Thành viên:Unpear/YGO

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Yu-Gi-Oh! Trading Card Game (遊☆戯☆王オフィシャルカードゲーム Yū☆Gi☆Ō Ofisharu Kādo Gēmu, Yu-Gi-Oh! Official Card Game?, Bài Ma Thuật, Bài Yugi)trò chơi sưu tầm thẻ bài dựa trên bộ manga Yu-Gi-Oh! của tác giả Takahashi Kazuki và được phân phối bởi Konami. Quy định về cách chơi được tổng hợp trong Official Rulebook 8.0 và Master Rules 2.

Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]

Trò chơi bài Yu-Gi-Oh! được phân thành hai hệ thống, Yu-Gi-Oh! Trading Card Game, gọi tắt là TCG, và Yu-Gi-Oh! Official Card Game, gọi tắt là OCG, đại diện cho hệ thống Yu-Gi-Oh! ở phương Tây và châu Á. Tuy tương tự nhau về cách chơi cơ bản, nhưng hai hệ thống này có các quy định riêng biệt, danh sách các lá bài độc quyền và danh sách bài cấm, vốn liệt kê các lá bài cấm, lá bài hạn chế và lá bài bán hạn chế, hơi khác nhau.

Tuy dựa vào tác phẩm của Takahashi Kazuki, trò chơi bài Yu-Gi-Oh! có những sự khác biệt đáng kể so với phiên bản trò chơi hư cấu. Điểm khác biệt rõ ràng nhất là Điểm gốc (ライフポイント Raifupointo?, Life Point) hay LP, giá trị căn bản thể hiện mạng của người chơi, trong trò chơi thực là 8000, trong khi trong manga và anime chỉ từ 2000 đến 4000. Ngoài ra, người chơi trong các tác phẩm có thể triệu hồi quái thú trong tư thế phòng thủ, bên cạnh việc úp quái thú hoặc triệu hồi trong tư thế tấn công. Trò chơi trong manga và anime có nhiều hình thức thi đấu hơn, bao gồm đấu đơn (một đấu một), đấu đôi (hai đấu hai), một đấu hai, một đấu ba, v.v. trong khi trong trò chơi thực tế, hình thức thi đấu phổ biến nhất là đấu đơn, bên cạnh hình thức đấu đôi được chính thức giới thiệu gần đây. Bên cạnh đó, trong manga và anime, tuỳ vào người tổ chức giải đấu, quy định về cách chơi cũng thay đổi:

  • Trong phân khúc Vương quốc đấu bài trên đảo của Pegasus, mỗi người chơi bắt đầu với 2000 LP. Mỗi lượt, người chơi có thể triệu hồi 1 quái thú và chỉ sử dụng một quái thú để phát động tấn công. Người chơi cũng có thể triệu hồi quái thú ở mọi Level, không cần vật hiến tế. Quái thú không thể trực tiếp tấn công người chơi. Trong phân khúc này, các trận đấu phần lớn diễn ra trong môi trường thi đấu, như đồng bằng, rừng, biển, v.v. Môi trường thi đấu có thể giúp quái thú có hệ nhất định tăng sức mạnh hoặc nhận lợi thế nhất định.
  • Trong phân khúc Thành phố chiến đấu, mỗi người chơi bắt đầu với 4000 LP. Cũng từ thời điểm này, hệ thống hiến tế quái thú được giới thiệu trong manga. Quái thú Level 4 trở xuống có thể được trực tiếp triệu hồi, trong khi quái thú Level 5 và 6 cần 1 quái thú trên sân làm vật hiến tế để triệu hồi; quái thú Level 7, 8 và 9 cần 2 vật tế; còn quái thú Level 10 trở lên cần 3 vật hiến tế. Người chơi cũng có thể bị tấn công trực tiếp nếu không có quái thú phòng thủ. Quái thú được triệu hồi đặc biệt, bao gồm triệu hồi dung hợp, không thể tấn công trong lượt được triệu hồi.
  • Trong series Yu-Gi-Oh! 5D's giới thiệu một hình thức thi đấu mới, Turbo Duel (ライディング・デュエル Raidingu Dyueru?, Riding Duel), người tham gia sử dụng một loại môtô đặc biệt, hoặc phương tiên tương đương, để vừa đua xe, vừa đấu bài. Luật chơi quy định một loại bài Ma pháp Môi trường đặc biệt gọi là Speed World hoạt động trong suốt trận đấu. Trong Turbo Duel, ngoại trừ lá bài Quái thú và lá bài Cạm bẫy hoạt động bình thường, người chơi không được phép sử dụng lá bài Ma pháp nào khác ngoại trừ những lá bài Ma pháp Tốc độ (Sp魔法 Supīdo Superu Mahō?, Speed Spell Card), là loại lá bài Ma pháp đặc biệt yêu cầu Speed Counter, một dạng thông số liên quan đến tốc độ đua từ 1 đến 12 được lá bài Speed World sản sinh mỗi lượt, để sử dụng. Speed Counter cũng có thể giúp người chơi sử dụng một số tính năng đặc biệt của lá bài Speed World, tuy nhiên, Speed World sẽ tự động bị trừ đi khi người chơi nhận thiệt hại đáng kể. Sau này, một phiên bản khác của lá bài Speed World là là bái Speed World 2 được sử dụng thay thế, với nhiều tính năng bổ sung hơn. Hình thức thi đấu này cũng được áp dụng trong các video game Yu-Gi-Oh! Stardust Accelerator, Reverse of Arcadia, Over the Nexus trên hệ máy Nintendo DS.

Còn trong trò chơi Yu-Gi-Oh! thực tế, trận đấu diễn ra giữa hai người chơi. Mỗi bên người chơi sử dụng bộ bài của riêng mình, chơi theo hình thức đổi lượt. Người chơi không được sử dụng quá 3 lá bài có cùng tên trong bộ bài của mình. Khi bắt đầu trận đấu, hai bên bốc ra từ bộ bài của mình 5 lá bài, sau đó, bắt đầu lượt đi của người chơi đầu tiên. Trong lượt đi của mình, người chơi có thể rút bài, triệu hồi Quái thú, sử dụng bài Ma pháp hay Cạm bẫy, tấn công đối phương (ngoại trừ trong lượt đầu tiên của trận đấu), v.v. tuỳ vào các Pha cụ thể của lượt đó. Sau khi hoàn tất lượt của mình, người chơi chuyển quyền điều khiển trận đấu cho đối thủ. Trừ khi được một hiệu ứng thẻ bài cho phép, nếu người chơi có hơn 6 lá bài trên tay khi kết thúc lượt đi của mình, người chơi phải bỏ đi các lá bài dư.

Tuỳ vào việc áp dụng danh sách bài cấm, trò chơi được chia thành hai định dạng là Định dạng Nâng cao (Advanced Format) và Định dạng Truyền thống (Traditional Format). Trong Định dạng Nâng cao, người chơi phải tuân thủ danh sách bài cấm, tức là trong bộ bài không được có lá bài cấm, chỉ được có 1 lá bài hạn chế và chỉ được có 2 lá bài bán hạn chế. Còn trong Định dạng Truyền thống, vốn chỉ áp dụng trong hệ thống TCG, các lá bài cấm được xem là lá bài hạn chế.

Bàn thi đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Bàn thi đấu trong trò chơi Yu-Gi-Oh!
3
Tham số 2= là không còn hỗ trợ nữa. Xin vui lòng xem tài liệu cho {{columns-list}}.
Xanh đậm: Ô Bài Ma pháp Môi trường
Xám: Ô Bộ Bài Ngoài
Ôliu: Ô Bài Quái thú
Xanh nhạt: Ô Bài Ma pháp/Cạm bẫy
Đen: Ô Mộ
Nâu: Ô Bộ Bài (Chính)
Trắng: Ô Trục xuất

Bàn thi đấu tiêu chuẩn được chia làm hai bên chia cho hai người chơi. Mỗi bên bàn thi đấu được chia thành 12 ô, bao gồm 5 ô Bài Quái thú, 5 ô bài Ma pháp và bài Cạm bẫy, 1 ô bài Ma pháp Môi trường, 1 ô bài đặt Bộ Bài chính và 1 ô bài đặt Bộ Bài ngoài. Ngoài ra, một số video game còn có ô bài Trục xuất.

  • Ô Bài Quái thú (モンスターカードゾーン Monsutākādozōn?, Monster Card Zones) là khu vực đặt quái thú trên bàn thi đấu, nằm ở hàng trên cùng. Khu vực này có tổng cộng 5 ô, tương đương với 5 quái thú mỗi bên. Tư thế của lá bài có thể là tấn công, ở vị trí nằm dọc, hoặc phòng thủ, ở vị trí nằm ngang, úp hoặc ngửa.[1]
  • Ô Bài Ma pháp và Cạm bẫy (魔法&罠カードゾーン Mahō to Torappu Kādo Zōn?, Spell & Trap Card Zones) là khu vực đặt lá bài Ma pháp và lá bài Cạm bẫy trên bàn thi đấu, nằm ở hàng dưới, đối xứng với các Ô Bài Quái thú. Tương tự, khu vực này cũng có tổng cộng 5 ô, dùng để kích hoạt hoặc úp bài Ma Pháp và Cạm Bẫy. [1]
  • Ô Bài Ma pháp Môi trường (フィールドカードゾーン Fīrudokādozōn?, Field Card Zone) là khu vực đặt lá bài Ma Pháp Môi Trường trên bàn thi đấu, nằm ở hàng trên cùng, phía bên tay trái khu vực bài Quái thú. Trong trận đấu, chỉ có một lá bài Môi trường được phép hoạt động. Khi lá bài Môi trường mới được kích hoạt thì lá bài Môi trường hiện tại sẽ tự động bị phá huỷ.[2]
  • Ô Mộ (ぼちゾーン Bochizōn?, Graveyard Zone) là khu vực đặt Mộ (墓地 (ぼち) Bochi?, Graveyard), hay Nghĩa địa (Cemetery) của từng người chơi, nằm ở hàng trên cùng, phía bên tay phải khu vực bài Quái thú[1]. Mộ là khu vực các lá bài được gửi đến sau khi bị bỏ đi từ trên tay[3], bị sử dụng để triệu hồi Synchro[4][5], bị gỡ khỏi quái thú Xyz[6], bị sử dụng để triệu hồi Dung hợp[7], bị huỷ diệt hoặc hiến tế[3], v.v. trong điều kiện thông thường. Mộ là khu vực công khai và các lá bài trong Mộ hai bên có thể được kiểm tra bất kỳ lúc nào, tuy nhiên, thứ tự sắp xếp không được phép thay đổi[1][8].
  • Ô Bộ Bài (デッキゾーン Dekkizōn?, Deck Zone) là nơi đặt Bộ Bài (デッキ Dekki?, Deck)[2], nằm phía bên tay phải khu vực bài Ma pháp và Cạm bẫy, và nằm phía dưới Ô Mộ. Bộ bài là nơi đặt tất các lá bài của mỗi bên chuẩn bị trước khi bắt đầu trận đấu, ngoại trừ lá bài Quái thú Fusion, Quái thú Synchro và Quái thú Xyz, và phải được đặt nằm úp[1]. Khi bắt đầu trận đấu, bộ bài phải có số lượng tối đa 60 lá bài và tối thiểu 40 lá bài[9], mỗi bên người chơi lần lượt rút bài từ bộ bài của mình đưa vào tay[1].
  • Ô Bộ Bài Ngoài (エクストラデッキゾーン Ekusutoradekkizōn?, Extra Deck Zone) là nơi đặt Bộ Bài Ngoài (エクストラデッキ Ekusutoradekki?, Extra Deck), trước gọi là Bộ Bài Dung hợp (融合デッキ Yūgō Dekki?, Fusion Deck) nên khu vực này từng được gọi là Ô Bộ Bài Dung hợp (融合デッキゾーン Yūgō Dekki Zōn?, Fusion Deck Zone)[2], nằm phía bên tay trái khu vực bài Ma pháp và Cạm bẫy, và nằm phía dưới Ô Bài Ma pháp Môi trường. Bộ Bài Ngoài là một tập hợp các lá bài Quái thú Dung hợp, Synchro và Xyz, là những lá bài không được đặt trong bộ bài chính. Số lượng các lá bài trong Bộ Bài Ngoài có thể dao động từ 0 đến 15[9]. Khi một lá bài quái thú thuộc Bộ Bài Ngoài đang nằm trong cuộc chơi bị trả về tay hoặc Bộ Bài chính, thay vào đó nó sẽ được trả về Bộ Bài Ngoài.
  • Ô Trục Xuất (Banished Zone) là một khu vực không chính thức để chứa các lá bài bị trục xuất. Khu vực này chỉ xuất hiện trong một số video game, và được quy ước trong các trận đấu thân mật.
Một số lá bài Yu-Gi-Oh!

Các loại lá bài[sửa | sửa mã nguồn]

Các lá bài trong Yu-Gi-Oh! được chia thành ba nhóm chính là các lá bài Quái thú, các lá bài Ma pháp và các lá bài Cạm bẫy. Bên cạnh những thông tin tương ứng với các loại bài, mọi lá bài đều có ghi thông tin về tên lá bài, hình ảnh minh hoạ, khung chứa văn bản mô tả, phiên bản, Set Number, Card Number, thông tin bản quyền và Eye of Anubis Hologram.

Lá bài Quái thú[sửa | sửa mã nguồn]

Lá bài Quái thú (モンスターカード Monster Cards?) là một trong ba loại bài của trò chơi. Nhóm bài này là nhóm bài duy nhất có thể thực hiện chiến đấu và phòng thủ. Một lá bài quái thú có những thông tin sau:

  • Loại bài: Quái thú được chia thành 6 loại dựa theo màu nền của lá bài.
    • Lá bài màu nền trắng đại diện cho Quái thú Thông thường (通常モンスター Tsūjō Monsutā?, Normal Monsters). Đây là những lá bài Quái thú thuần tuý về chiến đấu, mà không có hiệu ứng thẻ bài đi kèm. Văn bản mô tả được in nghiêng của chúng chỉ đơn thuần là mô tả, không có bất kỳ tác dụng gì trong trò chơi. Quái thú Thông thường có sức mạnh tấn công mạnh nhất là Blue-Eyes White Dragon[10][11].
    • Lá bài màu nền nâu cam đại diện cho Quái thú Hiệu ứng (効果モンスター Kōka Monsutā?, Effect Monsters) hay còn gọi là Quái thú có hiệu ứng đặc biệt. Đây là những lá bài Quái thú có tác dụng được ghi trong khung mô tả. Mặc dù tất cả các lá bài màu nâu cam đều là Quái thú Hiệu ứng, nhiều Quái thú Hiệu ứng lại cũng là thuộc tính của một vài lá bài màu khác. Tác dụng của Quái thú Hiệu ứng được chia làm 5 loại: Hiệu ứng Lật (Flip Effect) hay Hiệu ứng Ngược (リバース効果 Ribāsu Kōka?, Reverse Effect) trong OCG, là những hiệu ứng có ghi LẬT: (リバース: FLIP:?) ở đầu, những hiệu ứng này kích hoạt khi lá bài Quái thú được lật úp lên từ tư thế nằm úp; Hiệu ứng Khởi động (起動効果 Kidōkōka?, Ignition Effect) là những hiệu ứng của Quái thú có thể tùy ý kích hoạt bởi người chơi trong Pha Chính; Hiệu ứng Cảm ứng (誘発効果 Yūhatsukōka?, Trigger Effect) là những hiệu ứng của Quái thú chỉ có thể kích hoạt khi một hành động hay sự kiện nhất định xảy ra; Hiệu ứng Nhanh (Quick Effect), trước đây gọi là Hiệu ứng Đa Cảm ứng (Multi-Trigger Effect) hay Hiệu ứng Cảm ứng Tức thời (誘発即時効果 Yūhatsu Sokuji Kōka?) trong OCG, là những hiệu ứng của Quái thú có Spell Speed 2, có thể đáp trả hiệu ứng có có Spell Speed 1 và Spell Speed 2 khác; Hiệu ứng Liên tục (Continuous Effect), hay Hiệu ứng Vĩnh cửu (永続効果 Eizokukōka?) trong OCG, là những hiệu ứng của Quái thú luôn luôn được duy trì trong khi Quái thú đó còn trên sân.
    • Lá bài màu nền xanh dương đại diện cho Quái thú Nghi thức (儀式モンスター Gishiki Monsutā?, Ritual Monster). Chúng là những Quái thú đặc biệt, chỉ có thể được triệu hồi từ trên tay thông qua tác dụng của một lá bài Ma pháp Nghi thức tương ứng. Quái thú Nghi thức có thể có hoặc không có hiệu ứng.
    • Lá bài màu nền tím đại diện cho Quái thú Dung hợp (融合モンスター Yūgō Monsutā?, Fusion Monsters). Đây là những Quái thú đặc biệt có thể được triệu hồi thông qua triệu hồi Dung hợp bằng các hiệu ứng thẻ bài như Polymerization. Chúng không được đặt trong Bộ bài Chính, mà đặt trong Bộ bài Ngoài. Quái thú Dung hợp có thể có hoặc không có hiệu ứng.
    • Lá bài màu nền trắng đại diện cho Quái thú Synchro (シンクロモンスター Shinkuro Monsutā?, Synchro Monsters), lần đầu tiên được giới thiệu trong bộ Starter Deck 2008. Chúng là những quái thú đặc biệt được đặt trong Bộ bài Ngoài, tương tự như Quái thú Dung hợp. Thông thường, để triệu hồi chúng, người chơi cần một Quái thú Tuner (チューナー Chūnā?) và một hoặc nhiều hơn quái thú phi Tuner, với tổng Level của chúng phải bằng Level của Quái thú Synchro muốn triệu hồi, sau đó thực hiện việc đồng bộ hoá để gọi Quái thú Synchro từ Bộ bài Ngoài ra bàn thi đấu. Quái thú Synchro có thể có hoặc không có hiệu ứng.
    • Lá bài màu nền đen đại diện cho Quái thú Xyz (エクシーズモンスター Ekushīzu Monsutā?, Xyz Monsters), lần đầu tiên được giới thiệu trong bộ Starter Deck 2011. Chúng là những Quái thú được lưu giữ trong Bộ bài Ngoài, tương tự như Quái thú Dung hợp và Quái thú Synchro. Đặc biệt, quái thú Xyz không có Level như các Quái thú khác, mà có Rank. Người chơi cần phải sử dụng 2 Quái thú có Level bằng nhau và bằng với Rank của Quái thú Xyz muốn triệu hồi, đặc chồng 2 Quái thú đó lên nhau và đặt Quái thú Xyz lên cùng. Hai Quái thú nằm bên dưới Quái thú Xyz được gọi là Chất liệu Xyz (エクシーズ素材 Ekushīzu Sozai?, Xyz Materials) hay Overlay Units. Chất liệu Xyz có thể được gỡ ra khỏi Quái thú Xyz có những hiệu ứng nhất định. Quái thú Xyz có thể có hoặc không có hiệu ứng.
  • Thuộc tính (属性 Zokusei?, Attribute): Mỗi lá bài Quái thú có một thuộc tính. Có tổng cộng 7 loại thuộc tính khác nhau là ÁM ( Yami?, DARK), QUANG ( Hikari?, LIGHT), VIÊM ( Honō?, FIRE), THUỶ ( Mizu?, WATER), PHONG ( Kaze?, WIND), ĐỊA ( Chi?, EARTH), và THẦN ( Kami?, DIVINE). Thuộc tính của Quái thú có thể bị tác động và thay đổi bởi các hiệu ứng thẻ bài nhất định. Thuộc tính của Quái thú được thể hiện dưới dạng biểu tượng nhất định nằm bên tay phải phần tên của lá bài.
  • Tộc ( Zoku?, Type): Mỗi lá bài Quái thú được chia vào một trong số 23 tộc. 23 tộc này là Nước ( Mizu?, Aqua), Thú ( Kemono?, Beast), Thú Chiến Sĩ (獣戦士 Jūsenshi?, Beast-Warrior), Chiến Sĩ (戦士 Senshi?, Warrior), Khủng long (恐竜 Kyōryū?, Dinosaur), Rồng (ドラゴン Doragon?, Dragon), Thiên thần (天使 Tenshi?, Fairy), Ác ma (悪魔 Akuma?, Fiend), Cá ( Sakana?, Fish), Côn trùng (昆虫 Konchū?, Insect), Cơ giới (機械 Kikai?, Machine), Thực vật (植物 Shokubutsu?, Plant), Tâm linh (サイキック Saikikku?, Psychic), Lửa ( Honō?, Pyro), Bò sát (爬虫類 Hachūrui?, Reptile), Nham thạch (岩石 Ganseki?, Rock), Hải long (海竜 Kairyū?, Sea Serpent), Phù thuỷ (魔法使い Mahōtsukai?, Spellcaster), Sấm ( Ikazuchi?, Thunder), Điểu thú (鳥獣 Chōjū?, Winged Beast), Undead (アンデット Andetto?, Zombie), Huyễn thần thú (幻神獣 Genshinjū?, Divine-Beast) và Thần sáng tạo (創造神 Sōzōshin?). Thông tin về tộc của Quái thú được liệt kê trên cùng của khung mô tả văn bản, ngay phía dưới hình ảnh minh hoạ.
  • Level (レベル Reberu?)Rank (ランク Ranku?): Mỗi quái thú có một cấp độ nhất định, được thể hiện dưới dạng các ngôi sao màu vàng đỏ nằm phía trên góc phải hình minh hoạ gọi là Level Level, từ 1 đến 12. Một Quái thú có cấp độ càng cao thì sức tấn công, sức phòng thủ, và/hoặc hiệu ứng đặc biệt càng mạnh mẽ. Cấp độ của Quái thú cũng đóng vai trò quan trọng trong các quá trình triệu hồi thông thường, triệu hồi Nghi lễ, triệu hồi Synchro và triệu hồi Xyz. Các Quái thú Xyz không có Level, nhưng có Rank, được thể hiện dưới dạng các ngôi sao màu vàng đen nằm phía trên góc trái hình minh hoạ Rank. Những hiệu ứng thẻ bài tác động lên Level không thể tác động lên Rank và ngược lại.
  • ATK / DEF: Sức mạnh chiến đấu của Quái thú được thể hiện dưới dạng các chỉ số tấn công (ATK) và phòng thủ (DEF), những chỉ số này được ghi dưới cùng của lá bài, trong ô mô tả. Chỉ số ATK được áp dụng khi Quái thú ở tư thế tấn công, trong khi chỉ số DEF được áp dụng khi Quái thú ở tư thế phòng thủ. Kết quả giao chiến giữa hai Quái thú được quyết định bởi các chỉ số này.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f Official Rulebook, phiên bản 8.0, trang 4
  2. ^ a b c Official Rulebook, phiên bản 8.0, trang 5
  3. ^ a b Official Rulebook, phiên bản 8.0, trang 47
  4. ^ Official Rulebook, phiên bản 8.0, trang 14
  5. ^ Official Rulebook, phiên bản 8.0, trang 15
  6. ^ Official Rulebook, phiên bản 8.0, trang 13
  7. ^ Official Rulebook, phiên bản 8.0, trang 16
  8. ^ Official Rulebook, phiên bản 8.0, trang 44
  9. ^ a b Official Rulebook, phiên bản 8.0, trang 2
  10. ^ “A Brief History of Blue-Eyes”. Konami's Yugiohblog.
  11. ^ “Paladin of White Dragon”. tumblr's Judgment Of The Pharaoh.