Thảo luận:Jacques Pépin

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Tiểu sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Tiểu sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Tiểu sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.

"Chef", "đầu bếp", "bếp trưởng"...[sửa mã nguồn]

Bác Mekong ơi, đổi "chef" thành "đầu bếp" hay "bếp trưởng", "chef cá nhân" thành "đầu bếp riêng" được không bác? Tôi ít thấy "chef" trong tiếng Việt lắm. Tmct 20:02, ngày 31 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi dùng "chef" để đợi mọi người cho ý kiến vì tôi hoàn toàn không biết là "đầu bếp" là tương đương với "chef", "sous-chef" hay "cook". Có ai có thể cho tôi biết các định nghĩa của "bếp trưởng", "bếp", "phụ bếp", "bếp phụ"... không? Tôi đã hỏi một vài người Việt nhưng theo sự giải thích của các người đó và sự hiểu biết của tôi thì chưa có định nghĩa chính xác. Mekong Bluesman 21:28, ngày 31 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Theo tôi hiểu:

  • "bếp" là cái bếp dùng để nấu (bếp điện, bếp ga), không phải là người
    Tiếng miền Nam có dùng chỉ người nấu bếp. Nhưng là "anh bếp", "chị bếp"... mà không dùng "bếp" (không có đại từ đi trước) để chỉ người.
  • "bếp phụ" là cái bếp ...phụ (không phải cái chính)
  • "bếp trưởng" hay "trưởng bếp" nghĩa là người trưởng nhóm nấu bếp (người nấu chính/chỉ huy), không phải cái bếp.
  • "phụ bếp" (không phải bếp phụ) là người phụ việc trong nhóm người nấu bếp

Tmct 21:37, ngày 31 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi chỉ biết chef hay chef cuisinierbếp trưởng, phụ trách soạn thực đơn, nấu món chính và sáng tạo ra các món mới ở các nhà hàng lớn, khách sạn. Ngoài ra chef còn phụ trách công việc quản lý trong nhà bếp, sắp xếp người làm, đào tạo người mới... Cuisinierđầu bếp, phụ trách việc nấu ăn tại các nhà hàng, quán trọ nhỏ. Second de cuisinephụ bếp, chuyên lo chuẩn bị các món đơn giản và phụ giúp đầu bếp. Đấy là trong ẩm thực Pháp, còn các nước khác tôi không rõ. Nếu Mekong Bluesman biết tiếng Pháp có thể xem thêm ở đây. Rungbachduong 21:43, ngày 31 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Cám ơn Rungbachduong. Tôi biết các từ và các bài đó, tôi chỉ không biết là chúng được dịch ra thành gì trong tiếng Việt. Mekong Bluesman 22:29, ngày 31 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

đây, báo VN dùng từ "bếp trưởng". Chắc từ này oai và chính xác hơn "đầu bếp" khi dùng để chỉ chef Tmct 21:47, ngày 31 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Chef chính xác là bếp trưởng, Didier Corlou là bếp trưởng của Sofitel Métropole, thậm chí có thể coi là Grand chef (bếp trưởng cao cấp). Còn người phụ trách việc nấu bếp ở các quán nhỏ, nhà trọ, nếu bạn để ý, không ai gọi họ là bếp trưởng cả, chỉ là đầu bếp thôi. Rungbachduong 21:51, ngày 31 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cám ơn Tmct và Rungbachduong đã giúp. OK, trong bài thì:

  • "chef cusinier" hay "chef" nên được dịch thành "bếp trưởng"
  • "second de cusine" hay "sous chef" nên được dịch thành "phụ bếp"
  • "cook" hay "cusinier" nên được dịch thành "đầu bếp"
  • "pâtissier" hay "pastry chef" là gì?

Nhưng thể loại thì nên là "Thể loại:Chef" (mà có thể loại con là: bếp trưởng, phụ bếp, ...) hay cũng nên dịch thành "Thể loại:Đầu bếp"?

Mekong Bluesman 22:29, ngày 31 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

pâtissier theo tôi nghĩ nên dịch là đầu bếp phụ trách món ngọt, mặc dù nguyên gốc tiếng Pháp chỉ là thợ làm bánh. Tôi nghĩ để thể loại là đầu bếp như Mekong Bluesman nói là hợp lý nhất. Rungbachduong 22:42, ngày 31 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]