Thảo luận:Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Viethavvh

Tổ chức này có tên đăng ký hoạt động chính thức là Bảo tàng Dân tộc học. Không thấy có chữ Viện trong tên đó. Website chính thức của họ cũng nói như vậy.--Bình Giang 12:43, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Wikipedia tiếng Việt đã có lần thảo luận về vấn đế này và thống nhất dùng "Viện bảo tàng" vì "bảo tàng" là động từ, "viện bảo tàng" là danh từ. Chúng ta dùng quen từ "bảo tàng" nên cảm thấy thêm chữ viện là thừa. An Apple of Newton thảo luận 12:56, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
Đây là một tiền lệ trong WP đã được thảo luận và thống nhất, xem Thảo luận:Viện bảo tàng Louvre. Nguyễn Thanh Quang 12:59, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
Nếu chúng ta đã thống nhất rồi, thì thực hiện thôi.--Bình Giang 13:02, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cũng khó nhỉ, tôi thấy cụm từ "Bảo tàng dân tộc học Việt Nam" ra trên 2 vạn hits, trong khi đó thêm chữ Viện vào ra được có mấy hits. Kiểm tra tên một số bảo tàng khác cũng vậy, ví dụ Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Ko chỉ trên website mà cả trên biển đề tên của Bảo tàng dân tộc học cũng ko thấy có chữ Viện Khương Việt Hà 13:28, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Anh Baodo là người hiểu rất rõ về tiếng Hán và anh đã tìm ra khá nhiều từ mà người Việt hiện nay dùng sai.
Các bài "Bảo tàng abc" được chuyển hướng về bài "Viện bảo tàng abc" là ổn.
An Apple of Newton thảo luận 13:48, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
Hiện tượng nói ngắn, dùng từ lóng, dùng viết tắt, dùng 1 tại các chỗ phải dùng "một", viết là "ko" thay vì "không"... đanh xảy ra trong nhiều ngôn ngữ từ khi máy tính và Internet xuất hiện. Tôi nhiều khi đọc các câu (English) của đứa cháu của tôi khi nó viết theo kiểu "chat room" mà không hiểu nhiều; một lần khi tôi còn làm việc có hai người thợ xây nhà Việt Nam (sang Canada vào khoảng cuối thập niên 1990) không biết là tôi có thể dùng tiếng Việt đã nói với nhau là họ cần "một cây si"! Sau khi nhìn thấy một người mang một cái bao nhỏ đến cho người kia thì tôi đã hiểu là họ cần thêm xi-măng. Cách viết tại đây, có nhiều trường hợp, cũng như thế ... viết theo cách nói họ dùng hàng ngày mà quên là đây là một nơi viết và văn phong viết phải rõ hơn văn phong nói rất nhiều vì người đọc có thể hiểu sai mà không có người viết giải thích. Mekong Bluesman 01:23, ngày 25 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi ko bàn vấn đề dùng "Bảo tàng" là sai và "Viện bảo tàng" là đúng, theo nghĩa từ nguyên. Vấn đề là viện bảo tàng này được mang tên rõ ràng: "Bảo tàng dân tộc học Việt Nam". Tên Bảo tàng dân tộc học Việt Nam ko chỉ ghi trong quyết định thành lập cơ quan, các văn bản hành chính giấy tờ của cơ quan, mà còn đề rõ ràng trên biển đúc bằng đồng ở cổng ra vào và đắp bằng xi nổi trên mặt tiền của cơ quan, cũng là tên chính thức trên Website. Đó là một danh từ riêng. Tôi cho rằng, và tôi tin ý kiến cá nhân của tôi là hợp lý, tên cơ quan (danh từ riêng) phải viết chính xác (dù có người cho rằng tên như vậy là chưa chính xác về mặt từ nguyên Hán Việt).

Các tổ chức mang tên "bảo tàng" hay "viện bảo tàng" ở Việt Nam đều thuộc hệ thống...viện bảo tàng. Bất kể tên của chúng chúng sai, đúng như thế nào, đã là danh từ riêng thì phải được tôn trọng giữ nguyên. Wikipedia có thể ghi định nghĩa rằng: "Bảo tàng dân tộc học Việt Nam là một trong số các viện bảo tàng ở Việt Nam", chứ ghi "Viện bảo tàng xyz là một trong số các viện bảo tàng..." là thừa, chưa kể là có lẽ chính Wikipedia "sáng tạo" ra danh từ riêng tên của cơ quan này: "Viện bảo tàng dân tộc học Việt Nam".

Nói thêm tí chút: có một thời ở Việt Nam các bảo tàng đều mang tên "Viện bảo tàng xyz", nhưng trong khoảng những năm 90 trở lại đây thì hầu như đều có tên chỉ là chữ "Bảo tàng xyz" theo các quyết định đổi tên và tái cơ cấu từ phía các Bộ hoặc cơ quan trực thuộc Chính phủ. Khương Việt Hà 09:44, ngày 31 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi tán thành quan điểm của Khương Việt Hà rằng danh từ riêng cần được tôn trọng. Cho dù cơ quan trong bài này đã dùng từ không chính xác khi đặt tên cho mình (mà điều này chưa chắc đúng vì không lẽ một tổ chức có nhiều nhà khoa học về xã hội trong đó có cả bảo tàng và ngôn ngữ như Viện Khoa học xã hội Việt Nam lại sai), thì chúng ta cũng không nên đổi tên riêng của họ khi viết về họ trên Wikipedia. Đương nhiên nếu bảo rằng đã có sự thống nhất rồi về cách dùng "viện bảo tàng", thì đành để cho Bảo tàng Dân tộc học ấm ức vì người ta ta gọi không đúng tên mình thôi.--Bình Giang 14:36, ngày 31 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
Khương Việt Hà có quen biết ai ở Bảo tàng Dân tộc học và nhờ người ấy giải thích giúp tại sao trong tên cơ quan này không có chữ viện được không?--Bình Giang 14:39, ngày 31 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi có một số người quen bên Bảo tàng dân tộc học (trong đó có bạn học cùng cấp 3 với tôi ngày trước) và cũng thường xuyên vào đó trong những dịp nọ dịp kia (ví dụ sinh hoạt đoàn, hát hò, tham gia các lễ hội theo giấy mời của họ) vì cùng người trong một khối, trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Tôi hoàn toàn có thể xin hỏi trực tiếp lãnh đạo bên đó về vấn đề này. Nhưng...thế để làm gì, khi mà những "chân lý phẳng" ngôn ngữ đã hiển nhiên, mà wikipedia còn mải mê tranh luận (ví dụ, tranh luận "bảo tàng" hay "viện bảo tàng", thế nào là "nhà báo" (trong thảo luận mục Trần Đăng Khoa chẳng hạn). Các bạn có thể dịch Viện bảo tàng Louvre, nhưng các viện bảo tàng ở Việt Nam dùng tên Bảo tàng xyz gì đó, thì nên dùng đúng danh từ riêng tên của nó như thế và ghi chú rằng "Bảo tàng xyz là một trong những viện bảo tàng..." (tức là thuộc thể loại Viện bảo tàng).

Nói thêm chút nữa, ở Việt Nam có xu hướng sử dụng chữ Viện với tư cách là cơ quan nghiên cứu. Đơn cử khái niệm "học viện" chỉ các trường đại học có mảng nghiên cứu được chú trọng tương đối đặc biệt, song song tiến hành không bên trọng bên khinh với mảng giảng dạy, nhưng những đại học đó chưa phân tách mảng nghiên cứu thành viện nghiên cứu riêng biệt (như Học viện Ngân hàng, Học viện Quan hệ Quốc tế, Học viện Thủy lợi). Viện Văn học một thời mang tên Sở nghiên cứu văn học nhưng như thế cũng chưa chuẩn với tiếng Việt (tôi không bàn tiếng khác, như tiếng Trung) vì hành chính hóa các nhà nghiên cứu, cuối cùng lại đổi thành Viện Văn học (vì bản thân chữ "văn học" đã thiên về lý thuyết văn học, và chữ "viện" đã là nói về nghiên cứu rồi, ko cần phải ghi Viện nghiên cứu văn học). Trước kia Việt Nam dùng chữ Viện bảo tàng, tôi nhớ còn bé vào Viện bảo tàng quân đội hàng chục lần, và đã từng thắc mắc về tên gọi này khi nó chuyển thành Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, nhưng khi lớn lên tôi cho rằng được gọi là Bảo tàng là có lý, vì mảng nghiên cứu (với chữ Viện như một sự đề cao) của nó đã bị chiết giảm xuống và nhấn mạnh hơn về công tác bảo tồn bảo tàng lưu trữ.

Còn hiện tượng nói ngắn, dùng từ lóng, dùng viết tắtMekong Bluesman nói đến ở trên thì tôi cũng không chấp nhận trong từ điển, dạng văn bản có tính khoa học. Nhưng "Bảo tàng" thì không phải là từ viết tắt và nó được chấp nhận trong văn bản hành chính chính thức (trong tên cơ quan, thậm chí trong con dấu hành chính của cơ quan). Nghĩa từ nguyên của nó có thể là động từ, nhưng hiện tượng danh từ hóa động từ là phổ biến trong mọi ngôn ngữ không riêng gì tiếng Việt. Sinh sau đẻ muộn, vượt qua cái thời chữ Viện bị bỏ đi (có các văn bản của các cấp có thẩm quyền chính thức đổi tên bỏ những chữ Viện này) và tên gọi các viện bảo tàng trong cả nước phản ánh đúng chức năng bảo tồn bảo tàng bảo quản lưu giữ (nghĩa là ko có chữ Viện), chưa bao giờ Bảo tàng dân tộc học mang tên Viện bảo tàng dân tộc học cả! Khương Việt Hà 15:17, ngày 31 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời