Thảo luận:Bùi Quang Chiêu

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Khối Liên hiệp Anh?[sửa mã nguồn]

Bài này viết "...tương tự như Úc had Canada trong khối Liên hiệp Anh, để lần hồi tiếp thu độc lập...", "khối Liên hiệp Anh" có phải là British Commonwealth (mà bây giờ có tên là Commonwealth of Nations hay Khối Thịnh vượng chung Anh) không?

Nếu đúng thì sự so sánh trong bài là hoàn toàn không có cơ sở vì các lý do sau đây:

  • Canada được công nhận độc lập bởi đạo luật British North America Act ngày 1 tháng 7 năm 1867
  • Úc độc lập và thành lập hiến pháp ngày 1 tháng 1 năm 1901
  • Commonwealth of Nations lần đầu tiên được thành lập với Balfour Declaration ngày 18 tháng 11 năm 1926

Do đó họ độc lập trước khi Commonwealth of Nations được thành lập. Ngoài ra, các quốc gia thành viên của Commonwealth of Nations (nếu không vi phạm quy luật như Cộng hòa Nam Phi trong thời apartheid) đều có thể tự mình rời ra, họ không cần phải tranh đấu để "độc lập".

Mekong Bluesman 23:16, ngày 30 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng không hiểu rõ ý của tác giả nhưng nếu xét trên mặt pháp-lý "bảo hộ" (protectorate) thì người Pháp công nhận "chủ quyền" (sovereignty) của triều đình Huế giống như Luân-đôn công nhận "dominion" của Canada. Có lẽ vì vậy mà ông BQCh lập đảng "Lập-hiến" (Contitutionalist Party) với ý muốn chế độ bảo hộ thực thi trên mặt pháp lý những gì họ đã hứa. Duyệt-phố 00:28, ngày 31 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]
So sánh giữa Việt Nam và Pháp với Canada (hay Úc) và Khối thịnh vượng chung Anh giống như so sánh con cá với chiếc xe đạp -- nghĩa là không có gì giống nhau!
  1. Trường hợp Việt Nam là giữa người Việt và người Pháp; trường hợp Canada (hay Úc) chỉ có người Anh với nhau.
  2. Việt Nam phải chiến đấu trong một thời gian dài để độc lập khỏi Pháp; Canada (hay Úc) được mời vào Khối thịnh vượng chung Anh sau khi khối này được thành lập
  3. Việt Nam đã dành độc lập lại từ Pháp; Canada (hay Úc), khi tham gia Khối thịnh vượng chung Anh, không có mất độc lập nên không cần phải chiến đấu "để lần hồi tiếp thu độc lập"
Nếu viết "...tương tự như Úc had Canada đã lần hồi tiếp thu độc lập từ Đế quốc Anh..." thì có thể có các điểm tương tự nhỏ (rất nhỏ) nhưng cũng khác nhau rất nhiều vì:
  • Trường hợp Việt Nam là giữa người Việt và người Pháp; trường hợp Canada chỉ có người Anh với nhau.
  • Cuộc chiến dành độc lập từ Pháp của Việt Nam là một cuộc chiến nhiều máu đổ, nhiều người chết và kéo dài nhiều thập niên. Trong khi đó, không có cái gì gọi là "cuộc chiến dánh độc lập từ Đế quốc Anh của Canada". Đã có vài cuộc nổi lên (của người Anh và của người Pháp) chống lại London nhưng chúng bị đánh thua dễ dàng. Tuy vậy, London đã nghĩ (và đã nghĩ đúng) là đã đến lúc các người Anh và người Pháp tại Canada có quyền tự chủ, tự quyết định qua một chính phủ của họ. Do đó không có chiến tranh dành độc lập nào đã xảy ra nhưng ngày 1 tháng 7 năm 1867 Quốc hội Anh ký đạo luật British North America Act để công nhận The Dominion of Canada.
Còn cái Khối thịnh vượng chung Anh thì chỉ được thành lập gần 60 năm sau British North America Act nên hoàn toàn không có liên quan nào.
Mekong Bluesman 02:33, ngày 31 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi không biết thông tin mong muốn tự trị và lần hồi được độc lập tương tự như Úc và Canada có đúng không. Nhưng điều đó, nếu có, lại là sách lược và chủ trương của Bùi Quang Chiêu, một người đương thời với nhiều hạn chế về tầm nhìn, hoàn cảnh xã hội, nó có thể không thực hiện được, nhưng việc phải đổ máu mới dành được độc lập là chuyện trong tương lai. Còn lúc đó Bùi Quang Chiêu ngoài hy vọng người Pháp hào hiệp làm đúng những gì mà văn minh Pháp thường rao giảng để cho cả hai dân tộc cùng hợp tác tiến lên trong hòa bình thì ông còn làm được gì khác? Mong muốn đó là chính đáng, kể cả Hồ Chủ tịch cũng đã từng đề nghị tương tự khi đồng ý để Chính phủ nằm trong Liên hiệp Pháp với điều kiện người Pháp phải thật thà trong nói và làm. Cuối cùng, Mekong Bluesman nên đặt ra câu hỏi tại sao người Pháp không thật thà trong nói và làm với dân bảo hộ hơn là đặt ra câu hỏi "Có sự không giống nhau giữa Anh và Úc với Pháp và Việt" để rút ra kết luận một cuộc chiến đổ máu để dành độc lập là phương cách bắt buộc và duy nhất.Moimem 02:52, ngày 31 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Nếu như vậy thì sự so sánh phải là "tương tự như Canada đã lần hồi tiếp thu độc lập từ Đế quốc Anh" vì cái Khối thịnh vượng chung Anh thì chỉ được thành lập, như tôi đã viết bên trên, gần 60 năm sau khi Canada độc lập (1867 và 1926).
Sự thật thì Việt Nam dành độc lập từ Pháp tương tự gần với Hoa Kỳ danh độc lập từ Đế quốc Anh (trong khi Canada được Đế quốc Anh "tự động" cho độc lập).
Nói một cách khác là cái ông tác giả đó không biết lịch sử của Khối thịnh vượng chung Anh nên đã so sánh ... quả cam với con bò. Điều này không có nghĩa là Wikipedia cũng phải làm như vậy bằng cách nhắc lại câu đó của ông ta.
Mekong Bluesman 03:22, ngày 31 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Không biết là câu "tương tự như Canada và Úc" là cách giải thích của tác giả hay là quan điểm nhầm lẫn của Bùi tiên sinh? Rất có thể Bùi tiên sinh mơ ước và vận động để có độc lập như Canada mặc dù biết hai trường hợp này không giống nhau, người Việt hay vốn có kiểu so bì khập khiểng: "Tại sao xứ bảo hộ của Anh thì được tự trị và độc lập trong hòa bình mà tụi tôi thì không, có gì khác nhau khi tổ tiên chúng ta đều là dân Gôloa và chúng tôi cũng có quốc tịch Pháp, người Pháp không tốt bằng người Anh hay là người Pháp không tin và thương dân Pháp gốc Việt như người Anh?". Nếu Bùi tiên sinh dùng con bài đó để yêu sách và tranh đấu thì kết quả rất hạn chế như ta đã biết, nhưng chúng ta nhắc lại câu đó cũng không có gì sai, mà lại càng hiểu thêm về cách tranh đấu của Bùi tiên sinh. Bất kỳ cách tranh đấu nào, hợp pháp, bất hợp pháp, hợp tác, bất hợp tác, có nhiều kết quả hay ít kết quả, có lợi ích cho đa số hay cho một thiểu số người Việt thì cũng là điều mà người Việt đã từng nhgĩ và cố gắng làm theo khả năng của mình theo sự lựa chọn của mình, lúc đó còn chưa có tiền lệ đấu tranh cách mạng thành công mà chỉ toàn là thất bại, thua thiệt nên Bùi tiên sinh nghĩa ra cái gì thì ta ghi nhận cái đó là được.Tôi e Bùi tiên sinh hồi đó cũng chưa từng qua Canada, chỉ là nghe nói rồi làm reo, đòi Pháp nới tay cho dân Pháp gốc Việt chút nào hay chút đó mà thôi.Moimem 03:46, ngày 31 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Không ai có quyền cấm Moimem có một ý kiến cho một sự việc. Nhưng một bài viết tại Wikipedia không có phép được có ý kiến. Do đó, nếu sự so sánh là của tác giả thì phải viết là "theo tác giả X thì ..." và ghi chú dẫn chứng ngay sau đó; nếu so sánh đó là của Bùi Quang Chiêu thì chúng ta chưa tìm ra được dẫn chứng nên sau khi viết vào bài nó sẽ bị bỏ.
Tuy nhiên, tôi hoàn toàn không hiểu tại sao chúng ta lại dùng thời giờ để thảo luận về điểm này. Cái điểm tôi nêu ra bên trên là nếu muốn so sánh thì phải so sánh với "...dành độc lập từ Đế quốc Anh", mà không phải là "...dành độc lập từ Khối thịnh vượng chung Anh", vì không một quốc gia nào bị mất độc lập khi họ tham gia cái khối đó.
Đó là lý do tại sao tôi nói so sánh Việt Nam dành độc lập từ Pháp giống như Canada dành độc lập từ Khối thịnh vượng chung Anh giống như so sánh ... củ khoai với cái TV!
Mekong Bluesman 05:00, ngày 31 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tẩy chay khách trú[sửa mã nguồn]

Theo Phong trào yêu nước của nhân dân Bến Tre trong những thập kỷ đầu thế kỷ XX [1] thì:

Sau cuộc “tẩy chay khách trú”, năm 1923 tư sản và điền chủ lớn ở Nam Kỳ lại phát động cuộc chiến tranh chống việc một công ty tư bản Pháp, được nhà cầm quyền thuộc địa ủng hộ, định giành lấy độc quyền xuất nhập khẩu ở cảng Sài Gòn. Đông đảo thanh niên trí thức tư sản và tiểu tư sản ở Sài Gòn, Bến Tre và một số tỉnh Nam Kỳ đã tham gia vào cuộc đấu tranh này. Được sự ủng hộ của quần chúng, cuộc đấu tranh đã có tiếng vang tới chính giới bên Pháp. Kết quả là chính quyền thuộc địa buộc phải tạm gác lại, chưa thi hành nghị quyết của Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ về vấn đề trên.

Đến cuối năm 1925, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Bến Tre lại hưởng ứng mạnh mẽ cuộc đấu tranh đòi thả nhà yêu nước Phan Bội Châu đang bị thực dân Pháp giam giữ tại nhà lao Hỏa Lò, Hà Nội.

Vào năm 1926, nhân dân Bến Tre tiếp tục cuộc đấu tranh yêu nước của mình bằng hành động tích cực tham gia vào việc tổ chức lễ tang và lễ truy điệu Phan Châu Trinh - một chí sĩ yêu nước nổi tiếng trong phong trào Duy Tân.

Các phong trào này có phải do Cụ Bùi Quang Chiêu, một người con Bến Tre và là người sáng lập ra đảng Lập hiến tổ chức? Ngậm miệng (thảo luận) 06:53, ngày 12 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ở đây trích dẫn rất nhiều nguồn dạng "Ibid, tr. xyz", đây thậm chí là nguồn chính của bài, nhưng ở phần biblio thì không hề chú thích "ibid" là sách nào, vậy xin hỏi "ibid" là cái gì? Nếu không có giải đáp tôi xin phép xóa hết các nguồn dạng "ibid" và thay bằng {{fact}}. RBD (thảo luận) 12:38, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

en:Ibid.--195.83.178.10 (thảo luận) 13:35, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn. Tôi chưa quen với loại kí hiệu này. RBD (thảo luận) 13:57, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
RBD chưa quen nên có thể cũng nhiều người chưa quen. Vì vậy tôi nghĩ bài viết nên ghi rõ bằng tiếng Việt thì hơn.--195.83.178.10 (thảo luận) 13:59, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]