Thảo luận:Nhà văn

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Văn học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Văn học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Văn học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Đề nghị xóa danh sách các nhà văn. Lý do: không trung lập. dài như vậy ai đưa vào ai không? tại sao lại chỉ toàn nhà văn Việt Nam? Tmct 10:03, ngày 23 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thảo luận: Nhà văn[sửa mã nguồn]

Những bạn mới vào Wikipedia, dùng từ khóa "nhà văn" để tìm kiếm, nhưng các bạn ấy không thấy tên của nhà văn nào cả. Vì vậy theo tôi nghĩ, không nên xóa danh sách các nhà văn. Và những bạn nào biết tên các nhà văn ở hải ngoại, nên đưa vào đây, để ngôi nhà chung của chúng ta đầy đủ và phong phú hơn.--Đoàn Dũng 15:01, ngày 23 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bài Nhà văn đã nằm trong Thể loại:nhà văn, từ đó người đọc có thể tìm thấy tất các bài viết về những nhà văn.--Sparrow 14:54, ngày 23 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Chào bạn Sparrow, như tôi đã trình bày ở trên, những bạn mới vào Wikipedia làm sao họ biết được Thể loại:nhà văn nằm ở đâu? Trong khi họ muốn tìm "danh sách nhà văn"!? Đoàn Dũng 15:24, ngày 23 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thể loại luôn được xếp ở cuối bài viết, người đọc sẽ nhanh chóng tìm ra thôi. Còn danh sách nhà văn, bạn thử trả lời câu hỏi của Tmct bên trên.--Sparrow 15:43, ngày 23 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Đây là bài nói về nhà văn với tư cách là một nghề nghiệp. Nếu bạn Đoàn Dũng thấy rằng cần làm sao cho dễ tìm tới tên các nhà văn, bạn nên viết bài riêng là danh sách các nhà văn. Có thể với mỗi quốc gia làm một bài riêng. Phần danh sách các nhà văn Việt Nam thì bạn đã soạn rồi, nhưng nêu chuyển thành bài Danh sách các nhà văn Việt Nam. Sau đó, bạn lập phần xem thêm trong bài Nhà văn và đưa tên các bài danh sách đó vào.--Tò Mò 15:53, ngày 23 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Lưu ý, những bài danh sách kiểu Danh sách các nhà văn Việt Nam sẽ bị xóa. Chức năng liệt kê trong trường hợp này đã có Thể loại:nhà văn Việt Nam.--Sparrow 16:00, ngày 23 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Chào các bạn, như tôi đã trình bày ở trên, bạn nào biết tên các nhà văn ở hải ngoại, nên đưa vào đây, để ngôi nhà chung của chúng ta đầy đủ và phong phú hơn. Và tôi cũng đã đưa nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn vào danh sách nhà văn. Như vậy không thể nói "Lý do: không trung lập". Đoàn Dũng 16:07, ngày 23 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Chào các bạn, tôi xin mạo muội hỏi các bạn một câu: Ý của các bạn muốn phân làm 2, Danh sách các nhà văn Việt NamDanh sách các nhà văn Việt Nam ở hải ngoại? Đoàn Dũng 16:31, ngày 23 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Khi thảo luận bạn nên đọc những ý kiến của người khác. Và nữa, đừng tạo những đề mục nếu chúng ta vẫn đang thảo luận về vấn đề đó.--Sparrow 16:34, ngày 23 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Mời bạn Đoàn Dũng vào xem thể loại:Nhà văn và các thể loại con của nó, trong đó có thể loại:Nhà văn Việt Nam... Nguyễn Thanh Quang 16:37, ngày 23 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

thể loại:Nhà văn Việt Nam chỉ cho ta hay những nhà văn đã được viết vào bài của Wikipedia. Có những nhà văn chưa được viết thành bài thì làm sao? Có nhiều người đủ tiêu chuẩn đưa vào, nhưng vì lý do gì đó chưa có ai viết thì đưa vào danh sách cũng được.--203.160.1.48 16:57, ngày 23 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy để vậy cũng không ảnh hưởng gì! 222.254.189.247 17:35, ngày 23 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi ủng hộ làm Danh sách nhà văn Việt Nam Danh sách nhà văn hải ngoại, Danh sách nhà văn người Mỹ gốc Việt..... chia kiểu gì cũng được. Vì lý do có nhiều nhà văn chưa có bài trong wiki nên bài danh sách cũng có tính hữu dụng của nó.

Tuy nhiên tôi vẫn phản đối để danh sách nhà văn trong bài này. "không trung lập" không phải vì chỉ có người việt ở trong nước hay chỉ có hải ngoại. mà "không trung lập" là ở chỗ tại sao lại toàn là người Việt ở đây mà không có người nước ngoài.

Tóm lại tôi sẽ chuyển hết cái danh sách trong bài ra Danh sách nhà văn Việt Nam. Ai không đồng ý thì xin mời thảo luận/biểu quyết/chia bài tại đó. Kiểu gì thì bài về một khái niệm chung trên toàn thế giới không thể chứa một các danh sách dài ngoằng (và sẽ còn dài hơn nữa) mà chỉ nói về một nhóm nhỏ xíu xìu xiu của tất cả các nhà văn trên toàn thế giới.

Về vấn đề tra cứu cho những người chưa thạo wiki, một cái link ở phần "Xem thêm" là đủ. Đối với những người đã chưa thạo lại còn không thèm đọc đến cuối 1 bài ngắn tí thì miễn bàn, khỏi quan tâm đến họ. Tmct 19:16, ngày 23 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bác chuyển hết cái danh sách trong bài ra Danh sách nhà văn Việt Nam là không được rồi, vì trong đó có các nhà văn ở hải ngoại! Đoàn Dũng 19:31, ngày 23 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Thế thì bác làm thêm cái khác rồi chia ra. Tôi chẳng biết ai nội ai ngoại, ai trước nội sau ngoại, ai ngoại từ đầu.... Tmct 19:44, ngày 23 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ok! tôi sẽ làm, có gì sai các bác sửa giùm. Đoàn Dũng 19:50, ngày 23 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi đang làm Danh sách nhà văn Việt Nam sao bạn Saigon punkid đòi xóa vậy? Đoàn Dũng 20:26, ngày 23 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bác Tmct vào Danh sách nhà văn Việt Nam mà xem, không dài ngoằng tí nào cả!! -Đoàn Dũng 21:53, ngày 23 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ngắn như thế mới đáng ngại. Còn cả một lô người khác không có tên ở đây. ghi vào cho đủ thì không thể, không ghi đủ thì lại bị kêu là "sao người ghi người không". Tmct 22:08, ngày 23 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tmct viết "...ghi vào cho đủ thì không thể, không ghi đủ thì lại bị kêu là "sao người ghi người không"" rất là đúng và tôi hoàn toàn đồng ý. Khác với các lĩnh vực "cứng" khác, như khoa học, lĩnh vực văn chương, văn hóa... rất khó định nghĩa -- một người viết phải viết bao nhiêu sách, mỗi sách bao nhiêu chữ, bán được bao nhiêu và được đọc bởi bao nhiêu người để được đưa vào trong danh sách?! Mekong Bluesman 23:19, ngày 23 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tiêu chuẩn công nhận nhà văn[sửa mã nguồn]

Nhà văn là người chuyên sáng tác ra các tác phẩm văn học, đã có tác phẩm được công bố và ít nhiều được độc giả thừa nhận giá trị của một số tác phẩm.

Có thể làm rõ các khái niệm trong định nghĩa nhà văn được không:

  • Công bố ở đâu: có số xuất bản của một nhà xuất bản ở VN, ở nước ngoài? Có bài đăng trên các báo lá cải, tạp chí? Trên internet? Trên các blog?
  • Sáng tác: Nếu một người lấy nội dung của một tác phẩm của người khác, sau đó chế biến đi, thì bao nhiêu phần trăm khác với nguyên bản thì được gọi là sáng tác? Ví dụ như Truyện Kiều của Nguyễn Du, bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm...
  • Thừa nhận: những kết quả biểu quyết trên các trang web có thể gọi là thừa nhận không, hay phải là các kết quả đánh giá ngoài đời, trên giấy?
  • Giá trị tác phẩm: nếu tác phẩm được dư luận biết đến một thời gian, sau đó quên lãng thì thời gian tồn tại của tác phẩm đó phải là bao lâu thì có giá trị? Ví dụ "Nhật ký tình yêu TIO" của Trần Thu Trang...

Cũng tương tự như vậy, điều kiện để công nhận một nhà thơ? 203.160.1.59 (thảo luận) 02:33, ngày 28 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]