Bước tới nội dung

Thành viên:Thích Trí Ân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hồi hướng ( Zh : 回 向 )Hồi là xoay về. Hướng là hướng tới. Hồi hướng là dùng thiện căn công đức tu hành của chính mình để hướng về mục đích hoặc tự lợi hoặc lợi tha

Trong từ điển Phật học Huệ Quang có đề cập đến các khái niệm hồi hướng như sau:

  1. Theo thuyết “ tính không” của hệ Bát-nhã, nếu hồi hướng mà liễu ngộ được không có người hồi hướng, không có pháp hồi hướng, không có nơi hồi hướng mới được gọi là Hồi hướng chân thật.Phẩm Hồi hướng, kinh Tiểu Phẩm Bát-nhã do ngài Cưu-ma-la-thập dịch (Đại 8,548 trung) ghi: “ Không một pháp nào có thể gọi là pháp hồi hướng, mới gọi là chính hồi hướng A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam Bồ-đề (...) Vì chư Phật dạy hồi hướng không được chấp tướng (...), hồi hướng mà còn chấp tướng, gọi là Tạp độc.
  2. Đại Thừa Nghĩa Chương 9, của Ngài Huệ Viễn chia hồi hướng làm 3 loại:
  • Bồ-đề hồi hướng: Xoay chuyển tất cả thiện pháp tu hành của mình để hướng cầu Bồ-đề.
  • Chúng sinh hồi hướng: Dùng tất cả thiện pháp do mình tu hành, nguyện ban cho tất cả chúng sinh.
  • Thật tế hồi hướng: Hồi hướng thiện căn của mình đến pháp tính bình đẳng như thật.
  1. Hoa Nghiêm Kinh Sớ 26, ngài Trừng Quán có nêu ra 10 loại hồi hướng, nhưng tổng quát có 3 loại:
  • Bồ-đề hồi hướng, gồm: Hồi nhân hướng quả, hồi liệt hướng thắng, Hồi tỉ hướng chứng.
  • Chúng sinh hồi hướng, gồm: hồi tự hướng tha, Hồi thiểu hướng đa, Hồi tự nhân hạnh hướng tha nhân hạnh.
  • Thật tế hồi hướng: Hồi hướng thiện căn của mình đến pháp tính bình đẳng như thật.