Thảo luận:Mạng tùy biến không dây

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Dịch ad-hoc[sửa mã nguồn]

Theo tôi chữ ad-hoc có thể dịch là "tình thế" trong trường hợp này hợp hơn là "tuỳ biến": tùy biến hiểu là muốn kiểu gì cũng được còn tình thế thì phụ thuộc vào trạng thái mạng tại mỗi thời điểm. Nguyễn Thanh Quang 16:35, 9 tháng 10 2006 (UTC)

Tôi thấy có một số nơi đã dịch là tùy biến [1]. "tình thế" thì chưa thấy ai dùng. Trước đây bác Làng Đậu đề nghị dịch là "đặc ứng", lúc đầu tôi thấy cũng đúng, nhưng giờ thì không thấy mạng ad-hoc có ý nghĩa "ứng dụng đặc biệt" nữa, vì thực sự nó có thể là một mạng bất kỳ gồm các thiết bị di động, cũng không nhất thiết phải để phục vụ mục đích gì.
Theo bạn, nghĩa của từ "tình thế" trong "mạng tình thế" có trùng với nghĩa trong "giải pháp tình thế" không?
Thực ra tôi chỉ thấy phần định tuyến của mạng ad-hoc là tùy theo tình thế, nghĩa là tùy theo trạng thái hiện tại của mạng. Còn bản thân mạng (tô pô, cấu trúc) thì lại không tùy theo tình thế mà tùy theo ý muốn chủ quan của từng nút của mạng (tha hồ di chuyển tắt bật).
Giải thích "tùy biến" nghĩa là "biến đổi tùy ý" được không? Tmct 20:14, 9 tháng 10 2006 (UTC)

Kết quả search không cho một số hit đáng kể và cũng chỉ để tham khảo, chữ ad-hoc ở đây chủ yếu phản ánh tính chất của định tuyến mạng nên tôi cho rằng dịch "tình thế" là phù hợp, đúng là như trong "giải pháp tình thế" vì mạng này phù hợp trong những tình huống khẩn cấp như thiên tai, chiến tranh... Chữ "tùy biến" theo tôi có nghĩa là "biến đổi tùy ý". Nguyễn Thanh Quang 08:52, 11 tháng 10 2006 (UTC)

Kết quả search đúng là ít, chỉ có 2 nơi, nhưng toàn là của những nơi chuyên về IT (vnpt, tạp chí bưu chính viễn thông)
Chữ "tình thế" có thể hợp khi muốn nói đến một tính chất của mạng ad-hoc là "dễ xây dựng để đáp ứng các tình thế đặc biệt". Tuy nhiên, các tình thế đặc biệt lại không phải lĩnh vực áp dụng chủ yếu. "thiên tai và chiến tranh" chỉ là một vài tình huống áp dụng của loại mạng này thôi.
Còn thì mạng ad-hoc thực sự là "rất tùy ý". Chẳng hạn chỗ tôi đang nghiên cứu ứng dụng cho việc trao đổi thông tin về giao thông giữa các ô-tô chạy trong thành phố, hoặc mạng của những người dùng PDA đơn giản là chỉ muốn theo dõi xem các bạn của mình có ở đâu đó quanh quanh ....để ới đi ăn trưa chẳng hạn. Ví dụ khác là mạng của các thiết bị theo dõi gắn vào chân các con thú cần theo dõi,.... những mạng này biến đổi không phải tùy theo tình thế đâu, mà nó "biến đổi tùy ý" chủ quan của từng cá nhân trong mạng (nút mạng).
Thực ra, tôi thấy cách dịch "tùy biến" lần đầu không phải từ hai website trên (chịu không nhớ nổi là thấy/nghe ở đâu), bây giờ thấy lại thì đó là một sự trùng hợp có ý nghĩa về tính phổ biến của cách dịch này. Tmct 09:33, 11 tháng 10 2006 (UTC)

Tuy nhiên, cách giải thích trên của tôi lại là về tính chất của cái loại mạng cụ thể đó, chứ không tập trung vào chính từ ad-hoc. Hiện giờ tôi chưa thấy một từ tiếng Việt nào tương ứng một cách đáng kể với từ ad-hoc. Hay là chúng ta tìm một cách dịch cho chính từ ad-hoc để sau này thống nhất các cách dịch các cụm từ có chứa ad-hoc? Tmct 09:57, 11 tháng 10 2006 (UTC)

Từ điển Meriam-Webster định nghĩa từ ad-hoc
for the particular end or case at hand without consideration of wider application
Nghe rất là "tình thế". Hay là dịch hẳn "ad-hoc" là "tình thế" nhỉ? Để ngâm mấy hôm nữa xem còn thấy thế nữa không. Tmct 10:09, ngày 15 tháng 12 năm 2006 (UTC)[trả lời]