạng mùn và có thể dùng làm nguồn sinh khối cho nhiên liệu hoặc sản xuất vật liệu mới. Nó cũng đã được coi là nguồn sinh khối cho năng lượng tái tạo

Thông thường dừa nước ra trái quanh năm nhưng cao điểm từ tháng 6 đến tháng 10 âm lịch. Để biết được những buồng dừa nước vừa ăn, thường nhận biết qua màu sắc của nó. Nếu màu trái dừa nước còn tươi mới, mơn mỡn màu da thì đây là những buồng dừa nước còn non. Nếu những buồng dừa nước có màu nâu sậm hoặc chuyển sang màu đen và da không còn căng bóng, có dấu hiệu nhăn lại thì đây là những buồng dừa nước đã già, cơm dừa đã cứng và không còn ăn được. Thông thường, cứ sau mùa gió chướng trở về, nước và cơm dừa nước đã bị lạt hơn và không còn ngon ngọt như trước.

Theo Đông y, dừa nước có công dụng tương đương với dừa nhưng khí âm hàn nhiều hơn, ngọt mát, không độc, giúp tăng cường khí lực, tươi nhuận nhan sắc, giải nhiệt, cầm máu nên rất tốt khi điều trị cảm nắng, thổ huyết, máu cam.

Một vài hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Vải tơ tằm 100% nhuộm bằng trái dừa nước
Vải linen 53%/ cotton 47% nhuộm bằng trái dừa nước
Các ánh màu vải tơ tằm nhuộm bằng trái dừa nước
Vải tơ tằm nhuộm bằng trái dừa nước
Vải tơ tằm nhuộm bằng trái dừa nước
Vải tơ tằm nhuộm bằng trái dừa nước
Vải tơ tằm nhuộm bằng trái dừa nước
Vải tơ tằm nhuộm bằng trái dừa nước
Vải tơ tằm nhuộm bằng trái dừa nước
Vải tơ tằm 100% được nhuộm bằng trái dừa nước
Vải tơ tằm 100% được nhuộm bằng trái dừa nước
Vải tơ tằm 100% được nhuộm bằng trái dừa nước
Vải tơ tằm 100% được nhuộm bằng trái dừa nước


Vải tơ tằm 100% nhuộm bằng trái dừa nước

Một số màu nhuộm tự nhiên khác:[sửa | sửa mã nguồn]

Vải đũi tơ tằm nhuộm màu tự nhiên từ vỏ trái măng cụt
Vải đũi trơn tơ tằm 100% nhuộm bằng trái hồng chát non (Diospyros Kaki/ Persimmon) - Trái hồng được hái ở Sum Villa Homestay/ Măng Đen/ Kon Plong/ Kon Tum
Vải đũi tơ tằm 100% nhuộm bằng gỗ Tô mộc
Vải đũi tơ tằm 100% nhuộm bằng lá trà xanh và gỗ tô mộc
Tên gọi khác là ngưu cam tử, du cam tử, dư cam tử, cam lam, trám rừng, mận rừng, me mận, chùm ruột núi, me quả tròn, mắc kham, mạy kham (Tày), diều cam (Dao), xi xa liên (Kho), mak kham (Lào), aamla/ myrobalan emblic (Ấn Độ, Nepal). Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu) Quả chứa khoảng 45% tanin. Quả còn xanh chứa 30-35% tanin. Thành phần tanin gồm axit chebulinic C11H32O27, axit chebulagìc corilagin C41H30O27, terchebin C27H22O18, axit chebulic C41H30O26, axit galic, axit ellagic. Ngoài ra còn axit phyllemblic C16H28O17(COOH)8, emblicol (OCH3)6, axit muxic C6H10O8, rất nhiều vitamin C (l-l,8g/100g). Lá chứa tanin (lá non 23-28%), ngoài ra còn kaempferol 3-glucozit, sitosterol, axit ellagic và lupeol. Vỏ thân chứa 28-29,36% tanin, 2,25% lupeol, 3,75% d-Leucodelphinidin. Tham khảo: Đỗ Tất Lợi (2006). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y hoc, Hà Nội.
Me rừng (Phyllanthus emblica)
Tên gọi khác là Sòi trắng, Sòi nhuộm, Sòi xanh, Mộc tử thụ, Mạy cụ (Tày). Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu) Cây thường mọc ở rừng thứ sinh, rừng cây bụi (vùng ven biển và đảo) và đồi. Ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, sòi trắng đôi khi thấy có trong các lùm bụi quanh làng, hoặc ở bờ ao. Lá chứa acid galic, acid elagic, isoquercitrin và tanin 5,5%. Ngoài ra còn có kaempferol, ethyl ester, quercetin, p-sitosterol, n-dotriacontanol 3-friedelanon, N-phenyl-l-naphthylamin, moretenon và moretenol Tham khảo: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, Đỗ Tất Lợi (2006). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y hoc, Hà Nội.
Sòi trắng (Sapium sebiferum)
Tên gọi khác là khoai leng, thự lương, giả khôi, khoai lang, má bau. Họ: Dioscoreaceae Củ nâu mọc hoang tại hầu hết những vùng rừng núi ở nước ta, nhiều nhất tại các tỉnh phía bắc Việt Nam. Củ chứa 6.4% tannin catechin. Ngoài ra còn có (-)-epicatechin, procyanidin dimeric, trimeric và tetrameric Tham khảo: Hsu, Fenglin, Genichiro Nonaka, and Itsuo Nishioka. "Tannins and Related Compounds. XXXIII. Isolation and Characterization of Procyanidins in Dioscorea cirrhosa LOUR." Chemical and Pharmaceutical Bulletin 33.8 (1985): 3293-3298., Đỗ Tất Lợi (2006). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y hoc, Hà Nội.
Củ nâu (Dioscorea cirrhosa)
Tên gọi khác là hoàng lương, hỏa phu, tướng quân, phu như, chế quân, xuyên văn, cẩm văn đại hoàng. Họ: Polygonaceae (Rau răm) Đại hoàng ưa khí hậu ẩm mát ở những vùng cao trên 1.000 m so với mặt nước biển. Do đo, ở nước ta có thể di thực Đại hoàng trồng ở SaPa. Hiện nhập từ Trung Quốc. Rễ đại hoàng chứa các phenolics, flavonoid, terpenoid, saponin và các dẫn xuất antraquinone như aloeemodin, chrysophanol, physcion, rhein, emodin và glucorhein của nó, và glycoside, axit galic, flavone leukocyanidin và catechin. Trong những năm gần đây, các thành phần mới như revandchinone-1, revandchinone-2, revandchinone-3, revandchinone-4, sulfemodin8-O-b-Dglucoside, và 6-methyl-rhein và aloe-emodin Tham khảo: Khattak, A. K., Syeda, M. H., & Shahzad, S. M. (2020). General overview of phytochemistry and pharmacological potential of Rheum palmatum (Chinese rhubarb). Innovare Journal of Ayurvedic Sciences, 8(6), 1-5.
Đại hoàng (Rheum palmatum)
Tên gọi khác là thiến thảo, tây thảo, mao sáng, dù mi nhùa (Hmông), hùng si sẻng (Tày). Họ: Rubiaceae Cây mọc tự nhiên nơi hoang ẩm, ở độ cao tới 2.900 m như Lào Cai (Sa Pa), Hà Giang (Quản Bạ, Đồng Văn). Rễ của cây có chứa một anthraquinone được gọi là purpurin (trihydroxy anthraquinone), manjistin (xanthopurpurin-2-carboxylic acid), ngoài ra còn có xanthopurpurin, purpuroxanthin, pseudopurpurin (purpurin-3-carboxylic acid), dihydromollugin, mollugin, rubilactone. Tham khảo: Patil, R., Mohan, M., Kasture, V., & Kasture, S. (2009). Rubia cordifolia: a review. Advances in Traditional Medicine, 9(1), 1-13.
Thiến thảo (Rubia Cordifolia)
Tên gọi khác là thạch lựu, an thạch lựu, mác lìu (Tày). Họ: Punicaceae (Lựu) Lựu có nguồn gốc ở Iran và Afganistan, hiện nay được trồng rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, đặc biệt ờ các nước vùng Nam Á, Đông Nam Á, Trung Quốc và Nhật Bản. Ở Việt Nam. Vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ có độ 22% chất tanin. Ngoài ra còn có 0,5-0,7% alcaloid toàn phần là pelletierin, isopelletierin, methylpelletierin và pseudopelletierin. Isopelletierin là alcaloid có hoạt tính trị giun cao. Đây là thuốc độc bảng A. Vỏ thân cũng chứa pelletierin và các alcaloid khác nhưng hàm lượng thấp hơn. Vỏ quả có 28% chất tanin và granatin, acid betulic, acid ursolic và isoquercetin. Dịch quả chứa axit citric, axit malic và các chất đường glucose, fructose, maltose Tham khảo: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y hoc, Hà Nội.
Lựu (Punica granatum)
Tên gọi khác là tang, dâu tàu, mạy mọn, mạy bơ (Tày), co mọn (Thái), nằn phong (Dao). Họ: Moraceae (Dâu tằm) Nguyên sản của Trung Quốc, được trồng rộng rãi ở các nước châu Á. Đã được trồng ở nước ta từ lâu đời khi người ta biết nuôi tằm. Lá Dâu chứa inokosteron, ecdysteron, morocetin, umbelliferon, scopoletin, scopolin, a-, b- hexenal, trigonellin và nhiều acid amin. Còn có chất cao su, tanin, caroten, vitamin C, pentozan, đường. Vỏ rễ Dâu chứa các acid hữu cơ, tanin, pectin và những hợp chất flavonoid bao gồm morin, mulberrin, mulberronchromen, cyclomulberrin, cyclomulberrochromen Tham khảo: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y hoc, Hà Nội.
Dâu tằm (Morus alba)
Tên gọi khác là phiên qua thụ, mác rẩu, mác vá (Tày), bẳn cà lài (Thái), má hống, blơ hơng (Kho), điảng nhấm (Dao). Họ: Caricaceae Nguồn gốc cây đu đủ là vùng nhiệt đới Châu Mỹ, sau được phổ biến đi khắp nơi. Tại Việt Nam, cây đu đủ được trồng ở khắp nơi. Trong lá có một chất acaloit đắng gọi là cacpain và chất glocoxit gọi là cacpozit. Tham khảo: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y hoc, Hà Nội.
Đu đủ (Carica papaya)