Thảo luận:Nhạc đỏ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sửa đổi của 217.232.228.107 thiếu trung lập và vô ích. "Nhạc cách mạng truyền thống Cộng sản" là cụm từ không hề có, người ta chỉ gọi là nhạc cách mạng, nhạc truyền thống hay nhạc đỏ. Nói quá dài đến phần kiểm duyệt, mất cân đối và gây cho bài thiếu trung lập. "Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nammiền Bắc và vùng miền Nam do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tạm chiếm" thì từ "tạm chiếm" gây hiểu nhầm cho người đọc là sau đó vùng này bị lực lượng Mỹ hay VNCH chiếm lại. Tôi sẽ lùi lại sửa đổi này. Adia (thảo luận) 02:48, ngày 23 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nên xóa 1 câu có quá nhiều cái sai mà ko biết sửa thế nào[sửa mã nguồn]

"Ít dùng những từ ngữ thường thấy trong dòng nhạc khác như trong phong trào "Du ca Việt Nam" và phong trào "Hát Cho Dân Tôi Nghe" như "hòa bình", "đồng bào", "tự do", "chết"... dù nói về cùng một chủ đề[cần dẫn nguồn]."

Câu trên có quá nhiều cái sai mà tôi ko biết sửa thế nào. Phong trào "Hát cho đồng bào tôi nghe" (ko phải "Hát cho dân tôi nghe", HCDTN là tên 1 bài hát riêng) là do nhạc sĩ Tôn Thất Lập của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam phát động để kêu gọi khí thế đấu tranh chống Mỹ trong nội đô Sài Gòn. Đó là nhạc cách mạng phát triển trong lòng "địch". Hiện nay các bài hát trong phong trào này và của nhạc sĩ Tôn Thất Lập chính thức được coi là nhạc cách mạng. Vì vậy đây ko phải là 1 "dòng nhạc khác".

Nhạc cách mạng nhiều bài đòi hòa bình, nói về đồng bào và mục tiêu độc lập tự do. (Như bài Chiến Đấu Vì Độc Lập Tự Do của Phạm Tuyên) Ca từ "chết" và các ca từ tiêu cực khác thì đúng là không có, tuy nhiên đã có 1 mục ở dưới nói về vấn đề này rồi. Do nhung (thảo luận) 19:47, ngày 14 tháng 2 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Ít nói, chứ không phải là không nói, bạn kể ra khoảng 10 bài nhạc đỏ thường nghe mà có chữ "tự do", "hòa bình", "đồng bào", xem được không (đừng kể những bài chỉ có cái tựa đề mà chẳng mấy ai nghe nhé)? Trong khi, nhạc du ca, nhạc Trịnh Công Sơn thi lại có những từ ngữ đó rất nhiều, chắc phải 100 hay hơn. Còn phong trào HCDBTN không phải chỉ có mình Tôn Thấp Lập, như những gì bạn đọc đâu. Tôi thấy nên xóa cái câu "Nhạc đỏ phản ánh đúng tâm tư tình cảm của tuyệt đại đa số người dân miền Bắc và hàng triệu người ở miền Nam" và "Nhạc đỏ vẫn là một trong những dòng ca khúc được ưa thích nhất" vì không nguồn, khiên cưỡng và không hợp lý, không đúng. Bạn cứ thử đi hỏi những người chung quanh bạn, thuộc nhiều lứa tuổi và thành phần, coi Nhạc đỏ thật sự bao nhiêu người nghe và thuộc, so với những loại nhạc khác ? 84.177.134.192 (thảo luận) 12:12, ngày 29 tháng 7 năm 2010 (UTC)[trả lời]