Thảo luận:Ngô (họ)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tôi mạn phép thêm vào chổ những người họ Ngô nổi tiếng tại Việt Nam một người là Ông Ngô Đến. Ngô Đến sinh năm 1916 tại làng Cù Lao, Vĩnh Xương, Khánh Hòa (nay là phường Vĩnh Thọ, TP. Nha Trang, Khánh Hòa). Mất ngày 27/3/1961 tại Côn Đảo. Ông tham gia cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa, giữ chức vụ là tỉnh ủy viên Phú Khánh (Phú Yên - Khánh Hòa), trưởng ty giao buu tỉnh (tương tự sở giao thông và bưu chính hiện nay). Ông bị chế độ Mỹ Diệm bắt tại Ninh Hòa trên đường công tác từ căn cứ ở Phú Yên trở về Khánh Hòa. Sau khi dụ hàng không được, địch đành đưa ông ra lưu đày tại Côn Đảo. Tại đây ông trở thành hạt nhân - người lãnh đạo phong trào chống ly khai Đảng CS, chống chào cờ VNCH, trong giai đoạn máu lửa nhất tại địa ngục trần gian này. Để cách ly những người lãnh đạo công khai của phong trào, địch giam các ông tại chuồng cọp. Kể cả ngay trong chuồng cọp ý chí và khí tiết của những người cộng sản này càng rực rỡ, càng trở thành ngọn cờ hiệu triệu phong trào mãnh liệt hơn. Điên cuồng vì sợ hãi, dưới sự chỉ đạo của trùm cảnh sát công an thời kỳ này là Mai Hữu Xuân, cai ngục Côn Đảo đã sát hại các chiến sĩ cộng sản bị giam tại chuồng cọp vào đêm 27/3/1961. Có tất cả năm người lãnh đạo phong trào chống ly khai hi sinh ngay trong đêm, địch cho vùi xác các ông tại nghĩa trang Hàng Dương trong một khu mộ tập thể 5 người. Năm ngôi sao chống ly khai hy sinh cùng một ngày là: Ngô Đến, Nguyễn Công Tộc, Phạm Thành Trung, Cao Văn Ngọc, Hoàng Chất. Biết trước mình sẽ hi sinh, năm chiến sĩ đã lẫm liệt, hùng hồn nói rõ chính kiến trong Đơn xác định lập trường viết trước khi bị sát hại. Xin trích một đoạn trong Đơn xác định lập trường của Ngô Đến: ...Tôi tên Ngô Đến bí danh Đã, sinh năm 1916, chánh quán tỉnh Khánh Hòa. Tôi không ly khai ra trại sinh hoạt được là vì: - Đường lối đấu tranh hòa bình, thống nhất, độc lập dân tộc của cộng sản phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và tôi, - Ly khai là từ bỏ nhiệm vụ cách mạng chân chính bước sang con đường khác, đi ngược ý muốn toàn dân, trái với đường lối đấu tranh hòa bình, thống nhất, đã không làm tròn nhiệm vụ cách mạng, không bảo vệ lập trường đấu tranh cách mạng mà còn bị tiêu diệt sinh mệnh chính trị, tổn thương cách mạng và cá nhân tôi. Hiện nay; Cao Văn Ngọc được truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang, và tại Côn Đảo có một ngôi trường mang tên ông; tại Khánh Hòa có 2 con đường mang tên Ngô Đến: một là đường vào khu tắm bùn Nha Trang, một tại Ninh Hòa (nơi ông bị bắt); Phạm Thành Trung có người con là Phạm Công Quốc, hiện là P.Tổng Giám Đốc Đài phát thanh TP.HCM. Về ba liệt sĩ còn lại, thân nhân và cuộc sống của họ tôi không được biết.