Thành viên:Võ Thị Kim Loan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thành viên Wikipedia tiếng Việt[sửa | sửa mã nguồn]

Mừng Ngày Valentine[sửa | sửa mã nguồn]

Loan xin chúc tất cả các thành viên của wiki sẽ ấm áp và hạnh phúc bên cạnh một nửa của mình. Nhân dịp đặc biệt này, Loan xin tặng tất cả mọi người 3 bài thơ về tình yêu. Cả 3 bài thơ đều mang một những sắc thái, những cung bậc khác nhau trong tình yêu. Chúng ta hãy cùng thưởng thức và suy ngẫm nha.

Con Còng Gió
Nguyễn Quang Hà
Con còng gió và em tinh nghịch như nhau
Hai đứa chơi trò đuổi bắt
Còng ranh mãnh biết mình thua sức
Nó lừa em bằng lối chạy chữ chi[1]
Cuộc đuổi săn trên bãi cát phẳng lì
Chạy tới, chạy lui, em vồ cứ trật
Còng nín thở nép vào màu cát
Giương đôi mắt tròn trêu ngươi
Anh nhìn em không nín được cười
Còng gió giật mình biến vào sóng
Cát trên tay em rơi như từng giọt nắng
Mất còng rồi em rượt bắt đền anh
Ôi con còng gió, con còng gió biển xanh
Đang vô cớ bỗng thành kỷ niệm
Phút cảm nhận nỗi niềm xao xuyến
Nhìn vào đâu chẳng thấy lung linh

Anh yêu cuộc đời và yêu biển mênh mông

Anh yêu em săn còng trên cát
Bắt chước còng, em cũng chạy chữ chi[2]
Nhưng em không lao vào ngọn sóng biến đi
Bao giờ em cũng để cho anh bắt được
Con còng gió trên bờ biển biếc
Giương mắt tròn không hiểu vì sao?!

P/S: Tôi chợt nghĩ ngàn năm nữa, con cháu mấy đời của con còng gió cũng chẳng hiểu vì sao

Ghi chú: “Chữ chi” trong chữ Nho có hình tương tự như chữ (Z), nhưng có thêm bộ đầu

Bài thứ II:

Mỵ Châu
Vương Trọng
Khi quay lại chém con sau yên ngựa
An Dương Vương, người đã suy nghĩ gì?
Hay cùng đường ai cũng là giặc cả
Và nghe lời mách bảo của Kim Quy
Kẻ thù ở sau lưng, dù lời thần đi nữa
Người phải trông bằng đôi mắt của mình
Công chúa Mỵ Châu nép sau Vua cha run sợ
Khi nửa trời khói lửa binh đao
Lông ngỗng rơi, lông ngỗng rơi trắng lối
Dứt áo như dứt thịt da mình
Phút ly lọan, chàng đâu chẳng tới
Trọng Thủy ơi! Thiếp đã xa thành
Nước mắt rơi xoay tròn cơn gió
Lưng cha cùng lưng ngựa đẫm mồ hôi
Lông ngỗng hết, thiếp sẽ rời lưng ngựa
Làm chiếc lông cuối cùng đợi chàng đấy, chàng ơi
Và bất ngờ An Dương Vương quay lại
Tưởng có lời an ủi của Vua cha
Mỵ Châu ngẩng mặt nhìn chờ đợi
Từ trời cao một đường kiếm sáng lòa
Không phải lông ngỗng rơi, mà đầu lăn xuống đất
Nằm cuối đường như dấu chấm câu...
Sao bị chém, Mỵ Châu không hề biết
Máu tụ thành sỏi đỏ đất hoang châu
Đã là Vua lại có thần mách bảo
Tưởng sáng suốt hai lần và công lý gấp đôi
Mà người chết không hiểu vì sao mình chết
Thì hồn oan còn đập cửa muôn đời
Mấy ngàn năm dâu bể lỡ bồi
Lúc bình yên và cả khi giặc giã
Xin đừng trách Mỵ Châu thêm nữa
Yêu chân thành thật có tội gì đâu
(1943)
Bài thơ thứ III
Giữa Đêm
Hoàng Gia Cương
Em nỡ lòng nào cứ giận anh
Cái giường mét rưỡi hóa mông mênh
Cái chăn thừa giữa hai bên thiếu
Và mấy tấc lòng cứ chông chênh
Vẫn biết làm thơ chẳng sẵn tiền
Nhưng vì nghiệp chướng nợ tiền duyên
Đã theo kỷ thuật theo khoa học
Mà cứ làm thơ… thế mới điên
Lỗi của anh là lỗi trái tim
Yêu thơ như yêu vợ ít yêu tiền
Giữa đêm thao thức- thơ- quên ngủ
Để khổ mắt em chói ánh đèn
Họ bảo nhà thơ “chậm” với “gàn”
Ừ thì anh nhận chẳng kêu oan
Khi trầm, khi hứng, khi đờ đẫn
Dở dở ông đồ,dở dở quan
Anh viết thơ rồi để đấy chơi
Chẳng luồn, chẳng lách, chẳng ai mời
Ba nghìn năm nữa em đâu biết
Có kẻ đi tìm lúc rỗi hơi!
Em giận nên anh phải giải bày
Người chê thơ dở, kẻ khen hay
Thơ như bầu rượu men đời ủ
Đắng, ngọt, chua, nồng… cuộc tỉnh say
Thôi nhé! Chắc em bớt giận rồi
Còn anh tạm gác mấy vần thơ
Nửa đêm giờ tý canh ba nhỉ?
Đâu chỉ nhà thơ cũng khối người?!

Chúc Mừng Năm Mới 2009[sửa | sửa mã nguồn]

Loan thân chúc tất cả thành viên của wiki một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý, thành công trong cuộc sống... Bây giờ là...10h.... thời khắc sắp đến giao thừa...Loan xin gửi tặng các bạn một bài thơ khá đặc biệt, có một không hai,"vô tiền khoáng hậu"...Sở dĩ tôi quảng cáo như vậy là vì bài thơ này có đến 8 cách đọc khác nhau...Chúng ta cùng vừa đọc vừa đợi đến giao thừa nha.

Cảnh Xuân

Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời

Thú vui thơ rượu chén đầy vơi

Hoa cài giậu trúc cành xuân biếc

Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi

Qua lại khách chờ sông lặng sóng

Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người

Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng

Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười


1. Cách đọc thứ nhất là đọc xuôi, bình thường:

"Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời

Thú vui thơ rượu chén đầy vơi

Hoa cài giậu trúc cành xuân biếc

Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi

Qua lại khách chờ sông lặng sóng

Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người

Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng

Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười".


2. Cách đọc thứ hai, là đọc ngược từ phải sang trái và từ dưới lên:

"Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha

Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa

Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược

Sóng lặng sông chờ khách lại qua

Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá

Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa

Vơi đầy chén rượu thơ vui thú

Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta"


3. Cách đọc thứ ba, là đọc xuôi như cách đọc thứ nhất, nhưng mỗi câu thơ bỏ hai từ đầu:

"Cảnh xuân ánh sáng ngời

Thơ rượu chén đầy vơi

Giậu trúc cành xanh biếc

Hương xuân sắc thắm tươi

Khách chờ sông lặng sóng

Thuyền đợi bến đông người

Tiếng hát đàn trầm bổng

Bóng ai mắt mỉm cười"


4. Cách đọc thứ tư, là đọc ngược từ phải sang trái, từ dưới đọc lên, mỗi câu thơ lại bỏ hai từ cuối:

"Mắt ai bóng thướt tha

Đàn hát tiếng ngân xa

Bến đợi thuyền xuôi ngược

Sông chờ khách lại qua

Sắc xuân hương quyện lá

Cành trúc giậu cài hoa

Chén rượu thơ vui thú

Ánh xuân cảnh mến ta"


5. Cách đọc thứ năm là đọc ngược từ phải sang trái, mỗi câu bỏ ba từ đầu:

"Cười mỉm mắt ai

Bổng trầm đàn hát

Người đông bến đợi

Sóng lặng sông chờ

Tươi thắm sắc xuân

Biếc xanh cành trúc

Vơi đầy chén rượu

Ngời sáng ánh xuân"


6. Cách đọc thứ sáu, là đọc xuôi, mỗi câu bỏ 3 từ cuối:

"Ta mến cảnh xuân

Thú vui thơ rượu

Hoa cài giậu trúc

Lá quyện hương xuân

Qua lại khách chờ

Ngược xuôi thuyền đợi

Xa ngân tiếng hát

Tha thướt bóng ai"


7. Cách đọc thứ bảy, là đọc xuôi, mỗi câu thơ bỏ bốn chữ đầu:

"Ánh sáng ngời

Chén đầy vơi

Cành xanh biếc

Sắc thắm tươi

Sông lặng sóng

Bến đông người

Đàn trầm bổng

Mắt mỉm cười"


8. Còn cách đọc thứ tám, là đọc ngược từ dưới lên, mỗi câu lại bỏ bốn từ cuối:

Bóng thướt tha

Tiếng ngân nga

Thuyền xuôi ngược

Khách lại qua

Hương quyện lá

Giậu cài hoa

Thơ vui thú

Cảnh mến ta"

  1. ^ Ghi chú:“Chữ chi” trong chữ Nho có hình tương tự như chữ (Z), nhưng có thêm bộ đầu
  2. ^ Ghi chú: “Chữ chi” trong chữ Nho có hình tương tự như chữ (Z), nhưng có thêm bộ đầu