Thảo luận:Hoa Quyền

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi 123.16.78.47

Ngày xưa tôi có học mấy bài Mai hoa quyền, Tứ xuyên quyền, Quý châu quyền, Hồ điệp quyền, Phong hoa quyền của một môn phái gọi là Hoa quyền của thầy Thủy ở Khâm Thiên, Hà Nội. Hồi đó còn bé tí nên chả biết đó có phải là môn phái đang được bàn đến ở đây hay không. Nhưng nếu là đúng, Hoa quyền chắc chắn nguyên khởi từ Trung Quốc, nghe tên các bài quyền cũng biết, vả lại ở Trung Quốc quả thật có khái niệm Hoa quyền ko chỉ nhằm đích danh tên một môn phái (Trung Quốc cũng có môn phái Hoa quyền) mà về sau còn chỉ tên của một trào lưu võ thuật hoa dạng thiên về biểu diễnKhương Việt Hà 17:08, ngày 30 tháng 3 năm 2007 (UTC).Trả lời

Để giải quyết vấn đề này, tôi cần phải tìm hiểu thêm, nhưng có thể chúng ta sẽ phải tạo bài định hướng vậy.--silvi 15:42, ngày 31 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thập hình là cái mà nhiều môn áp dụng, đặc biệt Thái cực quyền: Bế Tinh dưỡng Khí tồn Thần. Thanh tâm quả dục thủ chân luyện hình. Nói về Hoa quyền phải nói cái đặc trưng của nó, ví dụ các bài quyền, hệ thống công phu. Tôi vừa check lại một chút, biết Hoa quyền, Tra quyền dứt khoát thuộc Nam phái Thiếu Lâm. Tôi chỉ nhớ mang máng có ba môn trong hệ thống này thành một câu khá vần, môn thứ tư là cái gì chưa nhớ rõ lắm (Tra Hoa Pháo xxxxx). Trong một cuốn sách về võ thuật Trung Hoa trước kia tôi có, nói rất rõ, tiếc rằng bây giờ tôi chưa tìm lại được cuốn sách này để bổ sung. Lâu rùi tài liệu về văn thì ưu tiên xếp cẩn thận trong thư phòng, tài liệu võ thất thoát hết cả... Hì, tiếc!Khương Việt Hà 07:15, ngày 5 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi là hoc sinh môn phái Hoa Quyền, phải nhận xét thật, Hoa quyền không dành cho người thích học võ một cách dễ dàng, lười tập, nhưng khi đã học và hiểu môn phái Hoa quyền rồi thì đây là môn võ vi diệu, bao gồm nhiều kỹ thuật có độ tinh tế cao, lối đánh trường quyền, môn sinh hoc môn này khi tập một số hệ thống đối luyện sẽ tự nhiên ứng dụng theo phản xạ tự nhiên trong chiến đấu. --123.16.78.47 (thảo luận) 05:25, ngày 15 tháng 3 năm 2016 (UTC)==Thể loại== Hoa quyền ở Việt Nam có từ thể kỉ 20, nhưng gốc có từ thế kỉ 18 ở Trung Quốc nên tôi đưa vào thể loại Võ cổ truyền Việt Nam vậy. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 20:41, ngày 11 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời


- Hoa Quyền ở Hà Nội do ông Hoàng Thanh Vân làm chưởng môn.

- Hoa Quyền tại Trung Quốc là một môn quyền thuộc thể loại Trường Quyền. Đòn thế hoa mỹ, thể hình đẹp, khó tập luyện. Loại quyền thuật này thuộc miền Bắc Trung Hoa. Sách có câu "Nhập môn Hoa Quyền, hố cả một đời"?!! Hàm ý nói là tốn thời gian để tập luyện, mà khả năng ứng dụng khó, thế nên người tập nên suy nghĩ để lựa chọn tập luyện môn quyền thích hợp. Do tư thế và chiêu thức đẹp, nên người yêu nghệ thuật biểu diễn rất yêu thích tập luyện môn quyền này.


118.71.13.57 (thảo luận) 08:03, ngày 16 tháng 4 năm 2009 (UTC) Người Yêu VõTrả lời


- Không rõ "Thập hình" được nhắc đến ở đây là gì? Tôi cho rằng phải chăng là 10 hình tượng loài vật? Các danh sư thường quan sát tư thế chiến đấu của các loài mãnh thú, sau đó phóng tác thành quyền thuật. Trong Thái Cực Quyền tôi chưa rõ có áp dụng thập hình hay không? Nhưng với môn Bát Quái Chưởng thì có Long hình, Xà hình, Sư hình ... Trong Hoa Quyền của Trung Quốc, gồm 4 đường, thường gọi là Tứ Lộ Hoa Quyền, không thấy có khẩu quyết hoặc lời thiệu nói về Thập hình VD: Phi Thiên Ngọa Phật ...

- Tuệ Tĩnh có nói:

Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần

Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình

Đây có thể coi là khẩu quyết để tập luyện dưỡng sinh.

Nói về tập luyện dưỡng sinh thì võ gia cho rằng đệ nhất dưỡng sinh là luyện quyền thuật, bất kể môn quyền thuật nào cũng có thể dùng để tu luyện dưỡng sinh được, nổi tiếng có Thái Cực Quyền, Bát Quái Chưởng, Hình Ý Quyền, Ngũ Hình Quyền, La Hán Quyền, ...., và các môn công phu như Dịch Cân Kinh, Tẩy Tủy Kinh, Bát Đoạn Cẩm, Ngũ Cầm Hí ....

118.71.13.57 (thảo luận) 09:19, ngày 16 tháng 4 năm 2009 (UTC) Người Yêu VõTrả lời