Thảo luận:Hàn lâm viện

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài viết Hàn lâm viện này được viết dài trên Wikipedia vì các lý do như sau:

1. Hiện nay, các bài viết chuyên về văn hóa mà phần lớn từ Việt Nam (ngay cả các bài từ viện Sử học Việt Nam) đều viết theo dạng đại khái, vô thưởng vô phạt (ví dụ Hàn lâm viện thời Nguyễn thay vì Hàn lâm viện thời Nguyễn Tự Đức trở đi), không đưa ra các năm chính xác (ví dụ viết thời Lê đặt chức Hàn lâm viện Đại học sĩ đến thời Lê Thánh Tông bãi chức Hàn lâm viện Đại học sĩ nhưng thật ra chức Đại học sĩ chỉ có trong khoảng ngắn vài năm từ 1464 đến 1470 và chính vua Lê Thánh Tông đã lệnh cho đặt chức Đại học sĩ rồi bãi bỏ vài năm sau), không kèm các tên trong chữ Hán (để độc giả có thể tiện đường tra cứu hoặc nghiên cứu), không kèm theo tên tiếng Anh hoặc tiếng Pháp như các nhà nghiên cứu trên thế giới về Hán học vẫn làm (vì phần lớn các chức dùng một danh từ tiếng Anh sẽ hiểu rất mau so với việc phải đọc vài hàng, vài câu giảng giải về chức ấy), những chỗ không rõ, suy đoán lại ít khi đưa ra các chú thích (ví dụ như Cống sĩ viện đã được đưa vào Hàn lâm viện năm nào hoặc tại sao lại có chức Chưởng viện thời Hồng Đức và các quan Thượng thư lại được bổ chức Hàn lâm viện thị độc là chức với phẩm trật thấp hơn Thượng thư) hoặc lờ đi, v.v dẫn đến việc nhận định từ rất nhiều độc giả những bài viết này vô thưởng vô phạt, có thể đúng 90% nhưng 10% còn lại không biết đúng không và để tra cứu 10% này, người ta cần phải tra cứu hết cả 90% còn lại để khẳng định bài viết có những điểm sai. Việc này đã tạo ra sự chán nản và thất vọng vì để tìm hiểu về một khía cạnh văn hóa, nếu độc giả cần phải tự mình nghiên cứu, rồi so sánh, rồi suy luận thì những bài viết dạng nêu trên (chứ không phải tất cả bài viết), đều làm độc giả không muốn đọc hoặc tìm hiểu về vấn đề văn hóa ấy nữa. Chính vì vậy, bài viết này được viết dài để tiện việc nghiên cứu, tìm hiểu thêm về Hàn lâm viện. Bài viết với các chú thích, cùng kèm theo tiếng Hán, tiếng Anh để độc giả nếu cần có thể tự tìm hiểu, so sánh và cập nhật những điểm sai trong bài.

2. Có vài ý kiến cho rằng thường các bài viết cho độc giả chỉ tóm tắt, không cần chuyên sâu. Đây là một ý kiến rất đúng. Tuy nhiên, phần lớn các bài viết về Hàn lâm viện đều không đưa ra phần tham khảo nào về một bài viết Hàn lâm viện hoàn chỉnh để độc giả có thể dần dần đọc và thưởng thức rồi tra cứu khi cần. Vì vậy, ngoài bài viết này ra, chắc chắn độc giả sẽ không còn thấy có các bài viết khác chuyên về Hàn lâm viện ngoại trừ bài viết rất xưa của học giả Lê Văn Hòe, và vài bài viết khác như http://www.vjol.info/index.php/khxhvn/article/viewFile/24532/20967 đọc không đủ để hiểu hết về Hàn lâm viện mà độc giả lại không biết tìm thêm dữ liệu nào viết hoàn chỉnh về khía cạnh văn hóa này

2. Hàn lâm viện và những kiến thức khác về các triều đại quân chủ Việt Nam xưa là di sản văn hóa nhân loại. Nó không thuộc một cá nhân, đoàn thể, thể chế nào. Wikipedia là nơi thuận tiện nhất để trao đổi và cập nhật những thông tin. Người Việt ngày nay sống trên toàn thế giới nên có rất nhiều độc giả "thèm" được đọc, nhưng không thể mua sách tại Việt Nam (vì nhiều lý do mà trong đó có lý do, mua sách tại Việt Nam gởi qua Mỹ hoặc Châu Âu không rẻ chút nào). Vả lại, viết trong Wikipedia, bài viết có thể được chỉnh sửa khi cần thiết nên đây là một mô hình rất tốt cho các bài viết như Hàn lâm viện.

3. Wikipedia lại có một lợi điểm là nếu bạn cảm thấy bài viết không đúng, bạn có thể đưa ý kiến và mọi người đều có thể xem và cùng bàn luận, tiếng Anh gọi là transparent. Việc này khó xảy ra tại Việt Nam, nhất là nếu độc giả muốn đặt câu hỏi cho viện Sử học hoặc các viện khác về việc viết sai hoặc viết ẩu cần chỉnh sửa. Ngày nay, độc giả cần chứng minh, tìm rõ ngọn ngành (mà các bài viết thường cố ý hoặc vô ý không chú thích), cần giấy giới thiệu vì sao lại tìm đến viện, để đưa ý kiến chỉnh sửa bài viết. Đây là một việc không thiết thực nên Wikipedia là điểm rất tốt để cùng viết thật hoàn chỉnh, lưu giữ những kiến thức cho các thế hệ sau về văn hóa Việt Nam.

Tên tựa là Hàn lâm viện hay viện Hàn lâm[sửa mã nguồn]

Như thông lệ thường dùng, các tên tựa của những tên viện, cơ quan thời quân chủ thường được viết theo phương pháp chữ Hán, ví dụ Hàn lâm viện, Quốc sử quán, Quốc tử giám, Võ khố, Thái y viện, Khâm thiên giám. Danh từ "viện hàn lâm" nên dùng trong bài viết khi cần, nhưng không phải lúc nào cũng đều dùng viện Hàn lâm. Cũng như người viết không thể cứ mỗi Quốc sử quán đổi thành quán Quốc sử, hoặc Võ Khố trở thành kho thuốc súng, những từ Hán này đã ăn sâu theo cách đọc và viết tại Việt Nam từ xưa đến nay, nên khi dùng làm tên tựa, việc dùng tên chữ Hán là đúng với cách nên viết. Việc có những viện hàm lâm sau này như viện Hàn lâm Pháp rồi có tựa là viện Hàn lâm Pháp là đúng vì đó là cách dùng danh từ thông dụng nhất (chứ ít ai lại theo cách chữ Hán viết là Pháp quốc Hàn lâm viện).

Dùng Học sĩ hay Viện sĩ cho các quan viên Hàn lâm viện[sửa mã nguồn]

Cũng như trên, danh từ Học sĩ là danh từ đã được dùng từ xưa khi viết về các quan viên thuộc Hàn lâm viện. Nếu bạn biết chữ Hán, bạn biết chữ Học (學, to study) trong Học sĩ (學士) là chữ về học thuật mà ngày xưa chuyên về Nho học còn viện sĩ (院士), mà dịch chính xác là một thành viên của một viện, có thể là một viện khoa học hay viện nghệ thuật hay viện quân sự chứ không chỉ về học thuật như Nho học nên 2 danh từ này từ khía cạnh Hán học hoàn toàn khác nhau dù tiếng Anh đều được dịch chung là Academician.

Độ xác thực của bài viết này so với các bài viết khác[sửa mã nguồn]

Người viết bài này không làm trong viện Sử học hoặc chuyên nghiên cứu về Sử, nhưng yêu thích và vì vậy, tìm đọc, nghiên cứu và viết lại bài này như một bài mà mình thật mong các cơ quan (như viện Sử học) có thể viết và phổ biến cho đại chúng. Một điều chắc chắn mà bài viết này hơn ở những bài từ viện Sử học là việc chú thích, thêm chữ Hán, tiếng Anh, sắp xếp theo trình tự thời gian, triều đại, đưa ra những nhận xét từ dữ liệu. Nếu độc giả thấy nghi ngờ và có thời gian, xin cứ theo các chú thích xem lại và cập nhật những chỗ sai để cùng giúp các độc giả khác được một bài viết hoàn chỉnh và thật chính xác hơn. Như đã viết phần trên, Wikipedia là điểm tốt nhất để trao đổi vì thật sự, bạn và tôi đều không cần phải có giấy giới thiệu (như các viện, cơ quan tại Việt Nam đều bắt buộc như một luật bất thành văn). Hãy cùng nhau viết về văn hóa Việt Nam trên Wikipedia, cùng nhau chỉnh sửa để các độc giả khác được hiểu thêm về văn hóa xưa của nước Việt mình. Như đã dẫn trên, những kiến thức này không thuộc một đoàn thể, cá nhân, cơ quan, thể chế nào. Đây là một di sản văn hóa nhân loại cần được gìn giữ, dù bạn có là người ở Việt Nam, ở Mỹ, ở Châu Âu, hay đâu đó, bạn đồng ý không?

Hienzquynh (thảo luận) 02:24, ngày 19 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]