Bước tới nội dung

Thành viên:TsCuongThuytinh/chỗ thử

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thủy tinh mờ đục

Thủy tinh đục, mờ hay còn được gọi là thủy tinh opal, opak, thủy tinh sữa, ngà v.v. là một loại thủy tinh mà ánh sáng có thể xuyên qua nhưng bị phân tán thành mờ ảo đến mờ đục và thường có màu trắng.

Các loại thủy tinh đục là:

- do trộn chất làm đục vào trong thủy tinh,

- do làm thô ráp mặt thủy tinh,

- bằng cách phủ lên mặt thủy tinh một lớp thủy tinh trắng đục.

Trộn chất làm đục vào thủy tinh:

Khi trộn các chất như muối phốt phát canxi, muối florua huặc ôxit kẽm vào nguyên liệu thủy tinh, sau khi nấu, thủy tinh sẽ bị đục. Khi cho than xương bột vào nguyên liệu, ta sẽ có loại thủy tinh sữa, thủy tinh ngà. Khi trộn cryolite (Na3AlF6), một loại muối florua vào nguyên liệu nấu, ta sẽ được thủy tinh opal hay opak.

Làm thô ráp mặt thủy tinh:

Khi bào mặt thủy tinh bằng axit, hay phun cát, phủ một lớp bột, thủy tinh sẽ bị mờ đục. Bề mặt thủy tinh khi đó sẽ bị thô ráp. Anh sáng khi đi qua sẽ bị phân tán và sẽ thành mờ đục. Do bị ráp, bề mặt thủy tinh hay bị bụi bám hoặc bị dính vết tay. Để tránh ta có thể phủ một lớp bảo vệ hoặc đánh bóng cơ học mặt thủy tinh. Loại thủy tinh này còn có tên là thủy tinh sa tanh.

Ứng dụng và lựa chọn thay thế:

Độ đục của thủy tinh do làm nhám bề mặt không có tác dụng phân tán ánh sáng mạnh như độ đục trắng sữa của chất làm đục có trong thủy tinh. Ảnh hưởng của độ nhám của bề mặt có thể được giảm thiểu đáng kể khi bị làm ướt nó bằng nước hoặc chất lỏng khác. Các chỗ trũng trên mặt thủy tinh (chiết suất xung quanh n = 1,5) trở nên nông cạn hơn về mặt quang học với nước (n = 1,33) so với không khí (n = 1 ) do đó bị san phẳng đi tới 2/3. Trong kỹ thuật chiếu sáng cho nhiếp ảnh và quay phim, các lá nhựa có cấu trúc bề ngoài không trong suốt, giấy, da hoặc vải mờ không dễ vỡ, nhẹ và có thể gấp lại cũng được sử dụng làm bề mặt tán xạ.

Trong trường hợp nguồn sáng là bóng đèn dây tóc vonfram đơn giản, một số độ mờ nhất định có thể đạt được bằng cách làm mờ mặt trong bóng đèn, nhưng ở mức độ lớn hơn chỉ đạt được bằng một lớp phủ bên trong mờ đục bằng bột tán xạ. Ví dụ, đèn ống huỳnh quang được làm mờ bởi phủ mặt trong của đèn bằng bột phát quang, màn ống đèn điện tử bằng cách in chất phốt-pho lên bề mặt.

Ống mao dẫn của nhiệt kế lỏng, chứa cồn có màu đỏ hoặc xanh, thường được làm bằng thủy tinh mờ để có thể đọc được với độ tương phản cao. Các bộ đèn có độ sáng rất đồng đều được làm bằng thủy tinh mờ đục, thường có dạng hình cầu, nhưng loại đèn này cũng sẽ hấp thụ một tỷ lệ ánh sáng nhất định. Thay vì chỉ có các bề mặt phẳng nhỏ, ví dụ như trong khối đèn tín hiệu công tắc đường, mặt đèn hay được làm bằng kính mờ trong khung kim loại tấm, các bề mặt lớn hơn ngày nay thường được làm bằng kính acrylic mờ đục, nhẹ hơn và chống va đập tốt hơn.