Bước tới nội dung

Thảo luận:Giáo dục

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Thaisk trong đề tài Khái niệm "Giáo dục"
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Untitled

[sửa mã nguồn]

Nguyễn Cường Aihuunhatrang (thảo luận) 20:23, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thaisk đã xóa thảo luận này của Nguyễn Cường vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào một thời điểm nào đó. Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.

Trong đoạn viết của Nguyễn Cường, với nội dung chính là bình luận, Nguyễn Cường có thể lọc một số ý để bổ sung hoặc đề nghị cải tiến bài viết một cách cụ thể hơn. Xin cảm ơn. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 13:29, ngày 19 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Khái niệm "Giáo dục"

[sửa mã nguồn]

Xin bổ sung khái niệm "Giáo dục"

Giáo dục còn là quá trình khơi gợi các tiềm năng sẵn có trong mỗi con người, góp phần nâng cao các năng lực & phẩm chất cá nhân của cả thầy và trò theo hướng hoàn thiện hơn, đáp ứng các yêu cầu tồn tại & phát triển trong xã hội loài người đương đại.

Từ nhận định trên cho thấy, khái niệm giáo dục đã được quý vị thống nhất còn thiếu 3 vấn đề sau:

1. Bản chất của giáo dục còn có quá trình người thầy khơi gợi (giúp người học phát hiện, đánh thức các tiềm năng sẵn có trong mỗi con người; Sau đó mới đến quá trình làm thay đổi (hoặc biến đổi) các phẩm chất ấy.

2. Giác dục, ngay tự thân nó đã có tác động đến cả 2 đối tượng: thầy & trò. Chính trong quá trình lao động nghiêm túc, người thầy còn "học hỏi" được rất nhiều điều từ học trò của mình. (Do đó mới có thành ngữ "Dạy - tức là học hai lần"!

3. Khái niệm đã nêu chưa nhắc đến tác dụng & vai trò của "giáo dục" đối với con người (cả thầy & trò), khi tiếp cận đến những quá trình lao động dạy & học ấy.

Do đó, khái niệm "Giáo dục" xin được bổ sung như sau: "Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi & biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của cả người dạy & người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách cả thầy và trò bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, đáp ứng các yêu cầu tồn tại & phát triển trong xã hội loài người đương đại".

(Mọi phản biện về khái niệm này, kính mong các bạn liên hệ theo địa chỉ mail: Lehuynh@mic.edu.vn hoặc website: http://www.mic.edu.vn/)Lehuynhmic (thảo luận) 04:54, ngày 11 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xin mời Lehuynhmic tham gia cải tiến trực tiếp vào bài viết. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 13:29, ngày 19 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời