Bước tới nội dung

Thảo luận:Lang Liêu

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 9 năm trước bởi Concho4chan trong đề tài Hùng Vương thứ VII hay thứ VIII

Bổ sung của Đỗ Thông Minh[sửa mã nguồn]

Chữ “Tết” gốc từ đâu? Có thuyết cho là do đọc trại từ chữ “Tiết” (節), chữ Hán nghĩa là khí hậu; mùa... nhưng khi nói Tiết thường là ám chỉ mùa đầu năm tức mùa Xuân. “Bánh Tét” là do đọc trại từ chữ “Bánh Tết” mà ra?

Bánh Chưng thường có một loại nhân thịt và đậu xanh giã giống nhau, nhưng Bánh Tét đa dạng hơn, có khi thêm đậu đen hay đỏ còn nguyên hột, đậu phộng (lạc), dừa, chuối, gấc… Mấy năm qua ở Việt Nam có làm những Bánh Chưng và Bánh Tét khổng lồ, nặng 1,5-2 tấn. Năm nay khách sạn Yasaka Saigon ở Nha Trang có làm Bánh Tét dài 31 mét, nặng 675 kg, nấu trong cái nồi tôn đặc chế dài hơn 31 mét…

Người Việt có truyền thuyết Tiết Liêu còn gọi là Lang Liệu, con vua Hùng Vương thứ 6, dâng vua Hùng Vương Bánh Chưng và Bánh Dầy nên được vua cha truyền ngôi cho. Bánh Chưng và Bánh Dầy có thể không ngon bằng sơn hào hải vị mà các người anh dâng lên, sao lại được truyền ngôi?

Bánh Chưng và Bánh Dầy làm bằng những sản phẩm nông nghiệp, phổ thông và gần gũi với người dân, thêm nữa, Bánh Chưng vuông tượng trưng cho “Đất", “Âm”và "Mẹ", Bánh Dầy tròn trương trưng cho “Trời”,“Dương”và "Cha", người ta ai cùng nhờ trời che, đất chở và sống có âm-dương, nên khi Tiết Liệu dâng bánh hai loại bánh này là biểu hiện trọn vẹn quan hệ mật thiết của tam tài: “Thiên - Địa – Nhân” (天 - 地 - 人), hòa hợp “Âm – Dương” (陰 - 陽) và nhất là công ơn sinh thành và dưỡng dục của "Cha - Mẹ" (父 - 母), như vậy là người đã hiểu được “Đạo Trời”, mà “Ý dân là ý trời”, hiểu được ý dân thì mới là người có cái “Đức Lớn” hay “chí lương tri” cai trị muôn dân cũng như "Đạo Làm Người"... Khi phụ nữ sinh son, người Việt cũng hay chúc “mẹ tròn con vuông”, ý chỉ thuận đạo trời, được tốt đẹp, chứ không phải mẹ thì tròn quay còn con thì vuông vắn. Người Nhật tự coi mình là con cháu Thái Dương Thần Nữ (太陽女神), nên chỉ có Bánh Dầy mà không có Bánh Chưng.

Có điều, có điều… câu chuyện hay và ý nghĩa như vậy, nhưng không hiểu sao người Việt lâu lâu ăn Bánh Dầy trong năm hoặc lúc Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10/3 Ta, tới Tết chỉ thấy nói tới Bánh Chưng? Đúng ra trên bàn thờ ngày Tết nên để cả hai thứ bánh chăng? Làm như thế, vừa bảo tồn truyền thống vừa tưởng nhớ và thấm nhuần được cái “Đức Lớn” của tổ tiên. Bánh Dầy thường làm nhỏ, đường kính độ 6-7 cm, nếu cần thì làm lớn để tương xứng với Bánh Chưng.

Tokyo, 17/2/2007 (Nguyên Đán Đinh Hợi 丁亥), Đỗ Thông Minh

Tên bài[sửa mã nguồn]

Về thông dụng chắc tên Lang Liêu hơn Tiết Liêu. Khyem (thảo luận) 15:24, ngày 26 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Hùng Vương thứ VII hay thứ VIII[sửa mã nguồn]

Tại sao trong phần tóm tắt ghi Lang Liêu là Hùng Vương thứ VII còn bên dưới lại ghi là Hùng Vương thứ VIII ??? Concho4chan (thảo luận) 05:51, ngày 27 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời