Bước tới nội dung

Thảo luận:Đá bay

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi Viethavvh

Hèhè, đưa bài lên, thấy trên đỉnh màn hình vẫn là menu với thảo luận với tôi, trang tôi theo dõi, đóng góp của tôi, đăng xuất, mà tại sao lại thành IP ko biết nữaKhương Việt Hà 15:34, ngày 9 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cái tên của bài này làm tôi nghĩ nó là một cục đá đang bay (flying rock). Mekong Bluesman 00:00, ngày 10 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Uh, đấy là do cái tiếng Việt mình nó thế. Chả lẽ lại gọi là phi cước. Còn cục đá đang bay thì dân mình gọi là củ đậu bay, hì, 3 năm võ tàu ko bằng một chầu củ đậu Khương Việt Hà 01:22, ngày 10 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thế đá song phi thì là kiểu gì nhỉ ? Casablanca1911 04:40, ngày 10 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Song (đôi, hai), phi (bay). Vậy thì kiểu này dứt khoát là 2 chân cùng...bay. Tùy môn phái mà song phi cước là tên gọi chỉ kiểu đá gì. Nhưng thường có chú nhảy lên đạp cả hai chân cùng lúc vào ngực đối thủ, sau đó ngã ngửa ra sau lộn một vòng trước khi đứng dậy, cũng được gọi là song phi cước.Khương Việt Hà 06:18, ngày 10 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đá bay cũng có thể được dùng để tấn công ngay từ ban đầu khi ma` sức mạnh, sức nhanh của ta vượt trội so với đối thủ, đòn này sẽ mang tính hạ gục nhanh chóng đối phương. Ngoài ra, theo anh Hà thì có nên giải thích về thuật ngữ túc bất li địa ngay trong bài đá bay này không? Một số người sẽ không khỏi ngạc nhiên khi họ đọc 1 số tài liệu nói túc bất li địa mà lại tồn tại phi cước.--silvi 10:12, ngày 4 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cũng không cần thiết, vấn đề là túc bất ly địa đối với một môn phái, hay chỉ đối với một bài quyền, một kỹ thuật, một bài tập công cụ thể? Vịnh Xuân Quyền nhấn mạnh nguyên tắc túc bất ly địa (chân không rời đất), theo đó, môn phái không có đòn đá, đòn tay nào mà cơ thể rời khỏi mặt đất (trừ nhánh Triệt quyền đạo của họ Lý với các đòn đá bay ngang, đá bay tống trước v.v. là một võ phái với nền Vịnh Xuân Quyền, nhưng đã hỗn hợp cả Karatedo, Taekwondo thành võ tổng hợp; và một chiêu gần cuối bài Hạc quyền trong hệ thống Ngũ hình quyền của chi phái Vĩnh Xuân Quyền Việt Nam có nhảy lên đá song phi 2 chân đồng thời sang hai bên, nhưng sau được mấy võ sư Việt Nam đổi thành kiểu đá khác trên mặt đất). Hai nguyên tắc khá khác nhau, Vịnh Xuân Quyền chú trọng trầm khí đan điền để trụ vững nhất là khi tập với Kiềm dương tấn, trong khi các đòn đá bay cần đề khí lên ngực để cơ thể nhẹ nhàng. Ngày xưa tôi đã học 6 năm Taekwondo, suốt ngày nhảy nhót đá bay, bọc giáp chì vào ống chân để bật cao cho linh hoạt, khi thi nhị đẳng huyền đai phải biểu diễn đá 2 mục tiêu trên không cùng một đòn tay liên hoàn, đến khi chuyển sang Vịnh Xuân Quyền ban đầu cũng rất khó khăn vì ngược hẳn về mặt nguyên lý với nhau, mãi mấy năm sau quen dần, chứ lúc đầu cũng dễ bị đối phương nhổ bật rễ không sao chịu lực được.Khương Việt Hà 15:12, ngày 5 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời


Hình ảnh

[sửa mã nguồn]

Bài này mà không có hình nào minh họa thì thật thiếu sót.--Sparrow 10:21, ngày 4 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời