Thảo luận:Công ước Genève về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh chiến tranh

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nhận xét[sửa mã nguồn]

Bài này cần phải viết lại rất nhiều, đặc biệt là phần "Thực hành" được viết như theo ý kiến của một người và hoàn toàn không có nguồn nào được liệt kê.

Phần tham khảo thêm cho một mục từ quan trọng và nhạy cảm này thì quá nghèo: chỉ là một bài báo ngắn (được cắt ra làm hai đoạn) viết bởi một người; do đó nó chỉ đưa ra được một lối nhìn.

Câu bắt đầu của bài là "Công ước Genève về đối xử nhân đạo đối với tù binh, hàng binh chiến tranh là công ước về các quy tắc mà các nước đã phê chuẩn hoặc chưa phê chuẩn được khuyến cáo tuân theo khi đối xử với tù binh, hàng binh chiến tranh và dân thường trong vùng chiếm đóng." là một câu sai. Công ước Genève bao gồm 4 phần và 3 Protocol được thêm sau. Phần liên quan đến các đối xử với tù binh (phần 3) không nói về "dân thường trong vùng chiếm đóng" (đó chỉ có thể là một sự suy diễn sai của một người). Phần liên quan đến bảo vệ dân thường trong thời kỳ chiến tranh là phần 4.

Các vai trò quan trọng của Hội Chữ Thập Đỏ Quốc tế, của Toà án Criminal Quốc tế và của Toà án Justice Quốc tế hoàn toàn không được nhắc tới.

Và, quan trọng nhất, tên bài: "Công ước Genève về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh chiến tranh" là được dịch từ đâu ra? Toàn thể Công ước Genève có tên là Geneva Conventions, Conventions de Genève... Phần 3 có tên là The Geneva convention relative to the Treatment of Prisoners of War, La Convention de Genève relative au traitement des prisonniers de guerre... Chữ "nhân đạo" được dịch ra từ đâu? Mekong Bluesman 16:27, 24 tháng 8 2006 (UTC)

Đề nghị cho biết nguồn[sửa mã nguồn]

Nguồn bài này lấy từ đâu vậy ? để người khác còn biết đường kiểm tra.--Bùi Dương 16:44, 24 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi biết bạn chỉ quan tâm kiểm tra phần thực hiện của Liên Xô có đúng không thôi, bạn có thể xem Lịch sử Liên Xô.

Ngoài ra, bài này không vi phạm bản quyền của bất kỳ ai nếu bạn còn muốn hỏi.

Nếu muốn biết thêm cách đối xử của Phát xít Đức với dân thường, công chức chế độ cũ, tù binh và hàng binh của nước bại trận trong vùng họ chiếm đóng, bạn chịu khó đọc các hồi ký của các lãnh đạo thành viên Kháng chiến cũ Đông Âu (Cộng sản Đông Âu)hoặc xem lại cuộc thương lượng của người Pháp khi đầu hàng phát xít Đức trong việc giao nộp nguyên vẹn thủ đô Paris. Meomeo 04:58, 28 tháng 8 2006 (UTC)

Nguồn bài này lấy từ bản dịch của Công ước có trong thư viện. Vai trò Hội Hồng thập tự quốc tế không được nhắc đến thì đúng, vì rằng trong chiến tranh Việt Nam nó không có tác động gì nhiều nên tôi cũng bỏ qua luôn. Toà án Criminal Quốc tế và Toà án Justice Quốc tế thì tôi hoàn toàn không nhớ là trong bản dịch đó có hay không nữa. Nhưng từ nhân đạo' là từ phổ biến khi nói đến Công ước này, nó được dịch từ đâu thì tôi cũng chịu. Một số ý được cóp nhặt từ các bài báo Quân đội nhân dân và các bài của các tướng lĩnh Liên Xô khi viết về chiến tranh vệ quốc, nó khá phổ biến.

Có thể thấy Mekong đã có bản gốc của Công ước, đề nghị Mekong và các bạn khác bổ sung và sửa đổi cho chính xác. Phần về dân thường là phần tôi mới bổ sung vào, sở dĩ tôi bổ sung vào vì các tác giả Liên Xô mà tôi đọc, họ bổ sung khái niệm dân thường, du kích, chiếm đóng vào Công ước, nhưng họ không nói là phần ba hay phần bốn gì cả, hoặc là họ có nói, nhưng do tôi đã quên không chừng (không nên đổ lỗi cho các ông tướng).

Đây là một bài sơ khai, rất sơ khai, mà lại do một người không rành về luật viết tất phải được sửa chữa bổ sung nhiều, phần tham khảo đúng là nghèo nàn nhưng cũng nói lên rằng nhờ có Công ước Genève về đối xử nhân đạo với tù binh và hàng binh chiến tranh mà người tù ở Phú Quốc cơm đủ ăn, nước đủ uống, thức ăn có rau tươi, cá tươi, dù gì như vậy cũng là quá quý.

Tôi cũng không rõ là các nước nào lập ra Công ước và phê chuẩn nó, nhưng tôi không cho mục này là quan trọng và nhạy cảm, ý Mekong là sao, có gì là quan trọng và nhạy cảm đâu, nó là một mục từ rất bình dân, ai cũng phải biết, không thể không biết nếu nước đó đang có chiến tranh, họp tổ dân phố còn nhắc tới nó thì nhạy cảm cái gì hở trời?

Meomeo 02:00, 25 tháng 8 2006 (UTC)

  • "Vai trò Hội Hồng thập tự quốc tế không được nhắc đến thì đúng, vì rằng trong chiến tranh Việt Nam nó không có tác động gì nhiều nên tôi cũng bỏ qua luôn." Mon Dieu! Công ước Genève đâu phải được viết ra chỉ cho Chiến tranh Việt Nam đâu? Chiến tranh Việt Nam chỉ xảy ra gần 100 năm sau khi người ta bắt đầu thảo luận về Công ước Genève. Sau khi Phần 1 được ký, 1864, nếu không có Tổ chức Chữ Thập Đỏ Quốc tế thì sao có người kiểm chứng?
  • "...tôi không cho mục này là quan trọng và nhạy cảm". Nếu Công ước Genève không quan trọng và nhạy cảm tại đã sao có rất nhiều chính thể tìm mọi cách để đi vòng qua nó; ngay cả cách tạo ra một loại "chiến binh" mới để khi họ bắt các người này họ không phải áp dụng phần về "tù binh", hay ngay cả thêm "nhân đạo" để dẫn lái người dân. Đây là một mốc lịch sử quan trọng vì các tù binh và các người dân được bảo vệ (không bị trả thù vô lý và không theo luật) lần đầu tiên trong lịch sử, dù chỉ trên lĩnh vực luật pháp.
  • Các phần khác nhau của Công ước Genève có thể tìm thấy trong bài Hiệp định Geneva (định hướng).

Mekong Bluesman 04:58, 25 tháng 8 2006 (UTC)

Giúp đỡ[sửa mã nguồn]

Đúng là tôi đã bình dân hoá đề tài này không đúng. Nó chính là bài Hiệp định Geneva . Tại sao lại đặt tên Geneva mà không là Genève để người khác tìm không ra? Trước khi viết tôi đã tra cứu chữ Genève rồi mà không thấy bài này. Tôi thấy cần có người trộn hai bài và cần làm rõ hơn nội dung hiệp định cũng như danhsách các nước phê chuẩn, xem xem Việt Nam Cộng hòa và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có phê chuẩn không, Lực lượng Giải phóng miền Nam Việt Nam thì sao, có phê chuẩn hiệp định không khi chưa thành lập Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam?

Bài Hiệp định Geneva cần được đổi tên là hiệp định Genève và cần dẫn hướng cho bài Công ước quốc tế Genève về việc đối xử nhân đạo với tù binh và hàng binh chiến tranh, 1949 đến trang này vì đây là cách dịch hiện nay, còn tại sao người ta dịch như vậy có lẽ không cần bàn nhiều, miễn sao người ta hiểu hai cái này là một là được rồi.

Hiệp định hay Công ước(?) này đúng như Mekong nói là quan trọng, cái đó thì đã rõ trên thực tế, dù gì có nó cũng giúp được rất nhiều cho các bên tham chiến biết cách ứng xử, nhưng tôi không đồng ý rằng nó nhạy cảm, dứt khoát là không có vấn đề nhạy cảm trong mục từ này.

Tôi cũng không đồng ý với Mekong là người ta cố ý đi đường vòng để tránh hiệp định vì luật pháp là do con người đặt ra, con người có thể theo tình hình mà bàn bạc sửa đổi chứ. Người ta làm công khai chứ có làm lén lút gì đâu. Tất nhiên việc bàn bạc về luật là không phù hợp với tôi, nhưng tôi không phê phán Cảnh sát Anh khi họ bắn oan một thường dân vô tội trên đường phố Luân đôn mà họ nghi là khủng bố vì họ đã làm theo luật của Anh, đối với tôi hể cứ có luật và làm theo luật là đã quá tốt rồi. Tôi cũng chẳng có ý phê phán Chính phủ Hoa Kỳ trong việc họ giam giữ người không qua xét xử, không cho hưởng tiêu chuẩn tù binh các "chiến binh Hồi giáo", không cho Hội Hồng thâp tự quốc tế giám sát điều kiện sống ... vì rằng họ đã làm chuyện đó một cách công khai theo cách hiểu mới của họ, vấn đề là ta phải xem họ hiểu tù binh theo nghĩa mới là như thế nào thôi.

Bài này được tôi đưa ra nhằm giúp một số người hiểu hai chữ tù binhdu kích nghĩa là thế nào, ngoài ra còn nhắc đến các khái niệm nạn nhân chiến tranh, chiếm đóng, lực lượng chiếm đóng, dân thường vùng bị chiếm đóng, quyền và nghĩa vụ của lực lượng chiếm đóng ... vì rằng tôi không muốn bạ đâu cũng gán đại hai chữ "tù binh" mà không chút đắn đo suy nghĩ? Hoặc giúp cho người đọc Thế chiến II hiểu được tại sao người Pháp đầu hàng phát xít Đức, mở ngỏ thủ đô Paris mà không chút kháng cự.

Tóm lại Mekong hoặc bạn nào có thể viết lại bài Hiệp định Genève, 1949 một cách dễ hiểu và đầy đủ hơn hay không? Meomeo 07:42, 25 tháng 8 2006 (UTC)